Cách Chăm Sóc Cây Bưởi Diễn Sai Quả, Cách Chăm Sóc, Bón Phân Giúp Bưởi Diễn Sai Quả

Trồng bưởi diễn cho năng suất thu hoạch cao luôn là điều mà bà con nông dân mong muốn. Tuy nhiên, để cây ra nhiều trái tùy thuộc rất nhiều vào tay nghề, kỹ thuật trồng và chăm bón kỹ càng. Để có cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật, tham khảo những bí quyết dưới đây sẽ giúp ích cho người làm nông.

Đang xem: Cách chăm sóc cây bưởi diễn

*

Cây giống bưởi diễn được nhiều nhà vườn ưa chuộng

Nội dung chính

Cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật trong mỗi giai đoạnPhòng trừ sâu bọ và bệnh hại cho cây bưởi diễn

Sức hấp dẫn của giống bưởi diễn

So với các loại bưởi thông thường, bưởi diễn hấp dẫn nhà nông bởi lớp vỏ mỏng màu vàng ươm, tép bưởi mọng nước và có vị ngọt đặc trưng. Đặc điểm nổi bật nhất của giống bưởi này chính là mùi thơm lan tỏa, tạo cảm giác tươi mới khi thưởng thức.

Giống bưởi diễn chính hiệu thường có trái kích thước vừa, không quá to cũng không quá nhỏ. Trái khi chín thường cầm chắc tay, lớp da vàng trơn láng mịn không sần sùi. Trung bình một trái bưởi diễn nặng khoảng 0.8 – 1 kg.

Khi bổ ra sẽ thấy ngay lớp múi mọng nước, dễ tách rời. Quan trọng nhất, múi bưởi diễn thường chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất thu hút khách hàng trong thời gian gần đây.

Về kinh tế, giống bưởi diễn thường cho năng suất cao nên hấp dẫn các nhà nông. Mỗi vụ mùa trung bình một cây vào giai đoạn thu hoạch cho khoảng 60 – 70 trái. Nhờ đó chất lượng trái thường cao, ổn định và đặc biệt hơn so với các giống bưởi thông thường.

*

Bưởi diễn cho năng suất cao, thu hoạch nhiều trái trong mỗi vụ mùa

Cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật trong mỗi giai đoạn

Bưởi diễn muốn đạt được giá trị kinh tế cao, người nông dân cần chú ý những khâu đầu tiên, quan trọng nhất là: Chọn giống cây, áp dụng kỹ thuật trồng rồi mới chăm sóc theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, các yếu tố góp phần tác động tới quá trình sinh trưởng của cây bao gồm: Đất, nguồn nước cung cấp, khí hậu, phân bón,…Sau khi trồng cây giống, người nông dân cần áp dụng cách chăm sóc bưởi diễn theo từng giai đoạn sau:

Giai đoạn xuống cây giống

Chuẩn bị sẵn hố trồng cây có tỷ lệ 4×5 m hoặc 4×4 m, độ sâu và độ rộng 40cm. Tùy vào kích thước của bầu đất mà sử dụng lượng phân bón chuẩn theo tỷ lệ: 150 – 200g phân chuồng, 80 – 120g phân lân, 50 – 100g vôi bột, 20 – 30g phân NPK 16 – 16 – 8 và 20 – 30g DPA.

Do bưởi diễn là cây giống ưa cạn, lớp rễ non mọc đều đặn cần áp dụng phương pháp tưới tiêu hợp lý để cây không bị ngập úng nước khi mùa mưa lũ xuống.

Bưởi diễn từ năm 1 đến năm thứ 3

Trong giai đoạn này, cây bưởi diễn chưa cho thu hoạch. Nếu cây ra quả bói thì bạn nên cắt tỉa bỏ để cây tập trung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng.

Mục tiêu chăm sóc bưởi diễn từ năm đầu đến năm thứ 3 chính là tăng độ cứng cáp, kích thích rễ con tăng số lượng, thêm chồi mới và tạo bộ khung vững chắc cho cây. Cách chăm sóc bưởi diễn ở thời điểm này phù thuộc vào bón phân theo từng đợt. Cụ thể:

Từ tháng đầu tiên đến tháng thứ 2: Bón phân chuồng (100%), phân lân (100%), và vôi bột (100%).Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 5: Bón phân đạm (40%) và K (40%).Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8: Bón phân đạm (30%) và K (30%).Từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 11: Bón phân đạm (30%) và K (30%).

*

Cách chăm sóc bưởi diễn tăng độ cứng cáp và tăng số lượng rễ con cho cây

Bưởi diễn từ năm thứ 4 trở đi

Bước vào giai đoạn này, cây bưởi diễn bắt đầu cho quả nên cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhằm kích thích cây đậu nhiều quả, nâng cao chất lượng quả và cải thiện mức độ ngọt đạt chuẩn. Chăm sóc bưởi diễn từ năm thứ 4 trở đi, người nông dân cần áp dụng bón phân thành từng đợt, cụ thể:

Đợt 1: Khi cây thu hoạch sau và vệ sinh vườn sạch sẽ, tiến hành bón phân chuồng (100%), phân đạm (25%), K (25%) và NPK (40%).Đợt 2: Khi bưởi diễn bắt đầu vào thời điểm ra hoa ở tháng thứ hai, tiến hành bón phân đạm (5%), phân lân (50%), K(25%) và NPK (30%).Đợt 3: Thời điểm sau khi cây kết quả được 1 – 2 tuần, bón phân đạm (25%), phân lân (25%), K(25%) và NPK (30%). Lưu ý, không bón ngay khi quả mới hình thành.Đợt 4: Bưởi diễn ở tháng thứ 9 và 10, bón phân đạm (25%), K (25%) và NPK (50%).Đợt 5: Thời điểm trước khi thu hoạch trái trước ba mươi ngày, bón K (25%) để cải thiện độ ngọt, cho trái bưởi diễn mọng nước hơn.

*

Bón phân đúng thời điểm với liều lượng thích hợp để bưởi có vị ngọt thanh

Cắt tỉa cành và tạo tán cho cây bưởi diễn

Ngoài khâu bón phân thì cắt tỉa cành và tạo tán cho cây bưởi diễn cũng đóng vai trò quan trọng. Việc cắt tỉa đúng thời điểm và định kỳ giúp tán cây thông thoáng, ngăn chặn tình trạng sâu bệnh và loại bỏ cành héo.

Xem thêm:

Mỗi lần cắt tỉa chỉ nên giữ lại những cành khỏe mạnh, kết hợp với quá trình vun xới cỏ ở xung quanh gốc để đất nuôi cây thông thoáng. Cách này giúp cây dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng trong quá trình bón phân.

Những lưu ý khi chăm sóc cây bưởi diễn trong từng giai đoạn

Đối với người mới trồng giống bưởi diễn chưa có kinh nghiệm, để cây sinh trưởng khỏe mạnh, đậu trái cho năng suất hiệu quả, người nông dân cần lưu ý:

Bón phân cho cây bưởi diễn vào đúng thời điểm, không nên bón quá sớm hay quá muộn. Tránh bón phân vào những thời điểm trời mưa, lũ hay thời tiết quá lạnh, quá nóng cũng không tốt.Liều lượng phân bón cho cây phụ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi vùng gieo trồng. Chẳng hạn như: Lượng dinh dưỡng trong đất, nguồn nước cung cấp, sức phát triển của cây. Do đó, người nông dân cần cân đối lượng phân bón sao cho phù hợp để cây hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, không làm chết rễ non.Kỹ thuật bón cần đảm bảo tiêu chí xới nhẹ 5cm quanh gốc cây, đào hố với độ rộng bằng tán cây. Mỗi hố nên rải đều lượng phân và bón cách gốc khoảng 20 – 30cm.Thường xuyên quan sát sức sinh trưởng của cây bằng cách nhìn màu lá, hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây nhằm cung cấp lượng phân cần thiết.Sau khi bón phân nên tưới nước bổ sung để tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Lưu ý không nên tưới quá nhiều, tránh làm cây bị ngập úng hoặc phân bị cuốn trôi khỏi đất.

*

Lưu ý khi chăm sóc giống cây bưởi diễn

Phòng trừ sâu bọ và bệnh hại cho cây bưởi diễn

Phòng trừ sâu bọ và bệnh hại cho cây giống cũng cần có kỹ thuật, đòi hỏi người nông dân phải nghiên cứu và quan tâm tới cây thường xuyên. Bởi có rất nhiều nhà vườn gặp tình trạng sản lượng sụt giảm, mất trắng do bị sâu bệnh tấn công.

Các loại sâu gây hại cho giống cây bưởi diễn

Bưởi diễn dễ bị tấn công bởi các loại sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện trắng, nhện đỏ, rệp cam và rệp sáp. Những loài sâu bọ tấn công trực tiếp vào thân và lá cây, làm cho cây bị suy yếu, vàng lá, chết đi từ từ. Để giảm mối nguy hại cho bưởi diễn, người nông dân cần sử dụng các biện pháp phòng diệt sâu bọ mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:

Sử dụng nước vôi quét dọc thân cây kết hợp với các loại hóa chất Ofatox 400 EC ( nồng độ 0.1%) hay Supracide 40 ND (nồng độ 0.2%).Phun Ortus 50 EC (nồng độ 0.1 – 0.2%) hoặc Pegasus 250 chia làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tuần.Phun thuốc trừ sâu Sherpa 25 EC (nồng độ 0.1 – 0.2 %) hoặc Trebon 1 – 2 lần.

Phòng trừ bệnh hại ảnh hưởng tới giống cây bưởi diễn

Những loại bệnh hại thường gặp ở giống cây bưởi diễn: Bệnh loét, bệnh sẹo, vàng lá, thối gốc và chảy nhựa. Để lâu không chữa sẽ tác động tới cành, làm cây rụng hết lá, chết cành, khó phát triển về sau. Người nông dân nên áp dụng các cách phòng ngừa phù hợp với từng bệnh hại, cụ thể:

*

Phòng ngừa bệnh hại ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của bưởi diễnBệnh loét phòng bằng Kasuran (0.15%), SK Enspray 99EC hoặc Boocdo (1.5%), tùy vào mỗi mức độ và số lượng gây hại mà chia làm ba đợt, các đợt cách nhau 1 tuần.Bệnh sẹo phòng bằng Kasuran hoặc Boocdo kết hợp CuSO4 (0.1kg) và vôi tôi (0.2Kg). Mỗi lần phun trực tiếp vào khu vực cây bưởi diễn đang bị bệnh, chia đều làm ba lần phun.Bệnh vàng lá phòng bằng cách vệ sinh vườn thường xuyên, loại bỏ các cành bị bệnh. Đồng thời trồng xen kẽ ổi để ngăn rầy, nếu bệnh phát triển mạnh thì phun Confidor (0.1%) hoặc Admire 050EC.Bệnh chảy nhựa và thối gốc nên loại bỏ hết phần cây bị bệnh. Kết hợp phun trực tiếp lên vùng cây bị bệnh bằng thuốc Boocdo (2%) hoặc Benlat C (0.2%).

Sử dụng chế phẩm vi sinh chăm sóc bưởi diễn, bảo vệ môi trường

Muốn cây bưởi diễn sinh trưởng tốt ngay từ khi mới gieo trồng, ít bị tấn công bởi các loại sâu bọ và bệnh hại, tốt nhất người nông dân cần chú trọng trong bước đầu tiên.

*

Nơi cung cấp chế phẩm vi sinh chính hãng, chất lượng tốt

Ngoài cách sử dụng thuốc phun trực tiếp, nông dân có thể dùng chế phẩm vi sinh để chăm bón vừa cung cấp dinh dưỡng vừa bảo vệ môi trường sống an toàn, trong lành hơn.

Trong chế phẩm vi sinh chứa đầy đủ các loại vi sinh vật có lợi, giúp tăng hiệu quả cây trồng và nâng cao năng suất giống bưởi diễn. Do đó, để trải nghiệm những công dụng tuyệt vời của sản phẩm này, người làm nông có thể tham khảo tìm mua tại Chế phẩm sinh học Đức Bình.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại chế phẩm chính hãng, chất lượng được cải tiến, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi tìm mua tại đây. Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua các loại chế phẩm vi sinh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline tư vấn miễn phí: 024.66.55.46.86.

Xem thêm: Hướng Dẫn 4 Cách Kiểm Tra Tên Máy Tính Để Bàn, Xem Và Thay Đổi Tên Máy Tính Trong Win 10, 8

*

Trên đây là những cách chăm sóc bưởi diễn đúng kỹ thuật đảm bảo giúp cây sinh trưởng mạnh ngay trong những năm tháng đầu tiên cho tới thời điểm thu hoạch. Mỗi người nông dân cần nắm vững từng thời điểm bón phân, quan sát cây thường xuyên để phòng ngừa sâu và ngăn chặn bệnh hại kịp thời.

Chú ý: Bưởi diễn rất thích phân bón hữu cơ ủ từ đậu tương, bã đậu nành, bánh dầu. Để tự sản xuất phân đậu nành bón cho bưởi diễn, mời Quý khách tham khảo bài viết:

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *