Hướng Dẫn Cách Chọn Cpu Phù Hợp Với Main, Lựa Chọn Cpu Phù Hợp Cho Máy Tính

Không phải mọi loại CPU trên thị trường đều được thiết kế để tương thích với tất cả các dòng bo mạch chủ. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn CPU phù hợp với main để tránh những rắc rối khi xây dựng dàn PC riêng cho bản thân.

Là trung tâm điều hành mọi hoạt động của máy tính, đồng thời phụ trách xử lý dữ liệu, thông tin và mệnh lệnh từ người dùng, CPU là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống PC. Sức mạnh của CPU sẽ là yếu tố quyết định xem chiếc máy tính của bạn mạnh hay yếu.

Đang xem: Cách chọn cpu phù hợp với main

Khác với laptop khi mainboard và CPU đã được quyết định bởi nhà sản xuất, thế giới PC cho phép người dùng thoải mái lựa chọn hệ thống linh kiện để xây dựng tùy theo nhu cầu và túi tiền. Tuy nhiên, để hệ thống vận hành tốt và phát huy hết sức mạnh vốn có, bạn cần chọn CPU tương thích mainboard. Có nhiều cách để lựa chọn, bao gồm chọn theo nhà cung cấp, theo chủng loại, theo tốc độ xử lý và theo nhân – luồng.

*

Cách chọn CPU phù hợp với main theo nhà cung cấp

Sở dĩ cần chọn CPU phù hợp với main là bởi trên thị trường hiện nay, có hai gã khổng lồ chiếm lĩnh chủ yếu mảng chip xử lý máy tính là Intel và AMD. Mỗi công ty sở hữu công nghệ riêng trong việc sản xuất chip xử lý, dẫn đến sự khác biệt trong yêu cầu thông số kỹ thuật tương thích, đặc biệt là cách thiết kế socket CPU.

Các nhà sản xuất linh kiện máy tính đã nắm bắt được điều đó và xây dựng những bộ mainboard tối ưu cho chip Intel và chip AMD riêng biệt. Bạn cần lưu ý kỹ điều này trong quá trình lựa chọn, tránh trường hợp tốn tiền sắm sửa nhưng lại không thể lắp CPU vào bảng mạch do socket không tương thích.

*

Cách chọn CPU theo chủng loại – cấp độ

Sau khi đã phân biệt để chọn được CPU tương thích mainboard rồi, bạn sẽ tiếp tục đánh giá CPU theo chủng loại và cấp độ. Hiện nay, các nhà sản xuất chia CPU ra làm bốn cấp độ chính bao gồm:

Cấp độ thấp: Đây là những bộ CPU được chế tác dành cho những người dùng có nhu cầu sử dụng máy tính cho các tác vụ đơn giản như học, lướt web, sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản. Ví dụ tiêu biểu như AMD Sempron hoặc Intel Celeron. Ưu điểm của dòng CPU này là giá thành rất vừa túi tiền.Cấp độ trung bình: Nhìn chung, CPU cấp độ trung bình có nhiều điểm tương đồng về khả năng vận hành và đối tượng khách hàng như cấp độ thấp, nhưng ghi nhận tốc độ xử lý nhanh hơn.Cấp độ khá: Đây là dòng chip xử lý bạn nên chọn lựa nếu thường xuyên sử dụng các tác vụ đồ họa cho công việc thiết kế, dựng mô hình 3D hoặc render video như Photoshop, Illustrator, Premiere, After Effect.Cấp độ cao: Có thể kể đến như Intel Xeon, Intel Core i9, AMD Phenom… Đây là những dòng chip được sử dụng để làm máy chủ trong các hệ thống mạng hoặc dùng làm thiết bị phục vụ cho công việc đặc thù cần hiệu suất đặc biệt mạnh mẽ.

*

Cách chọn CPU theo tốc độ xử lý

Sở dĩ có sự phân cấp về như trên là bởi với mỗi chủng loại (thấp, trung bình, khá, cao) CPU lại được thiết kế và gia công để đạt tốc độ xử lý khác biệt. Tốc độ xử lý còn được biết đến với tên gọi khác là xung nhịp biểu thị số chu kỳ vận hành mà CPU thực hiện được trên một giây. Thông số này thường được ký hiệu là GHz.

Xem thêm:

Ví dụ, con chip Intel Core i5 1135G7 có tốc độ CPU ghi nhận là 2.4GHz, điều này đồng nghĩa với việc ở mỗi giây, bộ vi xử lý của intel có khả năng thực hiện đến 2.4 tỉ chu kỳ quay.

Lưu ý là GHz chỉ là một chỉ số tham khảo khi đánh giá một CPU bởi một bộ CPU ra đời sau và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại hơn vẫn có thể cho thấy hiệu năng xử lý tốt hơn CPU có xung nhịp nhanh hơn nhưng đã ra đời nhiều năm trước đó.

*

Cách chọn CPU theo cấu tạo nhân – luồng

Trong những lưu ý khi chọn CPU phù hợp với main, cấu tạo nhân (Core) – luồng (Thread) là một trong các yếu tố cần đặc biệt chú trọng.

Trong đó, core biểu thị bộ CPU chứa bao nhiêu lõi, càng nhiều lõi thì CPU càng cho thấy sự hiệu quả khi vận hành. Thread là luồng xử lý dữ liệu – đây là công nghệ cho phép CPU xử lý được nhiều luồng dữ liệu trong cùng thời điểm, giúp gia tăng hiệu quả vận hành cho chip xử lý.

Bạn nên để ý các thông số như core và thread khi lựa chọn CPU để có được sức mạnh tối ưu mà mình cần. Lưu ý là một số dòng mainboard quá cũ sẽ không tương thích với các bộ CPU thế hệ mới với số nhân và luồng quá nhiều.

*

Một số cách chọn CPU tương thích với mainboard khác

Ngoài những lưu ý trên, bạn cần để tâm đến các yếu tố dưới đây để chọn CPU tương thích mainboard khác như:

Tốc độ bus: Thông số này cho thấy khả năng truyền xung dữ liệu trong hệ thống và được đo bằng chỉ số MHz (Megahertz). Nếu muốn chọn CPU phù hợp với main, bạn cần để tâm đến thông số này của bộ mainboard nếu muốn bộ bo mạch chủ phát huy được toàn bộ sức mạnh vốn có của CPU.Bộ nhớ Cache: Bộ nhớ cache là một phần tất yếu của CPU. Cache càng lớn càng có thể lưu được nhiều dữ liệu bên trong CPU hơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Pass Cho Máy Tính Windows 10, Cách Cài Đặt Mật Khẩu Máy Tính Win 10 Mới Nhất

GPU: Yếu tố cực kỳ quan trọng nếu bạn là người một game thủ hoặc làm các công việc liên quan đến xây dựng đồ họa hoặc thiết kế. GPU là bộ xử lý đồ họa, sẽ phụ trách toàn bộ các tác vụ liên quan đến yếu tố này.

*

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *