Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang Hay Và Điểm Cao, Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang Hay Và Điểm Cao

Qua đèo ngang bài thơ theo thể thất ngôn bát cú Đường luật rất hay của Bà huyện Thanh Quan, đọc và viết cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang, yêu cầu bám sát nội dung bài thơ.

Đang xem: Cảm nghĩ về bài thơ qua đèo ngang hay và điểm cao

*

Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả , tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính bài thơ

2. Thân bài

Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật

Hai câu đề:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá đá chen hoa”

Câu 1: Nói về không gian thời gian của bài thơ:

+ Khung cảnh núi non hùng vĩ

+ Thời gian: buổi chiều tà. Choáng ngợp không gian, buồn mênh mông, man mác

Câu 2: Tả cảnh vật đặc trưng

+ Nghệ thuật đối

+ Điệp ngữ: “chen”

Sức sống đang trỗi dậy trên nền thiên nhiên hoang vu

Tâm trạng xúc động, bâng khuâng của thi sĩ.

Hai câu thực

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đã bên sông chợ mấy nhà”

+Nghệ thuật đảo ngữ tài tình kết hợp với các tính từ gợi cảm giác : “Lom khom’ tiều” “lác đác; mấy

+ Cái dáng vẻ hiu quạnh vắng vẻ nơi Đèo Ngang thăm thẳm. Bóng dáng con người nơi đây thật nhỏ bé, chóng chánh chơi vơi giữa núi non hùng vĩ, choáng ngợp.

Hai câu luận

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

+ Điệp âm “quốc quốc” “gia gia”

+Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

+Hình ảnh con quốc quốc còn là điển tích kể về vua Thục xưa vì quá yêu nước khi chết hóa thành con quốc đi khắp nơi đều không ngớt tiếng kêu “quốc quốc”

+ Nỗi buồn thê lương, xót xa cho cảnh nước nhà phân cách, gia đình li tán, phận người phụ nữ nổi trôi, đơn độc. Nỗi lòng ấy của nữ thi sĩ như kéo dài ra, ngân lên da diết chẳng dừng.

Hai câu kết:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

+ cái bao la, bát ngát của đất trời: trời cao; non xanh; nước thẳm

+ Càng mênh mông con người ta lại càng thấy rợn ngợp, lạc lõng, chơi vơi

3. Kết bài

– Nghệ thuật

– Nội dung

Bài viết cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo ngang

Bà Huyện Thanh Quan được xem là thi sĩ nổi tiếng bậc nhất thời cận đại. Thơ của bà thường ẩn chứa phong cách trang nhã, thanh tao, phóng khoáng nhưng đầy dư vị, dư tình. Qua đèo ngang là một trong những tác phẩm đặc sắc trong tuyển tập thơ của bà. Chỉ bằng một vài nét chấm phá điểm xuyết bà đã vẽ ra cả một không gian heo hút, đìu hiu và cả lòng người cô quạnh, nhớ thương nơi đệ nhất hùng quan.

Xem thêm: Facebook Cập Nhật Hướng Dẫn Cài Đặt Quyền Riêng Tư Trên Facebook Trên Điện Thoại

Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật. Mở đâu bài thơ là hai câu đề:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá đá chen hoa”

Câu thơ đã gợi ra cả không gian và thời gian dài rộng. Nhà thơ bước tới chân đèo vào buổi chiều tà, khi ánh mặt trời đã xuống ngang sườn núi, chỉ còn xót lại một vài tia nắng hiu hắt, xa xa. Ánh hoàng hôn như chông chênh, man mác, ngày dài như đang dần trôi đi. Chữ “tà” được buông xuống cuối câu gợi ra một nỗi buồn chóng vánh, thấm thía đầy trắc ẩn. Trong khung cảnh hoàng hôn đượm buồn ấy tác giả lượm nhặt được những hình ảnh hết sức độc đáo : “Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với tiểu đối : “ cỏ-lá” “đá-hoa” , động từ “chen” lặp lại giữa mỗi vế câu cho ta liên tưởng đến sức sống cảnh vật. Ngày dài khép lại nhưng sự vận động của cảnh vật vẫn thật mãnh liệt, căng tràn. Vần bằng được đặt xen kẽ giữa mỗi câu thơ như tiếng đàn réo rắt cho thấy nỗi niềm xúc động bâng khuâng của thi sĩ đứng trước bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang lúc hoàng hôn.

Và rồi không chỉ dừng lại ở đó, nhà thơ phóng tầm mắt ra xa hơn cao hơn để chiêm ngưỡng cho thỏa cái cảnh vật đất trời:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đã bên sông chợ mấy nhà”

Nghệ thuật đảo ngữ tài tình kết hợp với các tính từ gợi cảm giác : “Lom khom’ tiều” “lác đác; mấy”. Trên đỉnh núi chỉ có vài chú tiều phu đi đốn củi về con bên sông lại chỉ có vài ngôi nhà nhỏ đơn sơ. Chợ vốn thương chỉ những gì ồn ã, tấp nập nhưng đến với thơ bà huyện Thanh Quan nó lại dùng để đặc tả cho sự thưa thớ, đìu hiu. Tất cả như đang phô vẽ ra cái dáng vẻ hiu quạnh vắng vẻ nơi Đèo Ngang thăm thẳm. Bóng dáng con người nơi đây thật nhỏ bé, chóng chánh chơi vơi giữa núi non hùng vĩ, choáng ngợp. Một không gian ảm đạm, thê lương và lam lũ báo hiệu những nỗi buồn đang cứ thế lan tỏa mãnh liệt trong lòng người thi nhân: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

Và rồi chẳng thể kìm nén được nữa, đến hai câu luận nỗi buồn ấy đã bứt ra thành tiếc nấc lòng nghẹn ngào:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Điệp âm “quốc quốc” “gia gia” tạo nên những âm hưởng du dương, dè dặt như đang dằng xé cõi lòng nhân gian. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được tác giả vận dụng thật khéo léo tài tình, không gian tĩnh lặng đến nỗi nhà thơ có thể nghe được cả tiếng con chim quốc văng vẳng nơi xa. Một không gian não nề thê lương đến tận cùng. Hình ảnh con quốc quốc còn là điển tích kể về vua Thục xưa vì quá yêu nước khi chết hóa thành con quốc đi khắp nơi đều không ngớt tiếng kêu “quốc quốc” . Để rồi khi nghe tiếng chim quốc đặc điệu tác giả thương nhà, nhớ nước. Trong lòng người dấy lên một nỗi buồn xót xa cho cảnh nước nhà phân cách, gia đình li tán, phận người phụ nữ nổi trôi, đơn độc. Nỗi lòng ấy của nữ thi sĩ như kéo dài ra, ngân lên da diết chẳng dừng.

Càng thương nhớ lại càng bẽ bàng xót xa vô cùng:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật nơi đây thực sự rất đẹp, thực sự rất nên thơ. Vốn chỉ là những thứ rất đỗi bình dị, mộc mạc nhưng lại rất giàu cảm xúc dưới đôi măt kẻ lãng mạn. Cảnh vật đã nhuốm màu tâm trạng, đồng điệu với con người. Con người lúc này đây cũng như muốn tan vào thiên nhiên, vào núi rừng để cảm nhận, để tận hưởng và sẻ chia những tâm tư tình cảm. Trước cái bao la, bát ngát của đất trời: trời cao; non xnah; nước thẳm bà huyện Thanh Quan như đang kiếm tìm một tri âm trỉ kỉ để tỏ chia nỗi lòng thăm thẳm. Thế nhưng càng kiếm tìm càng gào thét lại càng vô vọng khi nhận ra chỉ có “ta với ta” dường như giữa cái thế giới mênh mông, rộng lớn thật khó để kiếm tìm sự đồng cảm, sẻ chia, nhìn đi nhìn lại cũng chỉ con lại chính mình, chính mình với thiên nhiên hoang vu, rợn ngợp. Một mình cảm nhận, một mình nén chịu và một mình bật khóc. Câu thơ khép lại như tiếng lòng than thân đầy chua xót nghẹn ngào của chính vị thi sĩ đơn độc.

Xem thêm: Cách Làm Thẻ Nhân Viên Trên Excel, Hướng Dẫn Thiết Kế Thẻ Nhân Viên Bằng Word

Qua đèo ngang là một trong những bài thơ Nôm hiếm hoi còn sót lại của ba Huyện Thanh Quan. Những câu thơ thất ngôn bát cú đường luật với ngôn từ trang nhã, chọn lọc tỉ mỉ công phu, cách niêm luật chặt chẽ tạo cho người đọc một cảm giác chau chuốt, mượt mà và đầy ấn tượng khi thưởng thức. Chặt chẽ nhưng lại không gò bó mà thoáng đãng, bay bổng. Một bức tranh tuyệt tác về cảnh chiều tà nơi đèo Ngang và cũng chính là một bức tranh tuyệt tác của lòng người- lòng thương dân nhớ nước sâu sắc.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *