Những Bài Văn Mẫu Lớp 5: Tả Cây Cối Lớp 5 Hay Nhất, Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 5 Hay Nhất

Tham khảo ngay hướng dẫn lập dàn ý tả cây cối lớp 5, tuyển tập những dàn ý miêu tả cây cối hay nhất sẽ giúp các em nắm được cấu trúc bài từ đó viết được những bài văn tả cây cối hay và xúc tích nhất
1. Dàn ý chi tiết tả cây cối lớp 52. Một số dàn ý tả cây cối lớp 5 hay 2.1. Dàn ý tả cây bàng cổ thụ2.2. Dàn ý tả cây phượng chi tiết2.3. Dàn ý tả cây phượng và tiếng ve2.4. Dàn ý tả một giàn cây leo2.5. Lập dàn ý tả cây cổ thụ
Dàn ý tả cây cối lớp 5 do Đọc tài liệu biên tập sẽ giúp các em hiểu rõ được đề bài, cấu trúc của một bài văn tả cây cối gồm những bước nào, bắt đầu tả từ bao quát đến chi tiết, từ đó giúp cho bài văn của em đạt được chuẩn mực.

Đang xem: Những bài văn mẫu lớp 5: tả cây cối

Hướng dẫn dàn ý bài văn tả cây cối lớp 5 gồm:
– Để có thể viết được một bài văn tả cây cối hay và hoàn chỉnh các em cần nắm rõ được đề bài, hiểu được cấu trúc của bài cần những gì.- Hệ thống cấu trúc bài văn được hiểu rõ sẽ giúp các em lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối được chi tiết nhất- Bài văn miêu tả cây cối có nhiều dạng khác nhau:Miêu tả cây cỏ.Miêu tả cây có hoa.Miêu tả cây cho bóng mát.Miêu tả cây đại thụ, cổ thụ.- Để chuẩn bị viết bài tập làm văn tốt các em tiến hành lập dàn ý bài văn tả cây cối lớp 5 chi tiết theo từng đề tài, lựa chọn từ ngữ mô tả cảnh vật phù hợp và sắp xếp các đặc điểm hợp lí.

Xem thêm:

Cùng Đọc tài liệu tham khảo dàn ý chi tiết cần có đối với một bài văn tả cây cối lớp 5 dưới đây nhé:

Dàn ý chi tiết tả cây cối lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu cây muốn miêu tả- Đó là cây gì? Mọc ở đâu ((cây bàng ở trường, cây phượng trên đường tới trường, cây cho bóng mát ở làng…)2. Thân bài:Tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kì phát triển của cây. ( Nếu mở bài chỉ giới thiệu, không tả bao quát về cây thì trong phần thân bài, em sẽ tả bao quát trước khi tả các bộ phận của cây ).

Xem thêm:

a. Tả bao quát:Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóngb. Tả chi tiết lần lượt từng bộ phận của cây khi mới nhìn hoặc tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây.– Tả lần lượt từng bộ phận của cây ( từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên ):Rễ cây có đặc điểm gì?Gốc cây to hay nhỏ?Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?Lá: hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?Hoa: màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa?Quả ( nếu có ) : những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?– Hoặc tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây ( Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả )?– Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người…3. Kết bài:- Có thể kết bài theo một trong những cách sau:Nêu cảm nghĩ về cây ( kết bài không mở rộng ).Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống

*

Một số dàn ý tả cây cối lớp 5 hay
với các đề tả các loại cây cối khác nhau

Đề 1: Dàn ý tả cây bàng cổ thụ lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu loài cây bóng mát – cây bàng- Cây bàng ai trồng?- Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi?2.Thân bài:a.Tả bao quát cây bàng:- Dáng cây to, cao 5-7 mét, nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.- Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.- Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.b.Tả chi tiết cây bàng:- Thân cây to, cao có màu nâu, thô ráp, phải hai đến ba người ôm mới xuể.- Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.- Lá bàng lớn khoảng bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng hơn.- Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây.- Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *