Giết Người Lấy Nội Tạng Ở Trung Quốc Và Tội Ác Của Bắc Kinh, Giet Nguoi Lay Noi Tang

Các báo cáo điều tra cho biết có hệ thống giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc (ảnh minh họa từ https://stoporganharvesting.org.uk).

Vấn nạn giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong những năm gần đây. Điều khiến nhiều người chấn động không chỉ là những vụ bắt cóc, giết người lấy nội tạng đầy man rợ; mà còn vì thực tế là chính quyền Trung Quốc cầm đầu một hệ thống thu hoạch nội tạng cưỡng bức chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Một số vụ mổ bán tạng trên chợ đen đã bị phơi bày trên báo chí nhà nước Trung Quốc. Nhưng mạng lưới các “lò mổ” do chính quyền kiểm soát thì vẫn là một “chủ đề cấm kị” không được phép biết đến.

Đang xem: Giết người lấy nội tạng ở trung quốc và tội ác của bắc kinh

Mạng lưới này đang tiếp máu hàng tỷ đô la mỗi năm cho tham vọng bá quyền của Bắc Kinh. Trung Quốc còn tìm cách mở rộng quy mô ghép tạng, lôi kéo các nước khác cùng “nhúng chàm”. Khi không biết thông tin, rất nhiều người, đặc biệt là tại các quốc gia lân cận như Việt Nam, có thể sẽ vô tình tiếp tay cho tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vậy sự thật về ngành công nghiệp cấy ghép ở Trung Quốc là gì?

Nội dung chính

1. Những bất thường trong ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc 2. Các nguồn nội tạng cho hoạt động cấy ghép ở Trung Quốc2.1. Nguồn nội tạng từ các tử tù bị hành quyết2.2. Nguồn nội tạng từ những người hiến tặng tự nguyện2.3. Nguồn nội tạng chủ yếu: Các tù nhân lương tâm3. Bằng chứng về nạn giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc do nhà nước bảo trợ4. Sự thật rùng rợn về hệ thống mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc

1. Những bất thường trong ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc

1.1. Tỷ lệ hiến tạng cực thấp, nhưng thời gian chờ có tạng cực nhanh

Theo quan niệm Á Đông, người Trung Hoa cho rằng người chết cần “giữ toàn thây” để chuyển sinh sang kiếp sau. Vì vậy, không lạ gì khi tỷ lệ hiến tạng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuộc diện thấp nhất thế giới: Cứ một triệu người mới có 2,98 người đăng ký hiến tạng, Financial Timesđưa tin hồi tháng 3/2017. Như vậy, 1 tỷ người thì mới có 2.980 người đăng ký hiến tạng.

Ở các nước có tỷ lệ hiến tạng cao, các bệnh nhân muốn ghép tạng phải chờ đợi trong danh sách suốt nhiều năm hoặc thậm chí là không bao giờ tới lượt.

Nhưng ở Trung Quốc, thời gian chờ được ghép tạng là cực nhanh. Bệnh nhân chỉ cần đợi vài ngày, vài tuần, cùng lắm vài tháng là được ghép các bộ phận quan trọng như tim, gan, phổi. Nhiều người nước ngoài vì thế mà đổ xô tới Trung Quốc để cấy ghép mà không cần biết “nội tạng đến từ đâu?”

1.2. Bán nội tạng công khai: Tặng thêm tiền cho bệnh viện thì càng nhanh có nội tạng!

Cuộc điều tra năm 2018 của đài truyền hình Hàn Quốc Chosun TV cho biết: Chỉ tính riêng một bệnh viện ở Trung Quốc đã cấy ghép tạng cho hơn 3.000 người Hàn Quốc trong vòng 3 năm trước đó.

Phóng viên Chosun đã đóng giả là người nhà của một bệnh nhân Hàn Quốc có nhu cầu ghép thận tại bệnh viện này. Trong video, bà y tá nói với phóng viên Chosun rằng chỉ cần đợi vài ngày, vài tuần là kiếm được quả thận phù hợp cho bệnh nhân.

“Nếu muốn nhanh hơn thì quyên góp tiền cho trung tâm (cấy ghép)”, bà y tá nói bằng tiếng Hàn rất trôi chảy.

*

Nữ y tá nói rằng chỉ vài ngày hoặc vài tuần là kiếm được quả thận phù hợp. Nếu muốn nhanh hơn thì cần “quyên góp” tiền cho trung tâm cấy ghép. Ảnh chụp màn hình phóng sự điều tra của đài truyền hình Hàn Quốc Chosun TV.

Từ năm 2015, Bắc Kinh tuyên bố họ chỉ sử dụng nội tạng từ “những người tự nguyện hiến tặng”. Theo cách nói của bà y tá, phải chăng chi thêm tiền cho bệnh viện thì “người tự nguyện” sẽ chết nhanh hơn để nhường tạng cho bệnh nhân?

1.3. Trung Quốc trở thành quốc gia ghép tạng lớn thứ 2 thế giới chỉ trong vài năm

Trung Quốc mới thực sự cải cách kinh tế từ những năm 1990. Khi đó, ngành cấy ghép ở nước này rất manh mún, chỉ vài chục ca cấy ghép mỗi năm. Nhưng, hoạt động cấy ghép đột nhiên bùng nổ kể từ năm 1999.

“Năm 1999, họ có khoảng 150 trung tâm cấy ghép tạng. 6 – 7 năm sau đó họ đã có 600 trung tâm cấy ghép. Đây là mức tăng 300% trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà không có một chương trình hiến tạng nào.”

Bác sỹ Torsten Trey, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) (Xem video)

Chưa đầy 4 năm kể từ năm 2000, Trung Quốc trở thành quốc gia ghép tạng lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, quốc gia có tỷ lệ hiến tạng thuộc hàng cao nhất thế giới.

Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc năm 2016 công bố báo cáo ước tính có ít nhất 60.000 ca cấy ghép tạng hàng năm ở nước này.

Tỉ lệ hiến tặng thấp, nhưng số ca cấy ghép khổng lồ: Vậy Trung Quốc lấy nội tạng từ đâu?

2. Các nguồn nội tạng cho hoạt động cấy ghép ở Trung Quốc

Qua thời gian, Bắc Kinh liên tục thay đổi phát ngôn của mình để đối phó với những nghi vấn của thế giới về nguồn cấp tạng. ĐCSTQ thừa nhận họ dùng 2 nguồn là từ “các tử tù bị hành quyết” và “những người dân hiến tặng tự nguyện”.

Nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ thừa nhận một nguồn nội tạng khác: Đó là các thường dân bị chính quyền đàn áp. Những người này thường được gọi là “các tù nhân lương tâm” (prisoner of conscience); tức là những người dân bình thường bị chính quyền bắt giam không phải vì họ có hành vi bạo lực, mà vì họ có niềm tin không được chính quyền ủng hộ.

2.1. Nguồn nội tạng từ các tử tù bị hành quyết

Nội tạng từ tử tù ít có khả năng phù hợp

The New York Times đưa tin, năm 2001, bác sĩ Vương Quốc Kỳ (Wang Guoqi) khi xin tị nạn ở Mỹ khai rằng ông ta từng tham gia thu hoạch tạng từ các tù nhân bị hành quyết, mà không có sự đồng thuận của nạn nhân hay gia đình. Có trường hợp nạn nhân vẫn còn thở. ĐCSTQ ban đầu phản bác, tuyên bố bác sĩ Vương nói dối.

Năm 2005, Bắc Kinh đã thay đổi phát ngôn của mình để giải thích nguồn nội tạng cho ngành cấy ghép đang phát triển siêu tốc. Họ thừa nhận có thu hoạch tạng từ các tử tù bị hành quyết. Luận điệu của Bắc Kinh là: Các tử tù đã phạm tội, họ “tự nguyện” dành tặng nội tạng của mình cho người khác như một cách chuộc lại lỗi lầm.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Sư Phạm Đại Học Huế Năm 2022 Chính Thức, Điểm Chuẩn Đại Học Sư Phạm Huế 2022 Chính Thức

Tuy nhiên, nội tạng của các tử tù thường không phù hợp để cấy ghép; do nhiều tử tù từng có cuộc sống sinh hoạt không lành mạnh, có các bệnh truyền nhiễm không phù hợp cho cấy ghép như HIV, viêm gan B, …. Như vậy, số lượng tử tù có nội tạng đủ điều kiện cấy ghép là rất thấp.

Nội tạng từ tử tù có cũng không đủ

Năm 2018, cuộc điều tra của đài truyền hình Hàn Quốc Chosun TV chỉ rõ: Nội tạng từ tử tù không thể đủ cung cấp cho số ca cấy ghép thực tế ở Trung Quốc.

Theo phân tích của Chosun TV: Số tử tù bị hành quyết hàng năm ở CHND Trung Hoa ước tính là khoảng 5000 người. Nếu 6% số tử tù có đủ điều kiện để cấy ghép, thì chỉ có 300 tử tù cung cấp tạng mỗi năm. Như vậy không thể nào đáp ứng đủ số ca cấy ghép tại Trung Quốc

2.2. Nguồn nội tạng từ những người hiến tặng tự nguyện

Sau khi thừa nhận mổ lấy tạng của tử từ, ĐCSTQ tiếp tục đối mặt với những lời chỉ trích về vấn đề đạo đức. Lý do là các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng không có gì chứng tỏ rằng “các tử tù tự nguyện hiến tạng” trong khi họ bị giam giữ trong các nhà tù.

Khi áp lực chỉ trích ngày càng gia tăng, Bắc Kinh tuyên bố ngừng lấy tạng của tử tù kể từ tháng 1/2015 và chỉ sử dụng nguồn hiến tặng tự nguyện.

Số người hiến tặng nội tạng ở Trung Quốc là rất thấp

Năm 2010, Bắc Kinh thành lập cái gọi là hệ thống hiến tặng nội tạng tự nguyện. Nhưng tỷ lệ hiến tặng vẫn rất thấp vì quan niệm không muốn chết “không toàn thây”.

Để hợp lý hóa số ca cấy ghép, ĐCSTQ công bố số người hiến tặng gia tăng đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, giới phân tích phát hiện số liệu này được làm giả theo một mô hình toán học, The Guardian đưa tin vào tháng 11/2019.

Cộng cả số tử tù lẫn hiến tặng tự nguyện thì cũng không đủ

Các nhà phân tích chỉ ra rằng: Dù có cộng toàn bộ số tạng hiến tặng mà Bắc Kinh công bố, cùng với số tạng từ các tử tù, thì cũng còn xa mới đáp ứng được số ca cấy ghép thực tế (ít nhất 60.000 ca/năm).

Hơn nữa, thời gian bảo quản nội tạng dùng cho cấy ghép không dài; chỉ khoảng 6-12 giờ. Vì vậy các ca cấy ghép sẽ phải được thực hiện trong vòng vài giờ sau khi tử tù bị hành quyết hoặc người đăng ký hiến tặng tử vong. Nhưng ngày hành quyết tử tù là phải theo phán quyết của tòa án. Còn ngày mà “người tự nguyện hiến tạng” tử vong hoặc chết não là không thể biết trước. Vì vậy, không thể nào “muốn là có, chi thêm tiền thì càng có nhanh” như thực tế diễn ra ở các bệnh viện Trung Quốc.

Để làm được như vậy, ĐCSTQ phải có sẵn một “kho nội tạng” của những người còn sống. Họ bị giam giữ, lấy sẵn mẫu mô, nhóm máu… và sẵn sàng bị giết bất cứ lúc nào.

2.3. Nguồn nội tạng chủ yếu: Các tù nhân lương tâm

Các nhà điều tra về mổ cướp tạng kết luận các tù nhân lương tâm, hay các thường dân bị đàn áp, là nguồn cung cấp nội tạng chính ở Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chủ yếu

Số ca cấy ghép tạng ở Trung Quốc tăng vọt kể từ năm 1999. Khoảng thời gian này tương ứng với thời điểm ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công tu dưỡng cả tâm lẫn thân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Hiệu quả kỳ diệu của Pháp Luân Công đối với sức khỏe và tinh thần của con người đã thu hút hàng triệu người bước vào tập. Sau khi được truyền rộng ra công chúng vào năm 1992, môn khí công Phật gia này đã có tới 70-100 triệu người tập ở Trung Quốc tính đến năm 1999.

*

Trước năm 1999, chính phủ Trung Quốc khuyến khích tập Pháp Luân Công vì lợi ích sức khỏe đối với dân chúng. Ảnh chụp một cảnh luyện Pháp Luân Công thường thấy ở đại lục trước năm 1999 (ảnh: Faluninfo.net).

Xem thêm: Thông Số Căn Lề Chuẩn Trong Word, Cách Căn Lề Chuẩn Trong Văn Bản Hành Chính

Các nhà phân tích cho biết Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ đương thời đã sinh lòng đố kị vì môn tập có số học viên nhiều hơn cả số lượng đảng viên (khi đó chỉ khoảng 65 triệu người).

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *