Cách Làm Mâm Cỗ Trung Thu Đơn Giản Nhưng Vẫn Đẹp, Những Mâm Cỗ Trung Thu Đẹp

Nhắc tới trung thu chúng ta không thể không nhắc tới, đèn kéo quân, đèn ông sao và mâm cỗ trung thu. Một mâm cỗ trung thu đẹp sẽ giúp cho bữa tiệc trung rằm được thú vị và ý nghĩa hơn. Trong bài viết hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách trang trí mâm cỗ trung thu đẹp nhất, hãy cùng khám phá ngay.

Đang xem: Cách làm mâm cỗ trung thu đơn giản

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống

1. Những vật dụng, hoa quả cần có trên mâm cỗ Trung Thu

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, mâm ngũ quả trung thu sẽ bao gồm những loại quả với những ý nghĩa đặc biệt như sau:

Trái cây

Gồm nải chuối chín vàng, quả hồng đỏ (ý nghĩa cho sự no đủ), quả na (ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở), quả bưởi (mang tới điềm lành cho mọi nhà), quả lựu (ý nghĩa về sự may mắn).

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm nhiều loại trái cây khác để làm tăng tính hấp dẫn cho mâm ngủ quả ngày lễ trung thu. Ưu tiên chọn những loại quả có cả xanh, cả chín để mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, tạo ra những điều tốt lành trong cuộc sống.

Bánh trung thu

Gồm bánh nướng, bánh dẻo, để làm tăng tính sinh động cho mâm cỗ có thể chọn những loại bánh có hình dáng ngộ nghĩnh, ấn tượng.

Hoa tươi

Bạn nên bày ở mâm lọ hoa nhỏ như hoa cúc, hoa sen, hoa hồng tỉ muội hoặc hoa lay ơn Hoặc có thể chọn những loại hoa đặc trưng cho mùa thu như hoa cúc vàng, hoa hồng vàng…

Tiến sĩ giấy

Mâm cỗ truyền thống xưa luôn có thêm Tiến sĩ giấy, món đồ chơi dân gian được làm để phục vụ dịp Tết Trung Thu cho các em nhỏ. Ngày nay, chỉ có một số nơi sản xuất món đồ chơi này, tiêu biểu là làng nghề Hậu Ái (Hoài Đức, Hà Nội).

Bày ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ Trung Thu là ông bà, cha mẹ hy vọng con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo, học hành giỏi giang, thành đạt trong cuộc sống.

Đèn Trung Thu

Đèn Trung Thu truyền thống xưa có nhiều loại hơn bạn tưởng. Một thời 7x, 8x đã sáng tạo ra những loại đèn vừa rẻ vừa đẹp. Có thể kể đến như: đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cù, đèn xe lon, đèn giấy nhún…

Hiện nay nhiều loại đèn ngoại nhập, điện tử được trẻ em yêu thích hơn vì màu sắc rực rỡ, đa dạng mẫu mã.

Ngoài ra, còn có nhiều món đồ khác, bạn có thể trang trí tùy theo khả năng:

Các loại bỏng nổ, kẹo lạc, quẩy ngọt, mứt ăn… hoặc hiện đại thì dùng nhiều các loại bánh quy, bánh ngọt Tây Âu.Các món quà, đồ chơi trung thu mà ông bà, bố mẹ chuẩn bị cho các em nhỏ. Các loại trà, đồ uống để mọi người có thể thưởng thức, trò chuyện ngắm trăng.

2. Ý nghĩa cao đẹp của mâm cỗ Trung Thu

Tết Trung Thu hay còn gọi là rằm tháng 8 là một ngày có ý nghĩa lớn trong phong tục văn hóa của người Việt Nam. Tết Trung Thu là dịp để cả gia đình sum vầy bên nhau, dành cho nhau những tình cảm yêu thương, đặc biệt là dành cho các em thiếu nhi.

Không biết tự bao giờ mà ngày rằm tháng 8 đã trở thành ngày tết trung thu cho các em nhỏ. Cứ đến trung thu là các em thiếu nhi lại được bố mẹ, ông bà mua cho những chiếc đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ… để làm quà. Và trong đêm hội trăng rằm không thể thiếu đi mâm cỗ trung thu.

Tết trung thu không thể thiếu đi mâm ngũ quả rực rỡ sắc màu

Những mâm cỗ trung thu được trang trí sinh động và đẹp mắt dưới những đôi bàn tay khéo léo sáng tạo. Ở mỗi vùng miền sẽ có những cách trang trí mâm ngũ quả trung thu khác nhau, đó là nét đặc trưng của mỗi vùng miền.

Tuy nhiên trong cách trang trí mâm cỗ trung thu đẹp sẽ không thể thiếu đi những trái bưởi mọng nước, trái thanh long thanh mát, chuối tiêu, dưa hấu, hay những quả hồng đỏ rực… Để giúp bạn dễ dàng có được cách trang trí mâm ngũ quả tết trung thu, Nhà Đất Mới sẽ hướng dẫn cụ thể ngay dưới đây.

II. Trang trí mâm ngũ quả Trung Thu tạo hình con vật

Để trang trí mâm ngũ quả trung thu bạn cần phải biết cách kết hợp hài hòa màu sắc của các loại quả với nhau. Các loại quả to cứng như: Dưa hấu, bưởi, chuối xanh chúng ta sẽ đặt ở bên dưới làm giá đỡ cho những quà mềm dễ bị nát ở phía trên như: Nho, na, xoài…

Cách trang trí mâm ngũ quả trung thu đơn giản sẽ độc đáo và thú vị hơn nếu như bạn biết cách cắt tỉa hoa quả để trang trí. Chắc chắn các em nhỏ khi nhìn thấy những hình thù ngộ nghĩ giống các con vật sẽ vô cùng thích thú.

1. Làm chú chó bưởi

Làm chú chó bưởi luôn nằm trong cách trang trí mâm ngũ quả trung thu mà mọi người nên áp dụng. Cách làm chó bưởi rất đơn giản.

Nguyên liệu chuẩn bị

1 quả có hình thuôn dài để làm thân, có thể là đu đủ xanh, dưa vàng hoặc trái dưa hấu nhỏ1 quả có hình tròn để làm đầu chó, có thể là trái cam, táo, lê…3 – 4 quả bưởi. Nên chọn những trái bưởi trắng, có tép dài, khôỚt hoặc giấy màu làm lưỡi2 hạt nhãn làm mắt, 2 que xiên dài, 1 hộp tăm nhỏ, giỏ hoặc đĩa để bày

Cách làm

Chú chó đáng yêu được làm từ bưởi
Bước 1: Bạn cắt vát phần đầu quả dưa và quả táo, cố định chúng bằng que xiên. Sau đó cắt phần đáy quả dưa để cho chú chó được nằm cố định.Bước 2: Gọt bưởi và tách múi, bóc múi bưởi xòe ra những vẫn để múi dính vào phần vỏ.Bước 3: Dùng tăm gim bưởi vào thân dưa. Ghim từ đỉnh đầu xuống dưới, bạn ghim một hàng ngang chạy hết lưng trước, sau đó đắp thêm các phần còn hở để thân chú chó kín hết bưởi.Bước 4: Dùng vỏ bưởi, gọt và gắn thành hai tai chú chó rủ xuống. Dùng 4 múi bưởi bóc vỏ làm chân cho chú cún, lấy hai hạt nhãn để gắn mắt. Dùng trái ớt để làm lưỡi cho chú cún. Sau đó lấy dây ruy băng thắt nơ cho chú chó thêm điệu đà.

2. Làm cá bằng thanh long

Nguyên liệu chuẩn bị

1 quả thanh long ruột đỏ, ruột trắngVỏ bưởiHai hạt nhãn
Chú cá dễ thương được làm từ trái thanh long

Cách làm

Bước 1: Bạn tạo hình vỏ bưởi thành 1 chiếc vây cá ở dọc lưng, và 2 vây nhỏ ở hai bên. Khi cắt nhớ chừa phần vỏ nhét vào quả thanh long, tỉa hình răng cưa ở mép vây cá.Bước 2: Sau đó, bạn khía dọc quả thanh long 1 đường ở trên cùng và 2 đường ở 2 bên thanh quả thanh longBước 3: Cuối cùng bạn nhét vây cá bằng vỏ bưởi bằng quả thanh long, rồi gắn mắt cho cá bằng hạt nhãn. Ở cuống quả thanh long bạn tạo hình cắt thành miệng chú cá.

3. Làm chú nhím bằng quả lê và nho

Nguyên liệu chuẩn bị

Quả lêNho xanhTăm xiênHạt đậu đen
Chú nhím được làm từ lê và nho xanh

Cách làm

Bước 1: Bạn chia quả lê thành hai phần, phần bầu tròn và phần đầu nhọn. Dùng dao gọt nhẹ lớp vỏ ở phần đầu nhọn của quả lê đi để làm đầu con nhím.Bước 2: Lấy tăm xuyên qua quả nho xanhBước 3: Lấy những trái nho đã xuyên tăm ghim kín vào phần bầu tròn của quả lê, để tạo thành lông nhím. Cuối cùng bạn gắn mũi và ghim thêm đôi mắt bằng hạt đen. Như vậy là chú nhím đã hoàn thành.

4. Làm đàn ếch nhỏ từ quả su su

Chuẩn bị nguyên liệu:

4 quả su su bằng nhau1 củ cà rốt8 hạt nhãn

Cách làm như sau:

Bước 1: Rửa sạch su su, sau đó bạn cắt ở phần đầu của quả su su để làm miệng của chú ếch.Bước 2: Đặt vào phần su su vừa khoét một miếng cà rốt cắt mỏng để làm lưỡi ếch. Gắn lên mắt 2 hạt nhãn là xong rồi.

Xem thêm:

5. Tỉa chuột và thỏ từ bưởi

Chuẩn bị nguyên liệu:

Quả bưởikhông quá tròn, phần đầu thonVài hạt nhãn để trang tríDụng cụ gồm dao nhọn, kéoVài que tăm để làm râu

Thực hiện:

Bước 1: Dùng dao nhọn gọt bỏ một phần lớp vỏ bưởi để tạo hình mắt và mồm cho chú thỏ hoặc chuột.Bước 2: Gọt phần vỏ cắt được để làm tai thỏ. Với chuột thì thêm phần răng (Chú ý là tai thỏ khách tai chuột)Bước 3: Khoét lỗ nhổ ở vùng mắt để đặt 2 hạt nhãn. Thêm hạt nhãn nữa trang trí ở mũi.Bước 4: Tạo vết cắt nhỏ để trang trí taiBước 5: Cuối cùng dùng tăm gắn thêm râu, có thể 4 hoặc 6 chiếc. Với chuột thì gắn thêm răng ngay vùng miệng.

6. Tạo hình con công rực rỡ

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 quả dứa (trái thơm), bưởi (dừa), ớt, quả quýt hoặc táo (có thể thêm đu đủ, mãng cầu…)cành vạn tuế, hoa cúc vàng, đinh chốt và đinh ghim.

Cách làm:

Bước 1:Xếp mút cắm hoa đã nhúng nước vào 1/3 cạnh đĩa bên trong và đặt dưa vàng vào vị trí trung tâm; sau đó là táo, mãng cầu, đu đủ… vào 2/3 đĩa còn lại tạo thành bụng công nhằm cân đối đĩa.Bước 2:Bẻ phần hoa của quả dứa đặt song song lên trái dưa vàng, dùng đinh chốt hoặc đũa đã vót nhọn, cắm giữ quả dứa nằm cân bằng trên trái dưa vàng.Bước 3:tạo hình đầu cổ công: Cắt phần hoa dứa đã bẻ trước đó, cắt lấy 1/2 phần đầu nhọn trái ớt. Lật ngược phần tiếp xúc của hoa dứa với quả vàghim trái ớt vào làm cổ và đầu công.Lấy đinh chốt cắm một góc 45 độ trên trái dứa và gắn phần đầu vào.Bước 4:Tạo hình đuôi công: Ghim mỗi bông hoa cúc vào cành vạn tuế, mỗi bông cách nhau 10 cm. Cắm cành vạn tuế vào phần xốp phía sau, cành to cắm giữa, cắm xòe 2 bên ngắn dần.Bước 5:Hoàn thiện thân công bằng cách xen thêm quả vào những chỗ còn trống.

7. Tạo hình chú rùa từ quả dưa hấu

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 quả dưa hấu thuôn dàiDaoThìa, dao tạo sợi, bút, hạt nhãn hoặc đỗ đen, dao khắc dấu và cả tăm hoặc xiên.

Cách làm:

Bước 1: Bạn hãy bổ dọc quả dưa làm đôi rồi sử dụng dụng cụ múc phần ruột dưa thành từng các viên tròn nhỏ. Cắt lấy 1/3 vỏ dưa ở phần phía trên. Bước 2: Dùng dao khắc để thành những rãnh nhỏ theo đường đã đánh dấu.Bước 3: Tiếp tục tạo hình chân, đầu rùa từ vỏ dưa. Sau đó bạn bạn hãy tạo nốt góc cạnh dưa với dao để tạo thành hình con rùa hoàn chỉnh.Bước 4: Gắn đỗ đen hoặc hạt nhãn nhỏ để tạo thành mắt rửa. Xếp trái cây và những viên dưa hấuđã được cao tròn vào trong lòng. Bước 5: Dùng tăm nhọn gắn phần chân và đầu của chú rùa vào bên trong vỏ dưa và để phần mai rùa lên trên.

III. Cách trang trí mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo

Bên cạnh trang trí mâm cỗ trung thu bằng hoa quả, bạn cũng có thể làm một mâm cỗ trung bằng bánh kẹo đẹp và hấp dẫn. Cách trang trí mâm bánh kẹo trung thu rất đơn giản.

1. Bánh Trung Thu và trà nhẹ nhàng, thanh nhã

Đầu tiên trong mâm cỗ trung thu bằng bánh kẹo không thể thiếu đi bánh trung thu. Nếu thiếu đi loại bánh này, mâm cỗ trung thu sẽ không được trọn vẹn. Bạn có thể lựa chọn cả bánh nướng và bánh dẻo để trang trí.

Hiện nay có nhiều loại bánh trung thu mà bạn có thể lựa chọn như bánh truyền thống, bánh trung thu cách điệu thành nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. Hay để cho mâm cỗ thêm thú vị bạn có thể chọn bánh trung thu rau câu cho để bày.

2. Mâm cỗ Trung Thu chỉ nên dùng đồ ngọt

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống thường chỉ gồm đồ ngọt, các món quà vặt, không có món mặn. Điều này đúng nghĩa là dành cho thiếu nhi, để cho các con, các em phá cỗ linh đình, vui tươi, đúng với lứa tuổi.

Mâm cỗ xưa thường có chùm nhãn, khoai lang, chè ngọt, đi nổ bỏng gạo, bỏng ngô, quẩy ngọt… Ngoài bánh trung thu, bạn có thể kết hợp với nhiều thứ quà bánh khác. Chọn màu sắc làm sao để mâm cỗ trở nên nổi bật, đủ sắc màu.

Đồ cúng Trung Thu nên gọn gàng, không nên quá tốn kém, sắm nhiều lễ. Trung Thu là Tết đoàn viên, ngày lễ cho thiếu nhi nên tổ chức đơn giản mà ấm cúng.

Một mâm Trung Thu gồm bánh Trung Thu, trà thơm, chút bánh kẹo và hoa quả là đủ cho buổi tối sum họp ấm cúng bên gia đình.

3. Tổ chức cỗ Trung Thu cho mầm non, thiếu nhi

Việc này sẽ giúp các em, các bé thỏa chí sáng tạo, quen tay hay làm. Đồng thời, trẻ em sẽ tiếp xúc, nắm bắt sinh động truyền thống văn hóa đáng quý của dân tộc.

Nếu có thể hãy tổ chức theo thôn xóm, làng bản. Điều mà trở nên nhạt dần, không được chú ý nhiều trong cuộc sống hiện đại. Như vậy, vừa thêm nhộn nhịp đông vui mà chi phí tổ chức trở nên rẻ hơn. Trẻ con lại được gặp gỡ, chơi đùa với nhau, tăng tính hòa nhập với cộng đồng xung quanh.

Xem thêm: Khôi Phục Dữ Liệu Ổ Cứng Bị Hỏng, Ổ Cứng Bị Hỏng Có Khôi Phục Dữ Liệu Được Không

IV. 10 ảnh mẫu mâm cỗ trung thu đẹp nhất

Để có được cách trang trí mâm cỗ trung thu đẹp nhất, bạn sẽ bày tất cả các hoa quả, quà bánh lên một chiếc bàn vuông vắn. Trên đó có trải một tấm khăn trải bàn. Đừng quên một lọ hoa tươi để mâm ngũ quả trung thu được hoàn thiện nhé.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *