Cây Từ Bi: Đặc Điểm, Phân Bố Và Tác Dụng Chữa Bệnh Thận Yếu, Cây Từ Bi Trị Bệnh Gì

Cây đại bi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong dân gian từ rất lâu và là nguyên liệu để cất tinh dầu. Cây đại bị chính là nguyên liệu để làm ra vị thuốc mai hoa băng phiến được dùng trong cả Đông y và Tây y. Vậy cây đại bi có tác dụng gì?

Cây đại bi hay còn được gọi là cây từ bi, mai hoa băng phiến, long não hương, mai phiến, ngải nạp hương, đại ngải,… Tên khoa học của cây đại bị là Blumea balsamifera (L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Đang xem: Cây từ bi: đặc điểm, phân bố và tác dụng chữa bệnh thận yếu

Cây đại bi là một cây nhỡ, cao từ 1,5m tới 2,5m, thân cây có nhiều rãnh chạy dọc, có nhiều lông, phần ngọn chia nhiều cành. Lá cây đại bi có hình trứng, mặt trên lá có lông, mép lá gần như nguyên hay xẻ thành răng cưa. Lá cây từ bi có mùi thơm dễ chịu của băng phiến.

Hoa cây đại bi có màu vàng, mọc thành chùy nằm ở kẽ lá hay đầu cành. Trên bông hoa có nhiều lông tơ. Quả cây đại bi bé có 2 cạnh dài 1mm, có chùm lông ở đỉnh.

Cây từ bi mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, từ rừng núi cho đến đồng bằng đâu cũng có. Cây đại bi hay mọc ở nơi có nhiều ánh sáng, không thấy trong rừng sâu.

Cây từ bi
Cây đại bi có hoa màu vàng thường màu ở đầu cành

2. Tác dụng của cây đại bi

Trong lá cây đại bi thường có khoảng 0,2% đến 1,88% tinh dầu và chất băng phiến. Thành phần chủ yếu của tinh dầu trong lá đại bi là d.bocnela, l.campho xineola, limonen, acid myristic, acid palmitic, đồng thời nó còn chứa sesquiterpen alcol.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây từ bi là lá cây. Lá từ bi to dày, nhiều lông có mùi thơm hắc, có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, hái về rửa sạch, phơi trong bóng râm.

Mai hoa băng phiến thu được khi tiến hành chưng cất lá cây đại bi rồi cho thăng hoa. Búp và lá non cây đại bi có chứa nhiều mai hoa băng phiến hơn các bộ phận khác.

Mai hoa băng phiến ở dạng tinh thể có hình phiến trong suốt hoặc nửa trong suốt giống như cánh hoa mai. Nó có mùi thơm nhẹ dễ chịu, vị cay mát, trong Y Học Hiện Đại, hoạt chất này được gọi là borneol.

Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Tạm Thời, Mẫu Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Tạm Thời Mới 2022

2. 1. Tác dụng của cây đại bi theo Y Học Hiện Đại

Hạ huyết áp: Thí nghiệm trên động vật cho thấy dịch chiết từ lá cây đại bi gây hạ huyết áp, làm giãn mạch ngoại vi và ức chế hệ thần kinh giao cảm. Khi tiêm nước sắc lá đại bi vào tĩnh mạch động vật thí nghiệm làm xuất hiện huyết áp hạ do tim co bóp yếu và giãn mạch ngoại vi.Tác dụng bảo vệ gan: Các kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy chất blumeatin trong cây đại bi có tác dụng bảo vệ gan đối với nhiễm độc do CCl4 và thioacetamide gây nên.Lợi tiểu: Cao chiết bằng nước của cây đại bi có tác dụng lợi tiểu giống như cà phê, chè.

2. 2. Tác dụng của cây đại bi theo Y Học Cổ Truyền

Theo Y Học Cổ Truyền, lá cây đại bi có vị cay, đắng, tính ôn, nó có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng.

Lá cây đại bi được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cúm, làm thuốc xông cho ra mồ hôi. Dùng lá cây từ bi phối với một số lá có tinh dầu như lá bưởi, lá chanh, lá sả.

Cho tất cả các loại lá trên cho vào nồi nước đun sôi rồi xông. Chỗ xông cần kín gió, khi xông dùng chăn trùm kín cả người và nồi nước xông, hơi nước có tinh dầu thơm bốc lên làm ra mồ hôi. Sau khi xông xong dùng khăn khô lau hết mồ hôi sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.

Bên cạnh đó lá cây đại bi còn được sử dụng trong điều trị chứng đầy bụng, ăn uống khó tiêu, ho nhiều đờm. Hoặc dùng ngoài chữa lở loét, vết thương sưng đau, mụn ghẻ.

Xem thêm:

Cây đại bi

Một số bài thuốc từ cây từ bi và mai hoa băng phiến được bào chế từ cây từ bi:

Mai hoa băng phiến chữa trúng phong cấm khẩu, hôn mê: Dùng mai hoa băng phiến sát mạnh vào chân răng.Lá từ bi chữa ho: Sử dụng 200g lá cây từ bi, rễ cà gai leo 100g, rễ thủy xương bồ 100g, củ sả 100g, lá chanh 50g, trần bì 50g. Đem sắc 2 lần để được 700ml dung dịch, rồi cho thêm 300ml siro để được một lít cao. Mỗi lần uống 20ml cao này, ngày uống 2 lần.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *