Top 10 Bài Cảm Nhận Về Người Lái Đò Sông Đà Của Nguyễn Tuân, Cảm Nhận Về Người Lái Đò Sông Đà Của Nguyễn Tuân

Cảm Nhận Bài Người Lái Đò Sông Đà ❤️️ 12 Bài Cảm Nghĩ Hay ✅Chia Sẻ Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Nêu Cảm Nhận Về Bài Người Lái Đò Sông Đà.

Đang xem: Cảm nhận về người lái đò sông đà

Dàn Ý Cảm Nhận Bài Người Lái Đò Sông Đà

upes2.edu.vnchia sẻ cho các bạn mẫu dàn ý cảm nhận bài Người lái đò sông Đà chi tiết, dựa vào đó hãy triển khai thành bài văn cụ thể nhé!

I. Mở bài:

Tác giả Nguyễn Tuân: có phong cách nghệ thuật độc đáo, cái tôi đầy cá tính, một nhà văn tài hoa uyên bác, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa thẩm mĩ.Tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với nội dung ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc.

II. Thân bài:

1. Hình tượng dòng sông Đà

a. Dòng sông “hung bạo”

“Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”. Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.Ở quãng Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”,Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần: Từ xa âm thanh thác nước hiện lên với nhiều trạng thái: “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên như một ngàn con trâu… cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước). Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “hất hàm”, “oai phong”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”; sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”Sự biến hóa linh hoạt của 3 trùng vi thạch trận.

=> sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người.

Xem thêm:

b. Sông Đà trữ tình

Từ trên cao nhìn xuống như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”, mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ. Khi đi rừng lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”, có ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt”, như “nắng tháng ba Đường thi”, … Khi đi thả thuyền trên sông: “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, thiên nhiên mơn mởn: lá ngô non, “con hươu thơ ngộ”, …

2. Hình tượng người lái đò sông Đà

Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước”…Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường.

III. Kết bài:

Nội dung: Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.Nghệ thuật: ngôn ngữ điêu luyện, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức nhiều ngành nghệ thuật, xây dựng thành công hình tượng sông Đà và ông lái đò.

Xem thêm:

Mở Bài Cảm Nhận Người Lái Đò Sông Đà Đơn Giản – Bài 1

Đầu tiên thì upes2.edu.vn sẽ hướng dẫn các em học sinh cách viết mở bài cảm nhận Người lái đồ sông Đà đơn giản nhưng ấn tượng nhé!

Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”, vậy nên vùng đất Tây Bắc không chỉ là miền đất hứa để phát triển kinh tế mà còn là vùng đất màu mỡ cho văn chương phát triển. Nếu Nguyễn Khải có tập truyện “Mùa lạc”, Nguyễn Huy Tưởng có tác phẩm “Bốn năm sau” thì Nguyễn Tuân có tập tùy bút “Sông Đà”.

Linh hồn của tập tùy bút ” Sông Đà” chính là bài kí “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nguyễn Tuân ở thể kỷ.

Ngoài cảm nhận về người lái đò sông Đà tặng bạn trọn bộ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *