Cảm Nhận Về Nhân Vật Từ Hải Hay Nhất (3 Mẫu), 7 Bài Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Từ Hải Hay Chọn Lọc

Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng để làm sáng tỏ chí khí phi thường mang tính vũ trụ vừa có tâm hồn khoáng đạt của người anh hùng Từ Hải
1. Hướng dẫn làm bài1.1. Phân tích đề1.2. Hệ thống luận điểm1.3. Sơ đồ tư duy1.4. Lập dàn ý chi tiết2. Hai bài văn đạt điểm cao2.1. mẫu số 12.2. mẫu số 2
Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng để làm sáng tỏ hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng, chí khí phi thường cùng khát vọng tự do mãnh liệt.

Đang xem: Cảm nhận về nhân vật từ hải

Hướng dẫn làm bài cảm nhận nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

1. Phân tích đề

– Yêu cầu của đề bài: nêu cảm nhận về nhân vật Từ Hải.– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, đặc biệt những đoạn có nhân vật Từ Hải.- Phương pháp lập luận chính : phân tích, cảm nhận.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Từ Hải – người anh hùng có chí khí phi thường- Luận điểm 2: Từ Hải với lí tưởng cao đẹp – khao khát về một sự nghiệp lớn- Luận điểm 3: Từ Hải ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình và quyết tâm thực hiện lí tưởng đó.

3. Sơ đồ tư duy

*

Sơ đồ tư duy cảm nhận nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

4. Lập dàn ý chi tiết

a) Mở bài– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích+ Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.+ Truyện Kiều là đỉnh cao thơ văn Nguyễn Du, là kiệt tác của nền văn học Việt Nam, bộc lộ cái nhìn sâu sắc về thân phận con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đoạn trích “Chí khí anh hùng” cho ta thấy rõ tính cách nhân vật Từ Hải, lí tưởng, khát vọng của Nguyễn Du về một xã hội công bằng.- Khái quát về nhân vật: Từ Hải là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất, có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân.b) Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Từ Hải* Luận điểm 1: Từ Hải – người anh hùng có chí khí phi thường- Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao: “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mang”, “bốn bể”…+ “Trượng phu”: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng -> Cách nói thể hiện thái độ trân trọng với các vị anh hùng của Nguyễn Du, dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ.+ “Thoắt”: tính từ chỉ sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ -> Cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải.+ “Động lòng bốn phương” : chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ, lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu cầu sự nghiệp phi thường.

Xem thêm:

– Khát vọng lên đường, tư thế ung dung, tự tin, đĩnh đạc của người anh hùng:+ Tư thế:“Thanh gươm yên ngựa” : một mình, một gươm, một ngựa.“Thẳng rong”: đi liền một mạch.-> Tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất.“Trời bể mênh mang”: không gian vũ trụ rộng lớn.-> Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, nâng cao tầm vóc người anh hùng.=> Nguyễn Du đặt nhân vật sánh ngang với không gian trời bể mênh mang thể hiện một tư thế đẹp, sự kiên quyết, dứt khoát, ra đi hiên ngang, độc lập, không vướng bận của Từ Hải.+ Hình ảnh so sánh “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” càng tô đậm sức mạnh và bản lĩnh phi thường của Từ Hải.=> Từ Hải không phải là một con người của những đam mê thông thường, mà là con người của khát vọng, công danh.* Luận điểm 2: Từ Hải với lí tưởng cao đẹp – khao khát về một sự nghiệp lớn- Người anh hùng nêu lên lí tưởng của mình:+ “Mười vạn tinh binh”+ “Tiếng chiêng dậy đất”
+ “Bóng tinh rợp đường”=> Hình ảnh hào hùng có cả âm thanh, màu sắc thể hiện niềm tin sắt đá, sự quyết tâm, khát vọng lớn lao, cao cả về một sự nghiệp lẫy lừng của Từ Hải.- Mục đích ra đi: làm cho rõ mặt phi thường -> chứng tỏ khả năng hơn người, bản lĩnh, ý chí phi phàm.=> Từ Hải là một trang nam nhi tràn đầy tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai, oai phong bản lĩnh với lí tưởng cao cả, ý chí, hoài bão lớn lao.* Luận điểm 3: Từ Hải ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình và quyết tâm thực hiện lí tưởng đó- Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng tư.+ Hành động: “Quyết lời”, “Dứt áo ra đi” -> thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí của người anh hùng.+ “Gió mây bằng đã… đến kì dặm khơi”: Bút pháp lí tưởng hóa đã cực tả dáng vẻ tựa như cánh chim bằng cất mình bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi của người anh hùng.- Cuộc chia tay Từ Hải – Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay khác:+ Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc+ Lí do ra đi: “Động lòng bốn phương”, khát khao tung hoành+ Tư thế ra đi hiên ngang, dũng mãnh, phóng khoáng, đi liền một mạch, không lưu luyến, bịn rịn.-> Từ Hải ra đi không chỉ hướng đến sự nghiệp của một bậc anh hùng mà còn hướng đến khát vọng hạnh phúc phi thường của “trai anh hùng với gái thuyền quyên”.* Đặc sắc nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật– Bút pháp lí tưởng hóa- Bút pháp miêu tả, khắc họa nhân vật qua dáng vẻ, hành động, lời nói- Bút pháp ước lệ tượng trưng với các danh từ, động từ, tính từ giàu giá trị biểu đạt.- Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp.c) Kết bài: Nêu cảm nhận về nhân vật- Từ Hải là một vị anh hùng đầy tự tin, bản lĩnh, có chí khí phi thường, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.

Xem thêm:

Trên đây là chi tiết mẫu dàn ý cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hệ thống lại những ý chính cần triển khai cho bài văn của mình. Ngoài ra, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây để mở rộng vốn từ cũng như cách trình bày cho bài văn mình sắp viết.

Hai bài văn đạt điểm cao cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *