Bảng Tính Tan Hóa Học Đầy Đủ Dễ Nhớ, Bảng Tính Tan Hóa Học Chi Tiết Đầy Đủ

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Độ tan của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, áp suất, bản chất của chất.

Đang xem: Bảng tính tan hóa học đầy đủ

– Với chất rắn, phụ thuộc vào nhiệt độ, thường nhiệt độ tăng thì độ tan tăng.

Ví dụ: Khi hoà tan đường vào cốc nước nóng đường sẽ tan nhanh hơn khi hoà tan vào cốc nước lạnh.

– Với chất khí, khi tăng nhiệt độ hoặc giảm áp suất thì độ tan giảm

2. Ý nghĩa của bảng tính tan

Bảng tính tan là một trong những công cụ không thể thiếu để các bạn giải quyết các bài toán hóa học. Độ tan, tính kết tủa , bay hơi sẽ giúp bạn xử lý các bài toán hóa học, hoặc nhận biết các chất trong phòng thí nghiệm một cách rất nhanh chóng. Đây là một trong những kiến thức mà các bạn bắt buộc phải ghi nhớ.

Xem thêm: 50+ Hình Nền Win 7 Đẹp Của Full Hd Về Máy Tính 3D, Bộ Hình Nền Win 7 Full Hd, Đẹp Lung Linh

Thí dụ: Nhận biết dung dịch muối sắt (III) bằng dung dịch NaOH tạo thành kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

3. Bảng tính tan của các axit, bazo, muối đầy đủ

*

Bảng tính tan hóa học đầy đủ nhất” width=”621″>

Cách đọc bảng tính tan:

Bảng tính tan gồm các hàng và các cột. Cột là các cation kim loại, còn hàng là các anion gốc axit (hay OH-). Với một chất cụ thể, ta sẽ xác định ion dương và ion âm, gióng theo hàng và cột tương ứng ta sẽ biết được trạng thái của chất đó tại một ô.

4.Tính tan của một số chất

Tính tan của axit

– Tính chất hóa học chung của các axit là hòa tan tốt trong nước. Cho nên, đa số các axit tan tốt trong nước. Tuy nhiên, axit không tan đó là: H2SiO3, dễ bay hơi đó là HCl, HNO3

– Lưu ý axit yếu như H2CO3, H2SO3, là axit yếu (là axit có liên kết không bền) nên dễ dàng bị phân hủy trong nước, giải phóng khí CO2, SO2 và nước.

Tính tan của bazơ

– Kim loại tan trong nước thì oxit và hidroxit tương ứng sẽ tan trong nước.

Xem thêm:

– Hầu hết các kim loại tạo bazo tương ứng, nhưng AgOH và Hg(OH)2 không tồn tại.

Tính tan của muối

1. Các muối axit sau đều dễ dàng tan trong nước (Ví dụ: CaHCO3, NaHCO3, KHS, NaHSO3, NaHS …), muối axetat (gốc -CH3COO), muối nitơrat (có gốc =NO3)

2. Các muối cacbonat (gốc =CO3) hầu hết đều không tan trong nước trừ một số muối của kim loại kiềm (Na2CO3, Li2CO3, K2CO3, …) thì tan được. Riêng một số kim loại như Hg, Fe(III), Cu, Al không tồn tại dạngmuối cacbonat hoặc bị phân huỷ ngay trong nước

Các muối Photphat (có gốc =PO4) hầu như đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm)

Các muối Sunfit ( có gốc =SO3) không tan trong nước (trừ muối của kim loại kiềm) và muối Fe(III) , Al không tồn tại dạng muối sunfit

Gần như các muối Silicat (gốc =SiO3) không tan (trừ muối của kim loại kiềm) và trong đó Ag, Cu, Hg không tồn dưới dạng muối Silicat

3. Gần như tất cả các muối có gốc F-, Cl-, Br-, I- đều tan được trong nước trừ AgCl, AgI, AgBr là không tan được; PbCl2 tan rất ít và muối AgF không tồn tại

4. Gần như các muối dạng sunfat (gốc = SO4) đều tan trong nước trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan; Ag2SO4, CaSO4 ít tan trong nước và Hg không tồn tại dưới dạng muối sunfat

5. Các muối gốc sunfu (gốc =S) đều rất khó tan trừ các muối của kim loại kiềm và kiềm thổ (K2S, Na2S, BaS, CaS…) thì tan được và Mg, Al không tồn tại dưới dạng muối sunfu

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *