Công Ước Quốc Tế Về Quyền Trẻ Em, Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Quyền Trẻ Em

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

LỜI MỞ ĐẦU

Các Quốc gia thành viên Công ước này,

Xét rằng, theo các nguyên tắc đã Công bốtrong Hiến chương Liên Hợp Quốc, sự thừa nhận phẩm giá vốn có cũng như các quyềnbình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại lànền tảng của tự do, Công lý và hòa bình trên thế giới;

Ghi nhớ rằng, các dân tộc thành viên của LiênHợp Quốc đã từng khẳng định lại trong Hiến chương niềm tin của mình vào các quyềncơ bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, đồng thời quyết tâm thúc đẩy tiếnbộ xã hội và cải thiện điều kiện sinh sống trên cơ sở một nền tự do rộng lớnhơn;

Thừa nhận rằng, trong Tuyên ngôn Toàn thế giớivề Quyền con người và các Công ước quốc tế về quyền con người, Liên Hợp Quốc đãthỏa thuận và công bố rằng, mọi người đều có quyền được hưởng mọi quyền và tựdo đã được nêu ra trong các văn kiện đó, mà không có bất cứ sự phân biệt đối xửnào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặcquan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặcđịa vị khác;

Nhắc lại rằng, trong Tuyên ngôn Toàn thế giớivề Quyền con người, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng, trẻ em có quyền được hỗ trợvà chăm sóc đặc biệt;

Tin tưởng rằng, gia đình, với ý nghĩa là tếbào xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọithành viên, nhất là trẻ em, cần được sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để đảmđương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng;

Thừa nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hàihòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình,trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông;

Xét rằng, trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ đểcó thể sống một cuộc sống riêng trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo tinhthần các lý tưởng được nêu ra trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là tinh thầnhòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết;

Ghi nhớ rằng, như đã chỉ ra trong Tuyên bố vềquyền trẻ em, ”trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sócvà bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như saukhi ra đời”;

Nhắc lại các điều khoản của Tuyên bố về cácnguyên tắc xã hội và pháp lý có liên quan đến bảo hộ và phúc lợi cho trẻ em, đặcbiệt đối với chế độ bố trí nuôi dưỡng và nhận con nuôi trong phạm vi quốc giavà quốc tế; Những quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về áp dụngpháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và Tuyên bố về bảo vệphụ nữ và trẻ em trong trường hợp khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang;

Thừa nhận rằng, ở mọi quốc gia trên thế giới,vẫn còn trẻ em sống trong các điều kiện đặc biệt khó khăn và những trẻ em đó cầnnhận được sự quan tâm đặc biệt;

Cân nhắc thích đáng đến tầm quan trọng củacác truyền thống và giá trị văn hóa của mỗi dân tộc nhằm thúc đẩy sự bảo vệ vàphát triển hài hòa của trẻ em;

Thừa nhận tầm quan trọng của hợp tác quốc tếđối với việc cải thiện điều kiện sống của trẻ em ở mọi quốc gia, đặc biệt ở cácquốc gia đang phát triển;

Đã thỏa thuận như sau:

PHẦNI

Điều 1.

Đang xem: Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Trong phạm vi Công ước này, trẻem có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thểđược áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.

Điều 2.

1. Các Quốcgia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ướcnày đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phânbiệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểmchính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản,khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay ngườigiám hộ hợp pháp của trẻ em đó.

2. Các Quốc gia thành viên phải thihành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hìnhthức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ýkiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc nhữngthành viên khác trong gia đình của trẻ em.

Điều 3.

1. Trong mọi hoạtđộng liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội củanhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quanpháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.

2. Các Quốc gia thành viên cam kếtbảođảm dành cho trẻ em sự bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của các em,có tính đến những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hay nhữngcá nhân khác có trách nhiệm pháp lý đối với trẻ em và nhằm mục đích đó, sẽ tiếnhành mọi biện pháp lập pháp và hành pháp thích hợp.

3. Các Quốc gia thành viên phải bảođảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệtrẻ em phải tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định,đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức khỏe, về số lượng và tính phù hợp củađội ngũ nhân viên các cơ quan đó, cũng như về sự giám sát trình độ chuyên môn.

Điều 4.

Các Quốc gia thành viên phảithi hành mọi biện pháp lập pháp, hành pháp thích hợp và các biện pháp khác đểthực hiện những quyền của trẻ em được thừa nhận trong Công ước này. Về các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa, các Quốc gia thành viên phải thi hành những biệnpháp như vậy ở mức độ tối đa theo khả năng sẵn có của mình, và khi cần thiết,trong khuôn khổ hợp tác quốc tế.

Điều 5.

Các Quốc gia thành viên phảitôn trọng trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ các bậc cha mẹ, hoặc trong trường hợpthích hợp, của các thành viên trong gia đình mở rộng hay của cộng đồng theophong tục địa phương quy định, của những người giám hộ pháp lý hay những ngườikhác chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với đứa trẻ, trong việc chỉ bảo và hướng dẫnthích hợp cho trẻ em thực hiện những quyền được thừa nhận trong Công ước này,theo cách thức phù hợp với mức độ phát triển về năng lực của đứa trẻ.

Điều 6.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống.

2. Các Quốc gia thành viên phảibảođảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Điều 7.

1. Trẻ em phảiđược đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịchngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình vàđược cha mẹ mình chăm sóc.

2. Các Quốc gia thành viên phảibảođảm việc thực hiện những quyền đó phù hợp với pháp luật quốc gia, với nhữngnghĩa vụ của họ theo các văn kiện quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệttrong trường hợp mà nếu không làm như thế thì đứa trẻ sẽ không có quốc tịch.

Điều 8.

1. Các Quốcgia thành viên cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc củamình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận,mà không có sự can thiệp bất hợp pháp nào.

2. Khi trẻ em bị tước đoạt một cáchbất hợp pháp một số hoặc tất cả những yếu tố thuộc về bản sắc của các em, thìcác Quốc gia thành viên phải cung cấp sự trợ giúp và bảo vệ thích hợp, nhằm mụcđích nhanh chóng khôi phục lại bản sắc cho các em đó.

Điều 9.

1. Các Quốcgia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha, mẹ trái với ýmuốn của họ, trừ trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền quyết định với sự thẩmđịnh của tòa án rằng theo pháp luật và các thủ tục áp dụng thì việc tách khỏicha, mẹ như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em. Quyết định này cóthể là cần thiết trong những trường hợp đặc biệt như trẻ em bị cha mẹ lạm dụnghay bỏ mặc, hoặc khi cha mẹ sống ly thân và cần có một quyết định về nơi cư trúcủa trẻ em.

2. Trong mọi quá trình tố tụng theonhư khoản 1, mọi bên liên quan phải được có cơ hội tham gia và bày tỏ quan điểmcủa mình.

3. Các Quốc gia thành viên phải tôntrọng quyền của đứa trẻ phải sống cách ly khỏi cha, mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, đượcduy trì những quan hệ riêng tư và được tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ mộtcách đều đặn, trừ khi việc này trái với lợi ích tốt nhất của đứa trẻ.

3. Khi việc tách khỏi cha, mẹ như vậylà kết quả của bất kỳ hành động nào của một Quốc gia thành viên như giam giữ, bỏtù, trục xuất khỏi đất nước, đày đi xa hay chết (gồm cả những cái chết xảy ra dobất kỳ nguyên nhân nào khi người đó đang bị nhà nước giam giữ), của cha hay mẹhoặc cả cha lẫn mẹ của đứa trẻ, hay của bản thân đứa trẻ, thì Quốc gia thànhviên đó phải cung cấp theo yêu cầu cho cha mẹ, cho đứa trẻ, hoặc nếu thích hợp,cho một thành viên khác của gia đình, những thông tin thiết yếu về địa chỉ củamột hay nhiều thành viên vắng mặt của gia đình, trừ khi việc cung cấp thông tinnhư thế sẽ phương hại đến phúc lợi của đứa trẻ. Các Quốc gia thành viên còn phảibảo đảm rằng việc đề ra yêu cầu như vậy sẽ không tự nó gây nên những hậu quả cóhại cho người (hoặc những người) liên quan.

Điều 10.

1. Phù hợp vớinghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo Điều 9, khoản 1, các đơn của đứa trẻhoặc của cha mẹ đứa trẻ yêu cầu được nhập cảnh vào hay xuất cảnh khỏi một Quốcgia thành viên vì mục đích đoàn tụ gia đình phải được các Quốc gia thành viên xửlý một cách tích cực, nhân đạo và nhanh chóng. Hơn nữa, các Quốc gia thành viênphải bảo đảm rằng việc đưa một yêu cầu như thế sẽ không gây ra những hậu quả cóhại cho những người đứng đơn yêu cầu và cho các thành viên gia đình họ.

2. Trẻ em có cha mẹ mà mỗi người cưtrú ở các quốc gia khác nhau phải có quyền được duy trì đều đặn, trừ khi gặphoàn cảnh đặc biệt, các quan hệ cá nhân và tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ.Nhằm mục đích đó và phù hợp với nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo Điều9, khoản 2, các Quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền của đứa trẻ và của chamẹ em được rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả chính quốc gia của họ và quyềntrở về quốc gia của họ. Quyền được rời khỏi bất kỳ quốc gia nào sẽ chỉ lệ thuộcvào những điều hạn chế được ghi trong pháp luật và cần thiết để bảo vệ an ninhquốc gia, trật tự công cộng, y tế, đạo đức hoặc các quyền và sự tự do của nhữngngười khác, và phù hợp với các quyền khác được thừa nhận trong Công ước này.

Điều 11.

1. Các Quốcgia thành viên phải tiến hành các biện pháp để chống việc mang trẻ em ra nướcngoài bất hợp pháp và việc không đưa trẻ em trở về từ nước ngoài.

2. Để đạt được mục đích này, các Quốcgia thành viên sẽ thúc đẩy việc ký kết những hiệp định song phương hoặc đaphương có liên quan, hay tham gia các hiệp định hiện có.

Điều 12.

1. Các Quốcgia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểmriêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tácđộng đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cáchthích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.

2. Vì mục đích đó, trẻ em phải đượcđặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tưpháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một ngườiđại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủtục trong pháp luật quốc gia.

Điều 13.

1. Trẻ em cóquyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận vàphổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng lời nói,văn bản viết tay hoặc bản in, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phươngtiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn.

2. Việc thực hiện quyền này có thểphải chịu một số hạn chế nhất định, nhưng những hạn chế này phải được quy địnhbằng pháp luật và là cần thiết:

a. Để tôn trọng các quyền và danh dựcủa người khác; hoặc

b. Để bảo vệ an ninh quốc gia, trậttự công cộng, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng.

Điều 14.

1. Các Quốcgia thành viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôngiáo của trẻ em.

2. Các Quốc gia thành viên phải tôntrọng quyền, nghĩa vụ của các bậc cha mẹ, và trong trường hợp thích hợp, của nhữngngười giám hộ pháp lý, trong việc hướng dẫn trẻ em thực hiện quyền này một cáchphù hợp với mức độ phát triển của các em.

3. Quyền tự do thực hành tôn giáo hoặctín ngưỡng chỉ có thể chịu những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiếtđể bảo vệ an ninh công cộng, trật tự xã hội, y tế hay đạo đức của cộng đồng hoặcđể bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

Điều 15.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận các quyền của trẻ em được tự do kết giao và hội họphòa bình.

2. Các Quốc gia thành viên không đượcđặt ra bất kỳ một hạn chế nào với việc thực hiện các quyền này, ngoài những điềumà đề ra phù hợp với pháp luật và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợiích của an ninh quốc gia, an ninh công cộng, trật tự xã hội, y tế, đạo đức củacộng đồng, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

Điều 16.

1. Không trẻem nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, giađình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dựvà thanh danh của các em.

2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảovệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.

Điều 17.

Các Quốc gia thành viên thừanhận chức năng quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng và phảibảođảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ởphạm vi quốc gia và quốc tế, đặc biệt là những thông tin, tư liệu nhằm mục đíchcổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất vàtinh thần của trẻ em.

Nhằm mục đích này, các Quốc gia thành viên sẽ:

1. Khuyến khích các cơ quan truyềnthông đại chúng phổ biến những thông tin và tư liệu có lợi về xã hội và văn hóacho trẻ em và phù hợp với tinh thần của Điều 29;

2. Khuyến khích sự hợp tác quốc tếtrong việc sản xuất, trao đổi và phổ biến những thông tin và tư liệu như thế từnhiều nguồn văn hóa khác nhau ở quốc gia và quốc tế;

3. Khuyến khích việc sản xuất và phổbiến sách dành cho trẻ em;

4. Khuyến khích các cơ quan thôngtin đại chúng đặc biệt lưu ý đến những nhu cầu về ngôn ngữ của trẻ em thuộc cácnhóm thiểu số hay bản địa;

5. Khuyến khích phát triển những hướngdẫn thích hợp cho việc bảo vệ trẻ em chống lại những thông tin và tư liệu có hạicho lợi ích của các em, có lưu ý đến những quy định được nêu trong các Điều 13và 18.

Điều 18.

1. Các Quốcgia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để bảo đảm việc thừa nhận nguyêntắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự pháttriển của con cái. Cha mẹ, và tùy trường hợp có thể là người giám hộ hợp pháp,có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em. Nhữnglợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ.

2. Vì mục đích bảo đảm và thúc đẩyviệc thực hiện các quyền được quy định trong Công ước này, các Quốc gia thànhviên phải dành sự giúp đỡ thích đáng cho các bậc cha mẹ và những người giám hộhợp pháp trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, và phải bảo đảmphát triển những thể chế, phương tiện và dịch vụ cho việc chăm sóc trẻ em.

3. Các Quốc gia thành viên phải thihành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho con cái của những cha mẹ đang làmviệc có quyền được hưởng các dịch vụ và phương tiện chăm sóc trẻ em mà họ có đủtư cách được hưởng.

Điều 19.

1. Các Quốcgia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp,xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặctinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngượcđãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trongvòng chăm sóc của cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, của một hay nhiều người giám hộpháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em.

2. Những biện pháp bảo vệ như vậy,trong chừng mực thích hợp, cần bao gồm các thủ tục hữu hiệu để thành lập cácchương trình xã hội nhằm dành sự hỗ trợ cần thiết cho trẻ em và những ngườichăm sóc trẻ em, cũng như các hình thức phòng ngừa khác và cho việc xác định,báo cáo, chuyển cấp, điều tra, xử lý và tiến hành những bước tiếp theo trongcác trường hợp ngược đãi trẻ em như đã mô tả trên đây, và, nếu thích hợp, cho sựcan thiệp về mặt tư pháp.

Điều 20.

1. Một trẻem, tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình, hoặc vì nhữnglợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không được phép tiếp tục ở trongmôi trường gia đình, có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhànước.

2. Các Quốc gia thành viên phải chocác trẻ em như thế được hưởng sự chăm sóc thay thế tương ứng, phù hợp với phápluật quốc gia.

3. Sự chăm sóc như thế có thể bao gồmnhiều hình thức, chẳng hạn như gửi nuôi, hình thức Kafala theo luật Hồi giáo,việc nhận làm con nuôi, hoặc nếu cần thiết, gửi vào những cơ sở chăm sóc trẻ emthích hợp. Khi cân nhắc các giải pháp, phải quan tâm thích đáng đến mong muốnnuôi dạy trẻ em lâu dài cũng như đến nền tảng dân tộc, tôn giáo, văn hóa vàngôn ngữ của đứa trẻ.

Điều 21.

Các Quốc gia thành viên mà thừanhận hoặc cho phép việc nhận làm con nuôi phải bảo đảm rằng những lợi ích tốtnhất của trẻ em là mối quan tâm cao nhất trong vấn đề này, và phải:

1. Bảo đảm rằng, việc nhận trẻ emlàm con nuôi chỉ được tiến hành với sự cho phép của những cơ quan có thẩm quyềnmà, phù hợp với pháp luật và các thủ tục, và trên cơ sở các thông tin thích hợpvà đáng tin cậy, quyết định rằng việc nhận trẻ em làm con nuôi là có thể chấpnhận được khi xét đến thân phận của trẻ em về cha, mẹ, họ hàng, người giám hộ hợppháp và rằng, nếu được yêu cầu, những người có liên quan đó đồng ý một cách cóhiểu biết việc nhận con nuôi trên cơ sở tham khảo ý kiến khi cần thiết;

2. Thừa nhận rằng, việc cho trẻ emra nước ngoài làm con nuôi có thể coi như một biện pháp thay thế để chăm sóc trẻem, nếu như đứa trẻ đó không thể gửi gắm được cho một gia đình chăm nom hay đượcmột gia đình nhận nuôi, hoặc không thể nhận được sự chăm sóc bằng bất cứ cáchthức thích hợp nào khác tại nước nguyên quán của em;

3. Bảo đảm rằng trẻ em được người nướcngoài nhận làm con nuôi cũng được hưởng những sự bảo vệ và điều kiện tươngđương theo các quy định hiện hành của việc làm con nuôi trong nước;

4. Thi hành tất cả các biện phápthích hợp để bảo đảm rằng, trong trường hợp nhận con nuôi ở nước ngoài, việc nhậncon nuôi không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của những ngườiliên quan trong việc nhận con nuôi;

5. Khi thích hợp, thúc đẩy những mụctiêu của điều này bằng cách ký kết những dàn xếp hoặc thỏa thuận song phươnghay đa phương và cố gắng trong khuôn khổ đó, bảo đảm rằng việc đưa trẻ em sangnước khác làm con nuôi do những cơ quan hay bộ phận có thẩm quyền tiến hành.

Điều 22.

1. Các Quốcgia thành viên phải thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng nhữngtrẻ em xin quy chế tị nạn hoặc được xem là người tị nạn theo pháp luật và thủ tụcquốc gia hay quốc tế có liên quan, dù có cha mẹ hay bất kỳ một người nào khácđi cùng hay không đi cùng, sẽ nhận được sự bảo vệ và giúp đỡ nhân đạo thíchđáng trong việc hưởng các quyền thích hợp nêu ra trong Công ước này, và trongnhững văn kiện quốc tế khác về quyền con người hay nhân đạo mà những quốc giacó liên quan là thành viên.

2. Nhằm mục đích đó, các Quốc giathành viên, nếu xét thấy thích hợp, cần hợp tác trong mọi cố gắng của Liên HợpQuốc hoặc các tổ chức liên chính phủ hay phi chính phủ có thẩm quyền đang hợptác với Liên Hợp Quốc, để bảo vệ, giúp đỡ những trẻ em như thế, và để tìm kiếmcha mẹ hoặc những thành viên khác trong gia đình của bất kỳ trẻ em tị nạn nào,nhằm có được những thông tin cần thiết để đưa trẻ em đó đoàn tụ gia đình. Trongtrường hợp không thể tìm ra cha mẹ hay các thành viên khác của gia đình em thìđứa trẻ đó phải được hưởng sự bảo vệ giống như bất kỳ trẻ em nào mà vĩnh viễnhay tạm thời bị mất môi trường gia đình vì bất kỳ lý do gì, như đã được nêutrong Công ước này.

Điều 23.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận rằng trẻ em khuyết tật về tinh thần hay thể chất cầnđược hưởng một cuộc sống đầy đủ và tươm tất trong những điều kiện bảo đảm phẩmgiá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo cơ sở cho trẻ em tham gia tích cực vào cộngđồng.

2. Các Quốc gia thành viên thừa nhậnquyền của trẻ em khuyết tật được chăm sóc đặc biệt và tùy theo các nguồn lực sẵncó, phải khuyến khích và bảo đảm dành cho trẻ em khuyết tật và cho những ngườicó trách nhiệm chăm sóc sự giúp đỡ mà họ yêu cầu mà thích hợp với điều kiện củatrẻ em đó và với hoàn cảnh của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em đó.

3. Trên cơ sở thừa nhận các nhu cầuđặc biệt của trẻ em khuyết tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ em khuyết tật theo khoản2 của điều này phải được cung cấp miễn phí, bất kỳ khi nào có thể, có tính đếnkhả năng tài chính của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em khuyết tậtvà sự giúp đỡ đó sẽ được sắp xếp để bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật được tiếp cậnmột cách hiệu quả và được nhận sự giáo dục, đào tạo, các dịch vụ y tế và dịch vụphục hồi chức năng, chuẩn bị công ăn việc làm và các cơ hội vui chơi, giải trítheo cách thức có lợi cho việc trẻ em có thể hòa nhập tối đa vào xã hội và pháttriển các năng lực cá nhân, kể cả sự phát triển văn hóa và tinh thần của nhữngtrẻ em đó.

Điều 24.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe ở mứccao nhất có thể được và được tiếp cận các cơ sở chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.Các Quốc gia thành viên phải cố gắng bảo đảm không một trẻ em nào bị tước đoạtquyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vậy.

2. Các Quốc gia thành viên phải theođuổi việc thực hiện đầy đủ quyền này, và đặc biệt, phải thực hiện những biệnpháp thích hợp để:

a. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinhvà trẻ em;

b. Bảo đảm dành sự giúp đỡ y tế vàchăm sóc sức khỏe cần thiết cho mọi trẻ em, trong đó chú trọng phát triển côngtác chăm sóc sức khỏe ban đầu;

c. Chống bệnh tật và nạn suy dinh dưỡng,kể cả trong khuôn khổ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẳng hạn qua việc ápdụng các công nghệ sẵn có và qua việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và nướcuống sạch, có tính đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường;

d. Bảo đảm việc chăm sóc sức khỏethích hợp cho người mẹ trước và sau khi sinh;

e. Bảo đảm rằng mọi tầng lớp xã hội,đặc biệt là những bậc cha mẹ và trẻ em, được thông tin, tiếp thu giáo dục và đượchỗ trợ trong việc sử dụng các kiến thức cơ bản về sức khỏe và dinh dưỡng của trẻem, về những ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, về vệ sinh cá nhân, vệ sinhmôi trường và phòng ngừa các tai biến;

f. Phát triển công tác phòng bệnh,hướng dẫn cha mẹ, cũng như các hoạt động giáo dục và dịch vụ kế hoạch hóa giađình.

3. Các Quốc gia thành viên phải thựchiện mọi biện pháp thích hợp và hiệu quả nhằm xóa bỏ những tập tục có hại cho sứckhỏe của trẻ em.

4. Các Quốc gia thành viên cam kếtthúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế nhằm dần dần đạt đến sự thực hiện đầyđủ các quyền được thừa nhận trong điều này. Về vấn đề này, phải đặc biệt tính đếnnhu cầu của các quốc gia đang phát triển.

Điều 25.

Các Quốc gia thành viên thừanhận rằng những trẻ em được các nhà chức trách có thẩm quyền bố trí chăm sóc, bảovệ, hoặc điều trị sức khỏe về thể chất hay tinh thần có quyền được hưởng sự xemxét lại theo định kỳ chế độ điều trị và mọi điều kiện khác liên quan đến sự bốtrí nói trên.

Điều 26.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận mọi trẻ em đều có quyền hưởng an sinh xã hội, kể cả bảohiểm xã hội, và phải thi hành những biện pháp cần thiết để thực hiện đầy đủ quyềnnày phù hợp với pháp luật nước mình.

2. Khi thích hợp, các quyền lợi nàycần được cung cấp trên cơ sở có tính đến các nguồn lực, hoàn cảnh của trẻ em vàcủa những người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, cũng như yếu tố khác cóliên quan đến việc xin được hưởng những quyền lợi đó do trẻ em hay người đại diệncho trẻ em thực hiện.

Điều 27.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận quyền của mọi trẻ em được có mức sống thích đáng đểphát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.

2. Cha mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ hay nhữngngười khác chịu trách nhiệm về trẻ em có trách nhiệm đầu tiên trong việcbảođảm các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em theo năng lực vàkhả năng tài chính của mình.

3. Các Quốc gia thành viên, phù hợpvới điều kiện của nước mình và trong phạm vi các phương tiện sẵn có của mình,phải thi hành các biện pháp thích hợp để giúp đỡ các bậc cha mẹ và những ngườikhác chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này, và trong trường hợp cầnthiết, phải thực hiện những chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệtlà về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở.

4. Các Quốc gia thành viên phải tiếnhành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm phục hồi việc nuôi dưỡng trẻ em từ chamẹ hay những người khác có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em tại Quốc giathành viên đó cũng như ở nước ngoài. Cụ thể, nếu người có trách nhiệm về tàichính đối với trẻ em sống ở một quốc gia khác thì các Quốc gia thành viên phảithúc đẩy việc gia nhập các thỏa thuận quốc tế hay ký kết những thỏa thuận như vậy,cũng như đặt ra những cơ chế thích hợp khác.

Xem thêm: Rs Là Đơn Vị Tiền Nước Nào, 1 Rupee Quy Đổi Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam

Điều 28.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để từng bước thựchiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, phải:

a. Thực hiện chính sách giáo dục tiểuhọc bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người;

b. Khuyến khích phát triển nhiềuhình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề,làm cho những hình thức giáo dục này sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận,và thi hành các biện pháp thích hợp như đưa ra loại hình giáo dục miễn phí vàcung cấp hỗ trợ tài chính trong trường hợp cần thiết;

c. Dùng mọi phương tiện thích hợp đểgiúp cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, đều có thể tiếp cận vớigiáo dục đại học;

d. Làm cho những hướng dẫn và thôngtin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận được;

e. Có biện pháp khuyến khích việc đihọc đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học.

2. Các Quốc gia thành viên phải thihành các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng kỷ luật nhà trường được thực hiệnphù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo đúng Công ước này.

3. Các Quốc gia thành viên phải thúcđẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong những vấn đề liên quan đến giáo dục,đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xóa bỏ nạn dốt nát và mù chữ trên toàn thế giớivà tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kỹ thuậtvà các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về mặt này, nhu cầu của các quốc giađang phát triển phải được đặc biệt chú ý.

Điều 29.

1. Các Quốcgia thành viên nhất trí rằng, việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:

a. Phát triển tối đa nhân cách, tàinăng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;

b. Phát triển sự tôn trọng quyền conngười và các tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiếnchương Liên Hợp Quốc;

c. Phát triển sự tôn trọng đối vớicha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bảnthân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em đang sốngvà của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác vớinền văn minh của nơi mà trẻ em sinh ra;

d. Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộcsống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình,khoan dung, bình đẳng giữa nam và nữ và tình hữu nghị giữa các dân tộc, cácnhóm chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và những người gốc bản địa;

e. Phát triển sự tôn trọng đối vớimôi trường tự nhiên.

2. Không một quy định nào trong điềunày hay trong Điều 28 sẽ được giải thích theo hướng làm tổn hại đến quyền tự docủa các cá nhân và tập thể được thành lập và điều hành những tổ chức giáo dục,với điều kiện phải luôn tuân thủ nguyên tắc được nêu trong khoản 1 của điều nàyvà phù hợp các yêu cầu là giáo dục do các tổ chức đó cung cấp phải tuân theocác tiêu chuẩn tối thiểu mà Nhà nước đặt ra.

Điều 30.

Tại những quốc gia có cácnhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ hoặc những người bản địa, trẻem thuộc một nhóm thiểu số đó hoặc trẻ em bản địa sẽ không bị khước từ quyền đượchưởng nền văn hóa của mình, được bày tỏ, thực hành tôn giáo của mình và sử dụngngôn ngữ của mình khi sinh hoạt trong cộng đồng với các thành viên khác củanhóm.

Điều 31.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và thư giãn, được thamgia vui chơi và những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạtvăn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.

2. Các Quốc gia thành viên phải tôntrọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hóavà nghệ thuật, và sẽ khuyến khích việc dành cho trẻ em những cơ hội bình đẳng,thích hợp trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí và thư giãn.

Điều 32.

1. Các Quốcgia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinhtế và không phải làm bất kỳ Công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc họchành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất,trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em.

2. Các Quốc gia thành viên phải thihành những biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục để bảo đảm thựchiện điều này. Để đạt mục tiêu này, và tính đến những điều khoản thích hợp củanhững văn kiện quốc tế khác, các Quốc gia thành viên phải:

a. Quy định một hay nhiều mức tuổi tốithiểu được phép thu nhận vào làm công;

b. Có các quy định thích hợp về giờgiấc và điều kiện lao động của người làm công;

c. Có các hình thức phạt tiền haycác hình thức phạt thích hợp khác để bảo đảm thực hiện điều này.

Điều 33.

Các Quốc gia thành viên phảithực hiện mọi biện pháp thích hợp, bao gồm những biện pháp lập pháp, hành pháp,xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi bị lôi kéo vào việc sử dụng bất hợppháp các chất ma túy và kích thích thần kinh như đã được quy định trong các điềuước quốc tế có liên quan, và để ngăn ngừa việc sử dụng trẻ em vào việc sản xuất,buôn bán bất hợp pháp các chất đó.

Điều 34.

Các Quốc gia thành viên cam kếtbảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Vì mục đíchnày, các Quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp ởcấp quốc gia, song phương và đa phương để ngăn ngừa;

1. Việc xúi giục hay ép buộc trẻ emtham gia bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào;

2. Việc sử dụng có tính chất bóc lộttrẻ em trong hoạt động mại dâm hay các hoạt động tình dục trái pháp luật khác;

3. Việc sử dụng có tính chất bóc lộttrẻ em trong các cuộc biểu diễn hay trong các tài liệu khiêu dâm.

Điều 35.

Các Quốc gia thành viên phảithực hiện mọi biện pháp song phương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa việc bắtcóc, buôn bán trẻ em vì bất kỳ mục đích gì, dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 36.

Các Quốc gia thành viên phảibảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột khác làm phương hại về bất kỳ phươngdiện nào đến phúc lợi của trẻ em.

Điều 37.

Các Quốc gia thành viên phảibảo đảm rằng:

1. Không trẻ em nào bị tra tấn hay bịđối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Những ngườidưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị áp dụng hình phạttử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng được phóng thích;

2. Không trẻ em nào bị tước quyền tựdo một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phảiđược tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng vàáp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;

3. Mọi trẻ em bị tước quyền tự do phảiđược đối xử nhân đạo với sự tôn trọng phẩm giá vốn có của con người, theo cáchthức có tính đến các nhu cầu của những người ở lứa tuổi các em. Đặc biệt, mọitrẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với người lớn, trừ trường hợp vì lợiích tốt nhất của trẻ mà không nên làm như vậy, và các em phải có quyền duy trìsự tiếp xúc với gia đình qua thư từ và các cuộc viếng thăm, trừ những trường hợpngoại lệ;

4. Mọi trẻ em bị tước tự do có quyềnđược nhanh chóng tiếp cận sự trợ giúp pháp lý và những trợ giúp thích hợp khác,cũng như quyền được chất vấn tính chất hợp pháp của việc tước tự do đó trước mộttòa án hay cơ quan có thẩm quyền, độc lập, vô tư khác và có quyền đòi hỏi mộtquyết định nhanh chóng liên quan đến bất kỳ hành động nào như vậy.

Điều 38.

1. Các Quốcgia thành viên cam kết tôn trọng và bảo đảm tôn trọng những quy tắc về luật nhânđạo quốc tế trong các cuộc xung đột vũ trang có liên quan đến trẻ em mà có hiệulực với nước mình.

2. Các Quốc gia thành viên phải thihành mọi biện pháp khả thi có thể thực hiện được nhằm bảo đảm rằng những ngườichưa đến tuổi 15 không phải trực tiếp tham gia chiến sự.

3. Các Quốc gia thành viên phảitránh tuyển mộ bất kỳ người nào chưa đến 15 tuổi vào lực lượng vũ trang củamình; khi tuyển mộ trong số những người đã đến 15 tuổi nhưng chưa đến 18 tuổi,các Quốc gia thành viên phải cố gắng ưu tiên tuyển mộ những người nhiều tuổi nhấttrong số đó.

4. Phù hợp với nghĩa vụ của mìnhtheo luật nhân đạo quốc tế là bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột vũtrang, các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp có thể thực hiện đượcnhằm bảo đảm sự bảo vệ và chăm sóc những trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũtrang.

Điều 39.

Các Quốc gia thành viên phảitiến hành mọi biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lývà tái hòa nhập xã hội của trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặc, bóc lộthay lạm dụng nào; tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vônhân đạo và hạ thấp nhân phẩm nào khác; hoặc của các cuộc xung đột vũ trang. Sựphục hồi và tái hòa nhập đó phải diễn ra trong môi trường giúp cho sức khỏe,lòng tự trọng và phẩm giá của trẻ em được phát triển.

Điều 40.

1. Các Quốcgia thành viên Công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bịxác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việcthúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thứctăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của ngườikhác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hòanhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trongxã hội.

2. Nhằm mục đích đó và xét đến nhữngđiều khoản thích hợp trong các văn kiện quốc tế, cụ thể, các Quốc gia thànhviên sẽ bảo đảm rằng:

a. Không một trẻ em nào bị tìnhnghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự vì những hành độnghay không hành động mà luật quốc gia và quốc tế không cấm vào thời điểm xảy ra;

b. Mọi trẻ em bị tình nghi hay bịcáo buộc là đã vi phạm luật hình sự được có ít nhất những điều bảo đảm sau đây:

i. Được coi là vô tội cho tới khi bịchứng minh rằng đã phạm tội theo pháp luật;

ii. Được thông báo nhanh chóng và trựctiếp về lời buộc tội và nếu thích hợp, được thông báo qua cha mẹ hay người giámhộ hợp pháp của mình, được trợ giúp về mặt pháp lý hoặc những trợ giúp thích hợpkhác để chuẩn bị và trình bày lời bào chữa của mình;

iii. Được một nhà chức trách, hoặccơ quan tư pháp có thẩm quyền, độc lập và vô tư xem xét vụ việc một cách khẩntrương tại một phiên tòa công bằng theo pháp luật, có sự trợ giúp về mặt pháplý hay trợ giúp thích hợp khác, trừ trường hợp không nên làm như vậy vì lợi íchtốt nhất của trẻ em, đặc biệt xét đến độ tuổi và tình trạng của trẻ em, của chamẹ hay những người giám hộ hợp pháp;

iv. Không bị ép buộc phải đưa ra lờikhai hoặc nhận tội; được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những người làm chứngchống lại mình; được tham gia và thẩm vấn những người làm chứng cho mình theonhững điều kiện bình đẳng;

v. Nếu bị coi là đã vi phạm luậthình sự, thì có quyền yêu cầu một nhà chức trách hoặc cơ quan tư pháp có thẩmquyền cao hơn, độc lập và vô tư xem xét lại quyết định và những biện pháp thihành theo quyết định đó theo pháp luật;

vi. Được trợ giúp phiên dịch miễnphí nếu trẻ em không hiểu hay không nói được ngôn ngữ sử dụng trong quá trình tốtụng;

vii. Mọi điều riêng tư của trẻ em phảiđược hoàn toàn tôn trọng trong mọi giai đoạn tố tụng.

3. Các Quốc gia thành viên phải tìmcách thúc đẩy việc thiết lập những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế ápdụng riêng cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã viphạm luật hình sự, và cụ thể là:

c. Xác định độ tuổi tối thiểu mà dướiđộ tuổi đó trẻ em sẽ được coi là không có khả năng vi phạm luật hình sự;

d. Bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cầnthiết cần đề ra các biện pháp xử lý những trẻ em vi phạm pháp luật hình sự màkhông phải sử dụng đến thủ tục tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảovệ pháp lý được tôn trọng đầy đủ.

4. Đưa ra nhiều biện pháp khác nhaunhư ra lệnh chăm sóc, hướng dẫn và giám sát; tư vấn; thử thách; chăm nuôi; cácchương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác cho việc quảnlý tại cơ sở nhằm bảo đảm cho trẻ em được đối xử phù hợp với phúc lợi của trẻvà tương xứng với hoàn cảnh cũng như hành vi phạm tội của trẻ.

Điều 41.

Không một quy định nào trongCông ước này làm ảnh hưởng tới bất kỳ quy định nào khác mà tạo điều kiện dễdàng hơn trong việc thực hiện quyền trẻ em, mà có thể được nêu trong:

1. Pháp luật của một Quốc gia thànhviên; hay,

2. Pháp luật quốc tế có hiệu lực vớiquốc gia đó.

PHẦNII

Điều 42.

Các Quốc gia thành viên cam kếtphổ biến rộng rãi những nguyên tắc và quy định của Công ước này tới người lớncũng như trẻ em, bằng các phương tiện thích hợp và tích cực.

Điều 43.

1. Nhằm mục đíchxem xét sự tiến bộ mà các Quốc gia thành viên đạt được trong việc thực hiện nhữngnghĩa vụ họ đã cam kết trong Công ước này, một Ủy ban về quyền trẻ em đượcthành lập để thực hiện các chức năng quy định dưới đây:

2. Ủy ban này bao gồm 18 chuyên giacó đạo đức tốt và có năng lực được thừa nhận trong lĩnh vực mà Công ước đề cập<1>. Các thành viên của Ủy ban sẽ do những Quốcgia thành viên bầu ra trong số công dân của mình và họ sẽ làm việc với tư cáchcá nhân, có tính đến sự phân bố công bằng về địa lý cũng như các hệ thống phápluật chính.

3. Các thành viên của Ủy ban được bầubằng cách bỏ phiếu kín từ danh sách những người do các Quốc gia thành viên đề cử.Mỗi Quốc gia thành viên có thể đề cử một công dân của nước mình.

4. Cuộc bầu cử đầu tiên sẽ được tiếnhành không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày Công ước có hiệu lực và sau đó cứ 2 nămtiến hành một lần. Ít nhất 4 tháng trước mỗi cuộc bầu cử, TổngThư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư tới các Quốc gia thành viên mời họ đề cử trongvòng 2 tháng. Sau đó, Tổng Thư ký sẽ chuẩn bị một danh sách theo thứ tự trong bảngchữ cái những người đã được đề cử, trong đó nêu rõ Quốc gia thành viên đề cử họ,và sẽ gửi danh sách đó cho các Quốc gia thành viên của Công ước này.

5. Các cuộc bầu cử được tổ chứctrong phiên họp của các Quốc gia thành viên do Tổng Thư ký triệu tập tại trụ sởLiên Hợp Quốc. Các phiên họp này phải có ít nhất hai phần ba số các Quốc giathành viên tham dự, những người được bầu vào Ủy ban là những người nhận được sốphiếu cao nhất và chiếm đa số tuyệt đối trong tổng số phiếu của đại diện các Quốcgia thành viên có mặt và bỏ phiếu.

6. Các thành viên của Ủy ban được bầuvới nhiệm kỳ 4 năm. Họ có quyền tái cử nếu như được đề cử lại. Nhiệm kỳ của 5trong số những thành viên được bầu trong lần bầu cử đầu tiên sẽ kết thúc sau 2năm. Ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của 5 thành viên này sẽ được Chủ tịchphiên họp chọn bằng rút thăm.

7. Nếu một thành viên của Ủy ban chếthoặc từ chức hay tuyên bố rằng vì bất kỳ một lý do nào khác không thể đảm nhiệmcông việc trong Ủy ban, Quốc gia thành viên đã đề cử thành viên đó sẽ có quyềnbổ nhiệm một chuyên gia khác là công dân nước mình làm việc trong thời gian cònlại của nhiệm kỳ, với sự chấp thuận của Ủy ban.

8. Ủy ban sẽ đề ra các quy tắc thủ tụcriêng của mình.

9. Ủy ban sẽ bầu ra các quan chức củamình theo nhiệm kỳ 2 năm.

10. Thông thường, các phiên họp của Ủyban được tổ chức tại trụ sở của Liên Hợp Quốc hay bất kỳ nơi thuận tiện nàokhác do Ủy ban quyết định. Thông thường Ủy ban họp hàng năm. Thời gian cácphiên họp của Ủy ban sẽ được quyết định và xem xét lại, nếu cần thiết, bằng mộtphiên họp của các Quốc gia thành viên Công ước này, với sự thông qua của Đại Hộiđồng Liên Hợp Quốc.

11. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽcung cấp nhân sự và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện có hiệu quả các chứcnăng của Ủy ban theo Công ước này.

12. Với sự thông qua của Đại Hội đồng,các thành viên của Ủy ban được thành lập theo Công ước này được nhận thù lao củaLiên Hợp Quốc theo những quy định và điều kiện mà Đại Hội đồng quy định.

Điều 44.

1. Các Quốcgia thành viên cam kết trình lên Ủy ban, thông qua Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc,các báo cáo về những biện pháp mà họ đã đề ra nhằm thực hiện các quyền được thừanhận trong Công ước này, và về những tiến bộ mà họ đã đạt được trong việc thựchiện các quyền này:

a. Trong vòng 2 năm kể từ khi Công ướccó hiệu lực đối với Quốc gia thành viên liên quan;

b. Sau đó cứ 5 năm một lần.

2. Các báo cáo được đệ trình theo điềunày phải nêu ra những nhân tố và các khó khăn, nếu có, mà ảnh hưởng đến việc thựchiện những nghĩa vụ nêu ra trong Công ước này. Các báo cáo cũng phải cung cấp đầyđủ thông tin để Ủy ban có thể hiểu biết toàn diện về tình hình thực hiện Công ướcở nước có liên quan.

3. Một Quốc gia thành viên đã trìnhbáo cáo tổng thể đầu tiên với Ủy ban không cần nhắc lại trong các báo cáo tiếptheo được gửi theo khoản 1 (b) những thông tin cơ bản đã cung cấp trước đó.

4. Ủy ban có thể yêu cầu các Quốcgia thành viên cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến việc thựchiện Công ước.

5. Ủy ban sẽ trình báo cáo về hoạt độngcủa mình cho Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hai năm một lần, thông qua Hội đồngKinh tế và Xã hội.

6. Các Quốc gia thành viên phải Côngbố rộng rãi những báo cáo quốc gia về việc thực hiện Công ước cho công chúng nướcmình.

Điều 45.

Để thúc đẩy sự thực hiện cóhiệu quả Công ước và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực mà Côngước này đã đề cập:

1. Các tổ chức chuyên môn, Quỹ Nhi đồngLiên Hợp Quốc và những cơ quan khác của Liên Hợp Quốc có quyền có đại diệntrong khi xem xét việc thực hiện những quy định của Công ước này thuộc phạm vitrách nhiệm của các cơ quan đó. Ủy ban có thể mời các tổ chức chuyên môn, QuỹNhi đồng Liên Hợp Quốc và những cơ quan có thẩm quyền khác mà Ủy ban coi làthích hợp để cung cấp các ý kiến tư vấn chuyên môn về việc thực hiện Công ướctrong các lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của những cơ quan này. Ủy ban cóthể đề nghị các tổ chức chuyên môn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và những cơ quankhác của Liên Hợp Quốc cung cấp các báo cáo về việc thực hiện Công ước trong nhữnglĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của họ;

2. Nếu xét thấy thích hợp, Ủy ban sẽchuyển tới các tổ chức chuyên môn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và những cơ quancó thẩm quyền khác bất kỳ báo cáo của các Quốc gia thành viên mà đưa ra đề nghịhoặc nêu nhu cầu tư vấn hay trợ giúp kỹ thuật, cùng với những nhận xét và gợi ýcủa Ủy ban, nếu có, về những đề nghị hay nhu cầu đó;

3. Ủy ban có thể khuyến nghị Đại Hộiđồng yêu cầu Tổng Thư ký thay mặt mình tiến hành các nghiên cứu về những vấn đềcụ thể liên quan tới quyền trẻ em;

4. Ủy ban có thể nêu những gợi ý vàkhuyến nghị chung dựa trên các thông tin nhận được theo Điều 44 và 45 của Côngước này. Những gợi ý và khuyến nghị chung này sẽ được chuyển tới bất kỳ Quốcgia thành viên nào có liên quan và sẽ được báo cáo với Đại Hội đồng, cùng vớicác bình luận, nếu có, của những Quốc gia thành viên.

PHẦNIII

Điều 46.

Công ước này để ngỏ cho mọiquốc gia ký.

Điều 47.

Công ước này phải được phêchuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Điều 48.

Công ước này được để ngỏ chobất kỳ quốc gia nào gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được nộp lưu chiểu cho TổngThư ký Liên Hợp Quốc.

Điều 49.

1. Công ướcnày sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày văn kiện phê chuẩn thứ 20 được nộplưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩnhay gia nhập Công ước sau khi văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 20 được nộp lưuchiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kểtừ ngày văn kiện phê chuẩn hay gia nhập của quốc gia đó được nộp lưu chiểu.

Điều 50.

1. Bất kỳ Quốcgia thành viên nào đều có quyền đề xuất sửa đổi và đệ trình đề xuất này cho TổngThư ký Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo những đề xuất sửa đổicho các Quốc gia thành viên, đồng thời đề nghị các Quốc gia thành viên cho biếtcó tán thành hay không tán thành việc triệu tập một hội nghị các Quốc gia thànhviên để xem xét và biểu quyết về các đề xuất đó. Nếu trong vòng 4 tháng kể từngày thông báo, có ít nhất một phần ba số Quốc gia thành viên tán thành triệu tậpmột hội nghị như vậy, thì Tổng Thư ký triệu tập hội nghị này dưới sự bảo trợ củaLiên Hợp Quốc. Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận bởi đa số các Quốc gia thànhviên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được đệ trình cho Đại Hội đồng đểthông qua.

2. Mọi sửa đổi bổ sung được thôngqua theo khoản 1 của điều này sẽ có hiệu lực khi được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốcthông qua và được đa số 2/3 các Quốc gia thành viên chấp nhận.

3. Khi một sửa đổi có hiệu lực, sửađổi đó sẽ có hiệu lực ràng buộc với những Quốc gia thành viên đã chấp nhận nó,các Quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi những quy định của Công ướcnày và mọi sửa đổi trước đó mà họ đã chấp nhận.

Điều 51.

1. Tổng Thưký Liên Hợp Quốc sẽ nhận và gửi tới mọi Quốc gia thành viên văn bản bảo lưu củacác quốc gia khi phê chuẩn hay gia nhập Công ước.

2. Mọi bảo lưu không phù hợp với đốitượng và mục đích của Công ước này sẽ không được chấp nhận.

3. Có thể rút những điều bảo lưu vàobất cứ lúc nào bằng gửi một thông báo tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, sau đó TổngThư ký phải thông báo cho mọi Quốc gia thành viên. Thông báo rút lui bảo lưu nàysẽ có hiệu lực từ ngày Tổng Thư ký nhận được.

Điều 52.

Mọi Quốc gia thành viên đềucó thể tuyên bố rút khỏi Công ước này bằng một thông báo bằng văn bản gửi đến TổngThư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kểtừ khi Tổng Thư ký nhận được thông báo.

Điều 53.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đượcchỉ định làm người lưu chiểu Công ước này.

Điều 54.

Công ước này được làm bằng tiếngẢ-rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, và tiếng Tây BanNha, các văn bản đều có giá trị như nhau, sẽ được lưu chiểu tại Cơ quan lưu trữcủa Liên Hợp Quốc.

Xem thêm:

Để làm bằng, các đại diện có đủ thẩm quyền ký tên dướiđây được ủy quyền hợp lệ bởi Chính phủ nước mình, đã ký vào văn bản Công ướcnày.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *