Công Văn Đăng Ký Thang Bảng Lương Năm 2020 Mới Nhất, Mẫu Công Văn Đề Nghị Đăng Ký Thang Bảng Lương

Đăng ký thang bảng lương là nghiệp vụ bắt buộc. Do đó, upes2.edu.vn xin gửi đến doanh nghiệp mẫu công văn đăng ký thang bảng lương 2020 tải về miễn phí trong bài viết này.

Đang xem: Công văn đăng ký thang bảng lương

1. Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là hệ thống lương của mỗi doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự quyết và hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp. Thang bảng lương được thiết kế để làm cơ sở chi trả lương cho người lao động tuỳ theo năng lực, chức vụ, công việc đảm nhiệm, độ phức tạp của công việc và môi trường làm việc.

Dựa trên hệ thống thang lương đã xây dựng, doanh nghiệp cần thực hiện theo để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong công tác lương. Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống này hoặc tự lưu lại (đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động) để thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi mức chi trả lương cho người lao động.

*

Thang bảng lương

2. Vì sao phải đăng ký thang bảng lương?

Đăng ký thang bảng lương là quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên. Mỗi doanh nghiệp đều bắt buộc phải nộp hồ sơ này cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Như đã đề cập, thang bảng lương còn là cơ sở thể hiện sự minh bạch của doanh nghiệp, do mọi sự thay đổi về mức lương đều đã được quy định từ trước. Do đó, hạn chế được mâu thuẫn giữa nhân viên khi xảy ra chênh lệch lương. Đồng thời, thang bảng lương được lập ra còn giúp nhân viên có động lực phấn đấu, cống hiến để đạt được mức lương kỳ vọng.

*

Đăng ký thang bảng lương

3. Mẫu công văn đăng ký thang bảng lương 2020

*

Mẫu công văn đăng ký thang bảng lương 2020

Mẫu công văn đăng ký thang bảng lương 2020

Doanh nghiệp cần điền đúng theo mẫu trên, đồng thời bổ sung thêm một vài hồ sơ quan trọng khác để đăng ký thang bảng lương. Vui lòng truy cập Hệ thống thang bảng lương 2020 để tải về biểu mẫu miễn phí kèm hướng dẫn cách ghi.

Xem thêm:

4. Khi nào phải đăng ký lại thang bảng lương?

Đăng ký lại thang bảng lương là việc doanh nghiệp phải thực hiện mỗi khi có sự thay đổi về mức lương trong nội bộ doanh nghiệp. Thông thường, hệ thống này được điều chỉnh hằng năm (do mức lương tối thiểu vùng có sự thay đổi – dẫn đến thang bảng lương thay đổi).

Nhà nước còn quy định thang lương, bảng lương phải được rà soát theo định kỳ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương, lương tối thiểu vùng,…

Khi thực hiện đăng ký lại thang bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động và công bố công khai tại nơi làm việc trước khi nộp cho Phòng lao động Thương binh và Xã hội.

*

Đăng ký lại thang bảng lương

5. Vấn đề trả lương không đúng với thang bảng lương

*

Trả lương không đúng với thang bảng lương bị xử lý như thế nào?

Có hai trường hợp thường xảy ra, đó là:

5.1 Trả lương thấp hơn thang bảng lương

Thang bảng lương được lập ra để làm căn cứ chi trả lương cho người lao động. Do đó, doanh nghiệp không được phép trả lương thấp hơn thang bảng lương đã đăng ký. Trường hợp vi phạm doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính theo quy định của Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP (quy định sửa đổi đối với Nghị định 95/2013/NĐ-CP). Mức phạt hiện hành như sau:

– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

5.2 Trả lương cao hơn thang bảng lương

Về bản chất pháp lý, các Nghị định chỉ ghi nhận nội dung nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn thang bảng lương. Do đó, trường hợp doanh nghiệp trả lương cao hơn thang bảng lương vẫn được chấp nhận và không vi phạm về việc thanh toán lương. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đăng ký lại thang bảng lương do có sự thay đổi trong hoạt động chi trả lương. Nếu không, doanh nghiệp cũng có thể bị phạt hành chính do vi phạm đăng ký thang bảng lương.

Việc đăng ký lại do trả lương cao hơn cũng đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, hợp thức hoá các khoản chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi khi cơ quan thuế yêu cầu xuất trình văn bản ghi nhận khoản chi thì phần trả cao hơn được đưa vào chi phí hợp lý.

Xem thêm:

upes2.edu.vn vừa thông tin về những quy định mới nhất về thang bảng lương. Doanh nghiệp cũng có thể tải về mẫu công văn đăng ký thang bảng lương 2020 mà chúng tôi đã chuẩn bị sẵn để thuận tiện cho việc xây dựng thang bảng lương. Để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ lao động – thang lương, vui lòng liên hệ ngay upes2.edu.vn theo thông tin bên dưới. upes2.edu.vn – Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *