Những Bài Văn Mẫu Biểu Cảm Về Loài Cây Em Yêu Ngắn, Cảm Nghĩ Về Loài Cây Em Yêu

BÀI MẪU 1: BÀI VĂN CẢM NGHĨ VỀ CÂY PHƯỢNGBÀI MẪU 2: BÀI VĂN CẢM NHẬN CÂY ĐÀOBÀI MẪU 3: BÀI VĂN CẢM NHẬN CÂY LÚA

Cảm nghĩ về loài cây em yêu

BÀI MẪU 1: BÀI VĂN CẢM NGHĨ VỀ CÂY PHƯỢNG

*

“Phượng trong sáng nảy hồng trên một cõi

Như muôn đàn cùng gảy dưới mây cao” (Phượng mười năm- Xuân Diệu)

Mỗi khi những câu thơ ấy vang lên trong tiềm thức, lòng tôi lại bồi hồi nhớ về loài cây được mọi thế hệ học trò nhớ thương và yêu mến. Người ta yêu phượng vì sự gần gũi của nó, hay bởi cây chính là ký ức về một thời hồn nhiên, ngây dại?

Ở trong các công viên, khắp các nẻo đường, phượng được trồng nhiều bởi tán lá rậm rạp, xanh rì của nó. Nhưng có lẽ, hình bóng cây phượng trở nên thân thương hơn cả khi nó đồng hành cùng ngôi trường qua biết bao mùa mưa nắng. Ngay khi người ta đặt những viên gạch đầu tiên để xây nên nền móng của ngôi trường, phượng đã được ưu ái dành riêng cho một góc ở giữa sân. Vậy nên, nói phượng chứng kiến từng giai đoạn thăng trầm của đời người học sinh cũng chẳng ngoa chút nào. Ngắm nhìn những trò đùa tinh nghịch, những nụ cười tươi rói của lũ học sinh, có lẽ cây phượng già đang nở nụ cười trìu mến, mãn nguyện và tự hào. Có phải bởi thế nên cây luôn dang rộng tán lá xanh rì để che mát, và cũng là để bảo vệ cho người học sinh? Với tôi, cây phượng còn là chứng nhân cho một thời quá vãng. Những lần cây oằn mình chống lại mưa to gió lớn cũng là những lần bão đổ, ngôi trường đơn sơ lại phải hứng chịu biết bao nguy hiểm cận kề. Và mỗi khi cây trơ trọi, rụng lá vì mùa đông đến, có lẽ biết bao đứa học sinh nghèo lại dậy lên nỗi lo về cơm ăn, áo mặc nhưng vẫn cố gắng cắp sách đến trường.

Đang xem: Những bài văn mẫu biểu cảm về loài cây em yêu ngắn

*

Nhắc đến phượng, làm sao ta có thể quên được loài hoa vẫn luôn rực cháy mỗi khi mùa hè đến. Trong cái nắng gay gắt như đổ lửa, sắc đỏ của phượng lại càng như thiêu như đốt, làm dậy sóng tâm hồn ngây thơ, non nớt của người học sinh. Mùa hoa đỏ hay là mùa của cảm xúc vấn vương, mùa của những nỗi buồn khó gọi tên thành lời? Sắc hoa càng đỏ thắm, lòng người học sinh lại càng trở nên mênh mang lạ kỳ. Những lần còn được ngồi lại bên bạn bè, thầy cô, được cùng nói cùng cười giờ đây chỉ còn tính bằng giờ bằng phút. Và như một câu thơ cũ từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, phượng vẫn đẹp nhưng phải chăng vẫn ẩn chứa những nỗi niềm không nói, phượng vẫn tươi nhưng là sự tận hiến cuối cùng trước khi buông mình theo gió bay đi?

Giờ đây, khi ngước nhìn lên tán lá xanh rì, thấy màu đỏ của phượng lấp ló, những kỷ niệm xưa cũ và cả những hoài niệm yêu thương lại khiến tôi bồi hồi nhớ về những rung động thuở ban sơ: “Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu…

BÀI MẪU 2: BÀI VĂN CẢM NHẬN CÂY ĐÀO

*

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già”

Chẳng biết từ khi nào, hình ảnh hoa đào cùng câu đối đỏ đã trở thành những thứ thân thuộc gợi nhắc ta một mùa xuân mới lại về. Trong không khí nô nức, rộn ràng của ngày xuân, sắc thắm của hoa đào lại càng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết.

Giữa muôn vàn những loài hoa cùng khoe sắc dịp xuân về, hoa đào được con người ưu ái lựa chọn như là nét đặc trưng của ngày Tết.Trong những ngày đông giá rét, cây trơ trọi, khẳng khiu để tích lũy chất dinh dưỡng. Và rồi vào một ngày, khi nắng vàng ấm áp trải dài khắp muôn nơi, những mầm non đầu tiên nhú lên trên thân cây nâu sần tưởng già nua, cằn cỗi. Sắc thắm của hoa đào làm cho muôn loài phải ghen tỵ, người qua đường cũng phải ngoái đầu để ngắm nhìn lần nữa. Chẳng mang một màu đỏ kiều diễm như hoa hồng, cũng không rực rỡ như cúc đại đóa, hoa đào đi vào lòng người bởi sự mỏng manh, duyên dáng của nó. Màu hồng của hoa như muốn đọ sắc với đôi má người thiếu nữ. Bên cạnh sắc hồng tươi thắm, đào còn có sắc trắng tinh khôi, giản dị, mang trong mình nét đẹp thuần khiết của miền núi rừng hoang sơ. Người ta nâng niu đóa hoa, nhưng cũng không quên những chiếc lá non khép nép bên bông hoa chớm nở. Sau những ngày đông tháng giá, chính nó đã mạnh mẽ vươn lên để đâm chồi nảy lộc với đất trời một lần nữa.

Xem thêm: Cách Tạo Mục Lục Bảng Trong Word 2010, Cách Tạo Danh Mục Bảng Biểu Trong Word Tự Động

Có lẽ người ta yêu hoa không phải chỉ bởi nó biết khoe sắc đúng thời điểm. Nhìn hoa đào bừng lên trong nắng sớm, lòng người lại dậy lên bao cảm xúc xốn xang kỳ lạ. Trong cái nhịp sống vội vã của xã hội hiện đại, hoa nhắc người ta đừng bị cuốn theo của guồng quay của cơm áo gạo tiền, để rồi lãng phí biết bao vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Sắc hồng ấy làm bừng sáng cả không gian, đồng thời thắp lên ở mỗi người một đốm lửa nhỏ. Đó là ngọn lửa của nhiệt huyết, say mê, của những niềm vui mới và hy vọng mới. Phải chăng bởi ý nghĩa ấy mà vào mỗi dịp tết, bất kể gia đình nào, dù giàu sang hay nghèo khó cũng đều cố gắng trưng bày một cành đào để mang sắc xuân về cho căn nhà?

Nếu thiếu hình bóng của cây đào trong dịp tết, có lẽ hương sắc ngày tết cũng sẽ không còn trọn vẹn như xưa. Bởi lẽ ấy, đào chẳng phải một loài cây thường nở hoa mỗi khi xuân đến mà đã trở thành hồn dân tộc, là sợi dây gắn kết chúng ta với thiên nhiên, đất trời.

BÀI MẪU 3: BÀI VĂN CẢM NHẬN CÂY LÚA

*

Tôi sinh ra ở một vùng đất nông thôn yên tĩnh và bình yên, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay, đồng dâu xanh ngát, con sông Hồng đỏ lặng phù sa và điều đặc biệt nhất là những cánh đồng lúa bao la bát ngát.

Tôi yêu nhất là cây lúa, những cánh đồng lúa không chỉ mang lại sự ấm no, sung túc cho người dân mà còn là nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt và tinh thần của mọi người.

Xem thêm: Top 6 Phần Mềm Karaoke Trên Máy Tính Đáng Sử Dụng Nhất, Những Phần Mềm Hát Karaoke Trên Laptop

Những cánh đồng lúa bao quanh cả làng, đứng từ trên nhìn xuống như một con sông dài và rộng, đầu mùa thì xanh mướt, cuối mùa thì vàng ươm, màu sắc biến đổi phong phú như bản nhạc ca nhiều nốt. Từ những hạt mầm mọc rễ thành những cây mạ bé nhỏ rồi vươn lên khỏi bùn lầy thành những cây lúa xanh mướt, dẻo dai. Thân hình mảnh mai nhưng không hề yếu đuối, cây lúa chống chọi lại bao mưa gió ấp ủ trong mình những hạt ngọc trời ban để rồi đúng thời điểm cho ra những hạt lúa vàng ươm. Đó cũng chính là lúc thu hoạch, cây lúa trao lại cho con người hạt gạo- hạt ngọc trời ban để làm nên bát cơm “dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Hơn cả một loài cây lương thực, lúa đã đi sâu vào tiềm thức để rồi trở thành một phần trong nếp sống, nếp sinh hoạt của người dân. Người trong làng chúng tôi đều dùng những từ ngữ đẹp đẽ nhất để miêu tả cây lúa và ví von người con gái xinh đẹp như cây lúa, hằng năm tổ chức những lễ hội để mừng lúa mới, mong một năm thuận hòa, trời đất ủng hộ để cây lúa tốt tươi, mang lại sự bội thu và giàu có. Sự sống, sự phát triển của cây lúa đã gắn liền với niềm vui, niềm hạnh phúc của dân làng. Bởi lẽ ấy, chúng tôi được dạy từ tấm bé rằng phải nâng niu hạt gạo như hạt ngọc trời ban, đồng thời trân trọng công sức lao động của những người nông dân.

Tôi thích nhất là những lúc ra đồng cùng mẹ, vừa tát nước cho cây, bắt từng con ốc sên, con sâu rồi dựng lại những cây lúa bị đổ vừa hít thở làn không khí thoáng mát hòa lẫn mùi hương lúa. Có lẽ chẳng nơi đâu ở làng quê có thể bình yên hơn cánh đồng lúa xanh rờn, bát ngát.

Nhìn cánh đồng lúa đang gợn lên từng đợt sóng, tôi lại nhớ về hình ảnh làng quê thân thương, yêu dấu. Những gì mộc mạc, giản dị ấy cũng đã trở thành một phần con người tôi, dạy tôi phải lớn lên ngay thẳng. Dù cuộc sống sau này đầy những khó khăn và gian nan, hình ảnh cây lúa mảnh mai vươn lên trong mưa gió sẽ mãi là động lực giúp tôi cố gắng và trưởng thành.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *