Cảm Nhận Bức Tranh Thiên Nhiên Trong Hai Đứa Trẻ, Bức Tranh Thiên Nhiên Trong Hai Đứa Trẻ

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam để thấy tác phẩm như một ý thơ trữ tình đặc sắc. Truyện ngắn đã gieo vào lòng người đọc những nỗi buồn day dứt về số phận lay lắt của đời sống con người. Đúng như M.Gorki đã từng nhận xét “Văn học là nhân học” – chính vẻ đẹp nhân văn luôn là phương diện thẩm mĩ mà ở đó chất hiện thực cùng với chất thơ hòa quyện đan cài vào nhau. Bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ là một minh chứng rõ nét về điều đó. Bài viết dưới đây của upes2.edu.vn sẽ cùng bạn cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

Mở bài: Thạch Lam được biết đến là nhà văn lãng mạn tiêu biểu của Tự Lực Văn Đoàn với phong cách sáng tác riêng biệt và độc đáo. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của tác giả đã đạt sự thành công khi tái hiện một cách chân thực và cảm động về cuộc sống cùng cực của những kiếp người sống chìm khuất, cực khổ tại một phố huyện tối tăm và bình lặng. Đọc tác phẩm, bên cạnh việc cảm nhận về đời sống đầy nhọc nhằn của con người, ắt hẳn độc giả cũng không khỏi ấn tượng với bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ được phác họa bằng ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam. 

Nội dung chính bài viết

Sơ nét về tác giả Thạch Lam cùng truyện ngắn Hai đứa trẻ Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ 

Sơ nét về tác giả Thạch Lam cùng truyện ngắn Hai đứa trẻ 

Để phân tích và cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ một cách đầy đủ và chi tiết, trước hết người đọc cần nắm được đôi nét cơ bản về tác giả cùng với tác phẩm.

Đang xem: Bức tranh thiên nhiên trong hai đứa trẻ

Những nét chính về nhà văn Thạch Lam 

Thạch Lam (1910 – 1942), có tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh nhưng người đời còn biết đến ông bởi cái tên Nguyễn Tường Vân và bút danh Việt Sinh. Ông vốn xuất thân trong một gia đình công chức gốc quan lại ở Hà Nội. Ngày còn bé, ông có khoảng thời gian sống ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Sau đó, Thạch Lam quay lại Hà Nội để làm báo và viết văn.

Ở vai trò là một nhà văn, Thạch Lam được đánh giá là một hiện tượng đặc biệt có sở trường về truyện ngắn trong nền văn học lãng mạn của ta ở giai đoạn 1930 – 1945. Qua các tác phẩm của mình, Thạch Lam đã bộc lộ là một con người hồn hậu và có những cách nhìn rất tiến bộ về văn chương. 

Trong sáng tác truyện ngắn, Thạch Lam thường xây dựng những câu chuyện với đặc trưng là không có cốt truyện. Tuy nhiên, tác phẩm lại có chiều sâu bởi tập trung khai thác đời sống nội tâm của nhân vật. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được trên trang viết của nhà văn những dòng chất chứa về tình cảm yêu thương tha thiết và chân thành mà nhà văn dành cho cảnh vật và con người. 

Tất cả những điều đó đều được thể hiện thông qua giọng văn hết sức trong sáng và giản dị của ông. Với những định hướng đó trong sáng tác, Thạch Lam đã ghi dấu tên mình trên văn đàn bởi những tác phẩm nổi tiếng như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943).

Hoàn cảnh ra đời của Hai đứa trẻ 

“Hai đứa trẻ” là một tác phẩm truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam được trích trong tập truyện “Nắng trong vườn” (1938). Câu chuyện được xây dựng dựa trên đặc điểm trong phong cách sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện và chủ yếu diễn tả thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ, đó là Liên và An. Hai chị em hằng ngày phải làm những công việc quen thuộc đến độ nhàm chán là bày bán những món hàng lặt vặt và niềm vui nhất trong ngày đối với họ và được đón chuyến tàu đi ngang qua phố huyện nhỏ của mình.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam 

Hình ảnh bức tranh thiên nhiên chiều tối, bức tranh thiên nhiên trong đời sống của con người phố huyện cùng với hình ảnh về An và Liên là những nét chính cần cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

Bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ ở thời điểm chiều tối

Ngay từ những dòng đầu tiên, bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ đã được tác giả thể hiện trên cả hai phương diện là không gian và thời gian. Thiên nhiên hiện hữu trong khoảng thời gian về chiều tối và trong không gian với không khí êm ái, tĩnh lặng của một buổi chiều êm ả. Khi “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ” vang lên từng tiếng một thì cũng là lúc thời gian về chiều được gọi đến với rất nhiều những hình ảnh ấn tượng. 

Đó là hình ảnh “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” để rồi chính cái ánh hồng đó làm cho “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Không chỉ có vậy, âm thanh của tiếng muỗi vo ve, của tiếng ếch nhái kêu ra và cảnh phiên chợ vãn mà sau phiên chợ thì “trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía” đã làm cho cảnh vật xuất hiện dù trong cái không khí êm ái, tĩnh lặng của một buổi chiều êm ả, man mác nhưng lại lụi tàn, héo úa.

Dường như, khi chọn cái khoảnh khắc của một ngày dần tàn vào thời điểm hoàng hôn, cảnh vật của phố huyện mỗi một phút giây lại bị bóng tối dần chế ngự. Bóng tối ấy cứ dần dần lan tỏa khắp nơi để rồi tất cả mọi thứ nơi phố huyện cứ lặng lẽ, âm thầm bị bao phủ bởi thứ bóng tối đáng sợ ấy. 

Khung cảnh thiên nhiên mở ra trước mắt người đọc bằng sự miêu tả của về phương diện không gian lẫn thời gian. Khoảnh khắc về chiều ấy vốn là một thời điểm rất ngắn khi ngày dần tàn còn không gian phố huyện lại có sự chuyển biến từ cảnh chiều đến khi màn đêm buông xuống và vạn vật bước vào đêm khuya. Tất cả đã làm cho phố huyện cũng trở nên tối tăm mịt mờ trong không gian và thời gian đó.

Bức tranh thiên nhiên và đời sống con người nơi phố huyện nghèo

Bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ đầy ấn tượng với khoảnh khắc về chiều ấy đã trở thành phông nền để làm nổi bật lên đó là đời sống tiêu điều, xác xơ của những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện. Cuộc đời họ cũng như những cảnh vật ở phố huyện vào thời điểm chiều tàn, giống ở chỗ cũng bị bóng tối của khoảnh khắc ấy dần bủa vây.

Trong khung cảnh ấy, mẹ con chị Tí xuất hiện với gánh hàng nước vốn “chả kiếm được bao nhiêu mỗi ngày”. Mẹ con chị vốn sống bằng công việc mò cua bắt tép hằng ngày nhưng tối tối lại dọn hàng nước để với hi vọng có thể kiếm thêm được một chút tiền để trang trải cho cuộc sống. Không chỉ có mẹ con chị Tí, người dân phố huyện cũng không còn xa lạ với hình ảnh của bác Siêu với gánh phở nghi ngút khói nhưng đó dường như là món quà rất đỗi xa xỉ với con người nơi đây. 

Khung cảnh còn có sự xuất hiện của những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ trong hình ảnh đáng thương bởi phải “cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi” để “nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Gia đình bác Xẩm thì nheo nhóc “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”. Khi về đêm tối, bà cụ Thi say lảo đảo với tiếng cười điên dại lại càng khiến cho khung cảnh thêm sầu thảm.

Họ là những người kiếm sống qua ngày bằng những công việc quẩn quanh bên phiên chợ nghèo của phố huyện. Họ sống ở đó với những điều thường nhật cứ diễn ra nhàm chán, buồn tẻ không có gì khác biệt khi mỗi ngày qua đi. Chính nhịp sống ấy của họ đã giúp cho người đọc có thể hình dung được sự mỏi mòn, cơ cực của những phận đời trong xã hội cũ. 

Họ không chỉ sống nghèo đói, túng thiếu mà cuộc đời họ là sự trải dài của những tháng ngày chán chường, nhạt nhẽo. Cảnh sống lay lắt, nhếch nhác và quẩn quanh của những mảnh đời bé mọn, tội nghiệp như đồng điệu với với sự héo tàn của cảnh vật thiên nhiên trong thời điểm chuyển biến từ chiều về tối.

Tuy phải sống trong cảnh nghèo đói, lam lũ như thế nhưng những nhân vật của nhà văn Thạch Lam vẫn tha thiết mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”. Tất cả những gì họ chờ đợi dù chỉ là những thứ có thể mơ hồ, không rõ ràng nhưng đó cũng là một niềm hi vọng rất đáng trân trọng.

Xem thêm:

Bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ qua nỗi niềm của Liên

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ, ta thấy trong thời khắc chiều tối, không gian u uất, buồn bã đã hiện lên trong sự cảm nhận của một cô bé Liên – một cô bé có thế giới nội tâm phong phú và tâm hồn có chiều sâu. Chính vì sự nhạy cảm ấy mà Liên có thể cảm nhận rất rõ từng bước chuyển của thời gian nơi phố huyện từ lúc chiều cho đến khi về khuya.

Trong ánh nắng chiều hiu hắt đầy buồn bã, Liên nghe lòng mình “buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn”. Không biết tự bao giờ, cái tăm tối, trầm lắng của một phố huyện nghèo có sức ám ảnh đến độ có thể in hình rõ rệt trên cả cửa sổ tâm hồn của con người. Liên có thể cảm được“cái buồn của buổi chiều quê” và trong ánh mắt của người con gái vẫn còn trong độ tuổi thơ ngây đã “ngập dần đầy” cái bóng tối ám ảnh của phố huyện ấy.

Nỗi buồn của cuộc sống nơi phố huyện đã khiến Liên có cơ hội hoài niệm về những kỉ niệm tươi đẹp ở Hà Nội “sáng rực và lấp lánh” với những lần “được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”. Những điều ấy hoàn toàn đối lập với sự héo hắt của bức tranh thiên nhiên cảnh vật của phố huyện này.

Dù chỉ là cô gái mới lớn nhưng chính cuộc sống nơi đây đã khiến Liên đã mang trong lòng nỗi ưu phiền về nhân thế không khác gì người từng trải với tấm lòng thiết tha dành cho mọi người, nhất là những người có số phận lầm than, cơ hàn. Đến đây ta có thể thấy được, chính cái nghèo khổ, cơ cực đã cướp đi một phần tuổi thơ của Liên để rồi bao niềm vui, bao ước mơ cũng tàn lụi như buổi chiều tà và tịch mịch khi trời đất về đêm.

Nét đặc sắc và độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn

Những dòng viết của tác giả về bức tranh thiên nhiên đã cho thấy tài năng trong nghệ thuật miêu tả của tác giả. Nhà văn đã không trực tiếp mô tả qua cảm nhận của mình mà bằng những cảm nhận và quan sát của Liên. Bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ được thể hiện bằng những motip của ánh sáng và bóng tối. Cảnh thiên nhiên hiện hữu thật chân thực khi có sự phối hợp hài hòa của cả màu sắc, âm thanh và mùi vị. 

Bên cạnh đó, cách hành văn, dẫn dắt bằng câu từ uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng vẫn thấm đượm cảm xúc, tâm trạng của nhà văn về không gian và thời gian đều góp phần giúp cho Thạch Lam tạo nên sự thi vị cho tác phẩm truyện ngắn của mình. Không gian của một vùng phố huyện bình dị cùng với khoảng thời gian về chiều quen thuộc đã gợi nên hình ảnh của những vùng quê dẫu còn lắm những lo toan nhưng người dân lại sống trong sự chan hòa, thân ái.

Không những thế, việc tạo nên hệ thống hình ảnh có sự tương phản về độ tối – sáng trong tác phẩm cũng là một nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của nhà văn. Trong truyện ngắn, ánh sáng thường xuất hiện trong sự yếu thế hơn bóng tối. Đó là ánh sáng leo lét của ngọn đèn Hoa Kì, khe ánh sáng từ cửa hàng, quầng sáng của ngọn đèn mẹ con chị Tí, chấm lửa nhỏ của bếp lửa bác Siêu, hột sáng của ngọn đèn chị em Liên và vệt sáng của những con đom đóm. 

Đối lập lại với những nguồn sáng yếu ớt ấy lại là bóng tối ngập đầy của cảnh vật và đất trời. Đó là “đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”, là “đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mông và im lặng”, là “đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. Chính sự bủa giăng của bóng tối của cảnh vật ấy khiến cho đời sống con người càng trở nên lầm lũi, đáng thương hơn bao giờ hết.

Không chỉ vậy, nhà văn còn thành công trong việc chọn Liên là điểm nhìn để có thể miêu tả và cảm nhận về cảnh vật. Điều này khiến cho những tác giả có thể phần nào gián tiếp nói lên tâm trạng nhân vật, thể hiện được những rung cảm tinh tế của Liên – một nhân vật có đời sống tâm hồn phong phú và tinh tế trong cách nhìn nhận, quan sát những điều diễn ra xung quanh cuộc sống.

Kết bài: Có thể thấy tác phẩm“Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam đã khắc họa rõ nét đời sống tối tăm, cơ cực của những con người nhỏ bé trong phố huyện. Một trong những yếu tố góp phần thể hiện rõ cảnh sống lầm than, khắc khổ của họ chính là từ việc tác giả miêu tả sự tăm tối, mịt mờ của cảnh vật, không gian phố huyện. Cũng tính chất đặc trưng ấy của bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ đã giúp cho người đọc hình dung và phần nào cảm thương với cuộc sống của những kiếp người dù nhỏ bé nhưng vẫn luôn có ước mơ, niềm tin vào cuộc sống…

*

Hình ảnh đoàn tàu hiện lên như ánh sáng của mơ ước trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ 

Để giúp bạn nắm được những kiến thức trong tác phẩm cũng như những ý chính trong bài viết trên, upes2.edu.vn sẽ giúp bạn lập dàn ý bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

Mở bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ

Giới thiệu những nét khái quát và nổi bật nhất về Thạch Lam (phong cách sáng tác, văn phong…).Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ cùng với bức tranh thiên nhiên phố huyện. 

Thân bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ

Bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ trong khung cảnh chiều tối.Đời sống của con người nơi phố huyện nghèo hiện lên qua khung cảnh thiên nhiên.Những nỗi niềm tâm tư của Liên và An thể hiện qua bức tranh thiên nhiên. Tóm tắt giá trị nghệ thuật đặc sắc và độc đáo của tác phẩm. Vai trò của bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Kết bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ 

Đánh giá về bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.Tóm tắt khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.Bày tỏ những suy nghĩ của mình về bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm.

Xem thêm:

Với những lời thủ thỉ tâm tình trong Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và đời sống con người nơi phố huyện nghèo một cách chân thực và đầy sinh động. Chất liệu trữ tình xoay quanh tâm trạng và suy tưởng của nhân vật đã thể hiện phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn cùng với xu hướng hiện thực, nhân đạo đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm… Tóm lại, phân tích bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ đã giúp người đọc cảm thương da diết về những con người với số phận hẩm hiu, lay lắt…

Trên đây là những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ. Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã mang đến cho bạn những ý văn hay trong quá trình nghiên cứu cũng như tìm hiểu về chủ đề bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ. Chúc bạn luôn học tốt!.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *