Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Trang 8 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1, Kể Lại Truyện Sự Tích Hồ Ba Bể (6 Mẫu)

Tiếng Việt lớp 4 Sự tích Hồ Ba Bể là một câu chuyện có ý nghĩa và mang tính nhân văn sâu sắc, mang đến cho các em những bài học hay về cuộc sống. Chúng mình cùng nhau khám phá bài đọc cùng upes2.edu.vn nhé!

Tiếng việt lớp 4Sự tích Hồ Ba Bểmang đến cho các em những bài học hay về cuộc sống. Câu chuyện dạychúng tabiết thông cảm, cảm thông và biết giúp đỡ với người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

Đang xem: Câu chuyện sự tích hồ ba bể

Chúng mình cùng khám phá câu chuyện cùng upes2.edu.vn nhé.

1. Nội dung câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể

“Sự tích Hồ Ba Bể”

Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.

Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.

Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.

Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.

Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.

Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kỳ lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Góa.

2. Soạn bài kể chuyện lớp 4 Sự tích Hồ Ba Bể

Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi dưới để kể lại từng đoạn câu chuyện. upes2.edu.vn sẽ hướng dẫn các em kể lại nội dung câu chuyện qua từng bức tranh.

Xem thêm:

*

2.1. Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?

Trong ngày hội cúng Phật, có một bà cụ đi ăn xin nhưng không ai cho.

– Trả lời: Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn, người dân mở hội cúng Phật. Ai cũng làm việc tốt để cầu phú. Bỗng nhiên trong ngày hôm đó, ve đường lại xuất hiện một bà lão ngồi ăn xin, người gầy gò, ốm yếu và quần áo bẩn thỉu trong rất thật gớm ghiếc. Đi đến đâu bà lão cũng thều thào xin ăn: “ Đói lắm các ông bà ơi”, nhưng không ai dám lại gần, không ai quan tâm đến bà lão ăn xin cả.

2.2. Ai cho bà cụ ăn và nghỉ nhờ?

Mẹ con bà goá đưa bà cụ già về nhà cho ăn, cho ngủ lại. Giao long xuất hiện.

– Trả lời: Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi đến đấy. Bước đến ngã ba, thì bà lão gặp được hai mẹ con bà Góa. Người mẹ nhìn bà lão tội nghiệp liền đưa bà lão về nhà, cho bà cụ ăn, rồi cho bà cụ nghỉ lại nhà. Tối đó, bỗng hai mẹ con nhìn thấy chỗ bà lão nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn xuất hiện ở đấy. Hai mẹ con sợ hãi, nhắm mắt mặc cho số phận.

2.3. Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội?

Trước lúc ra đi, bà lão bày cách giúp hai mẹ con tránh tai hoạ. Cảnh nạn lụt xảy ra thảm khốc.

– Trả lời: Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con không thấy con giao long đâu nữa. Chỗ đó vẫn là bà cụ gầy gò, ốm yếu. Bà sửa soạn chuẩn bị rời đi. Trước lúc rời khỏi, bà lão nói với hai mẹ con: “ Vùng này sắp có lũ lớn, ta cho hai mẹ con nắm tro, nhớ rắc xung quanh nhà sẽ tránh được nạn”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho bà mẹ hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con làm được việc thiện”. Sau đó, bà lão biến mất. Nghe lời bà lão, hai mẹ con bà Góa làm theo những gì đã nghe được.

2.4. Hồ Ba Bể hình thành như thế nào?

Mẹ con bà goá dùng thuyền cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hổ Ba Bể. Còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ. Sau này, người ta gọi là gò Bà Góa.

*

– Trả lời: Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Mọi người, nhà cửa, ruộng vườn, đều bị chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của mẹ con bà Góa vẫn còn. Nước dâng cao bao nhiêu thì nền nhà cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng chìm trong lũ lụt, nghe lời bà lão dặn, lấy mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Bỗng nhiên vỏ trấu biến thành thuyền lớn. Hai mẹ con chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ, gọi là gò Bà Góa.

2.5. Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?

– Trả lời: Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Khuyên con người ta, hãy làm nhiều việc thiện, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

Xem thêm:

3. Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể tiếng Việt lớp 4

*

Bài học tiếng việt lớp 4Sự tích hồ Ba Bểlà một câu chuyện hay giải thích phần nào cho các em sự tích về hồ Ba Bể cũng như mang đến cho em bài học ý nghĩa.

Em cần nắm vững những kỹ năng nghe hiểu xử lý thông tin để trả lời chính xác các câu hỏi. Hãy theo dõi upes2.edu.vn để có nhiều kiến thức tiếng Việt hơn nữa nhé.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *