Hướng Dẫn Cách Viết Bản Kiểm Điểm Nhận Lỗi, Mẫu Bản Kiểm Điểm Dành Cho Học Sinh 2021

Viết bản tự kiểm điểm khi sai phạm lỗi gì đó trong quá trình học tập là điều mà mỗi học sinh cần làm. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng biết cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh. Đặc biệt là cách viết bản tự kiểm điểm chuẩn làm sao để dễ được thầy cô tha lại càng khó với các bạn lần đầu mắc lỗi. Vậy cụ thể ra sao? Ngay bây giờ bạn có thể tham khảo các hướng dẫn cụ thể được bật mí sau đây để thực hành.

Đang xem: Cách viết bản kiểm điểm nhận lỗi

Cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh với nội dung chuẩn thuyết phục thầy cô tha thứ lỗi lầm

Cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh thông thường được triển khai theo nhiều mẫu khác nhau. Vì thế thực tế không có quy định nào chuẩn mực bất di bất dịch trong nội dung bản kiểm điểm. Tuy nhiên nhìn chung để thông qua bản kiểm điểm có thể thuyết phục thầy cô tha thứ lỗi lầm thì các bạn có thể viết theo mẫu nội dung gồm:

Tải Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh hayTải Ngay

*

Tìm hiểu cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh đúng chuẩn

Thứ nhất, viết quốc hiệu nước Việt Nam

Mở đầu bản kiểm điểm cá nhân gửi thầy cô sẽ là phần quốc hiệu nước Việt Nam. Bất kể mẫu đơn từ nào cũng cần bắt buộc có phần nội dung này. Theo đó các em viết chuẩn:

“Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc “

Ở đây các em cũng có thể viết hoa tất cả phần quốc hiệu. Không phân biệt các em viết bằng văn bản word hay viết tay đều phải đảm bảo trình bày chuẩn.

Thứ 2, tên đầy đủ của mẫu đơn

Sau phần quốc hiệu các em cần xuống dòng văn bản để chuyển sang nội dung khác. Và nội dung tiếp theo đó chính là tên đầy đủ của mẫu đơn.

*

Điền đầy đủ tên họ vào bản kiểm điểm

Ở đây các em viết kiểm điểm nên tên đơn sẽ có nội dung “bản kiểm điểm” hoặc “bản kiểm điểm cá nhân”. Các em chú ý khi viết tên mẫu đơn cần đảm bảo viết hoa toàn chữ cái. Đồng thời tên đơn cũng phải được căn chỉnh nằm ở vị trí giữa của trang giấy.

Thứ 3, thông tin về người nhận đơn và người viết đơn

Tiếp xong phần tên đơn thì các em sẽ chuyển đến phần thông tin người nhận đơn. Theo đó các em có thể viết thông tin của ban giám hiệu trường mình kết hợp thầy cô giáo chủ nhiệm.

Các em chú ý ngôn ngữ dùng phải biểu đạt kính trọng đến người nhận bản kiểm điểm. Và bắt đầu câu luôn phải có cụm từ “kính gửi”. Tiếp sau phần kính gửi sẽ là nội dung thông tin về học sinh. Nghĩa là cá nhân bạn nào sai phạm lỗi cần viết rõ ràng họ tên và lớp của mình. Cụ thể các em có thể tham khảo hình ảnh bên dưới đây.

*

Phần thông tin kính gửi người nhận và cá nhân học sinh

Thứ 4, tự nghiêm khắc kiểm điểm trình bày lỗi sai phạm

Kết thúc phần nội dung thông tin học sinh vi phạm lỗi các em viết tiếp phần tự kiểm điểm. Đây là phần quan trọng nhất trong cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh.

Xem thêm:

Vì thế các em cần chú ý viết cẩn thận mới có thể thuyết phục được thầy cô tha thứ lỗi lầm cho mình.

Cụ thể ở phần này đầu tiên các em viết: “em xin tự kiểm điểm lỗi sai của mình như sau”. Rồi sau đó xuống hàng để bắt đầu trình bày nội dung của sự việc đã dẫn đến lỗi lầm của bản thân. Các em cần trình bày tóm tắt nội dung câu chuyện xảy ra. Bắt đầu từ đâu, nguyên nhân gì, vì sao em lại hành động và gây ra lỗi lầm như thế.

Đặc biệt các em chú ý để mong tha thứ lỗi lầm thì cần thận trọng sử dụng ngôn từ. Các em cần phải để cho thầy cô thấy rằng bản thân mình đã nhận ra lỗi lầm sai phạm. Và cách để làm được như thế các em phải trình bày nội dung sự việc diễn ra với tâm thế thành khẩn. Tuyệt đối tránh tình trạng bao biện, tường thuật loanh quanh và đổ lỗi người khác.

Ngoài ra sau khi tóm tắt xong sự việc đã diễn ra các em hãy nhớ liệt kê các lỗi của mình. Nghĩa là bản thân em tự nhận thấy trong câu chuyện ấy mình đã sai phạm những lỗi gì. Từ đó viết ra tất cả các lỗi để thầy cô thấy rõ các em đã biết sai phạm.

*

Trình bày lỗi lầm sai phạm của bản thân

Thứ 5, các nội dung khác cần có trong bản tự kiểm điểm cá nhân

Nội dung tiếp theo trong cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh chuẩn sẽ lần lượt như sau:

Lời hứa sẽ không để xảy ra sai phạm lỗi ở phần tiếp theo. Và cam kết nếu các em sai phạm sẽ hoàn toàn tự nguyện chấp hành mọi hình phạt Thuyết phục thầy cô tha thứ lỗi lầm bản thân đã sai phạm bằng cách hứa sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân và chăm chỉ học tập Lời cảm ơn chân thành đến thầy cô Thông tin ngày tháng viết bản kiểm điểm Phần chữ ký của các em viết bản kiểm điểm Phần chữ ký của quý phụ huynh

Một số chú ý về cách trình bày khi viết bản tự kiểm điểm của học sinh

Các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết trong video dưới đây

Bên cạnh nắm bắt nội dung cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh thì các em cần chú ý cách trình bày. Tuyệt đối các em phải hiểu rõ tính chất của một bản tự kiểm điểm là nhận lỗi sai. Vì thế các em cần phải trình bày câu chữ rõ ràng. Đặc biệt không được tẩy xóa trong bản tự kiểm điểm trình lên thầy cô giáo. Dù là một lỗi nhỏ nhất cũng không nên.

*

Cần chú ý nhiều điều khi viết bản tự kiểm điểm để được chấp nhận

Hơn nữa khi đánh word văn bản hay viết tay thì các em cũng cần chú ý chính tả. Hãy luôn nhớ đọc lại bản tự kiểm điểm của mình sau khi hoàn thành. Điều đó sẽ giúp các em rà soát lỗi trong câu cú cũng như chính tả hiệu quả trước khi gửi lên thầy cô chủ nhiệm.

Xem thêm:

 Tiểu kết

Cách viết bản tự kiểm điểm của học sinh chuẩn mực vừa được chúng tôi bật mí ở trên. Các em có thể tham khảo để viết được bản tự kiểm điểm rành mạch, chuẩn theo mẫu. Như thế thì chắc chắn thầy cô sẽ dễ dàng xem xét và tha thứ cho lỗi lầm của các em. Chỉ cần các em có thể truyền tải được sự hối lỗi của bản thân thông qua bản tự kiểm điểm của mình là được.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *