Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Ốm Nghén Khi Mang Thai? Cách Giảm Nôn Nghén Khi Mang Thai Với 16 Mẹo Nhỏ

Ốm nghén khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn có thể khiến cho mẹ suy nhược cơ thể, thai phát triển chậm nếu tình trạng này nghiêm trọng và kéo dài. Bỏ túi những mẹo giảm nghén đơn giản tại nhà dưới đây sẽ giúp mẹ an tâm để có thai kỳ khỏe mạnh.

Đang xem: Làm thế nào để giảm bớt ốm nghén

*

Có cần thiết gặp bác sĩ khi bị nghén?

Nghén khiến cho phụ nữ mang thai gặp phải các biểu hiện như: nôn ói, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, khó chịu… Nhóm triệu chứng khó chịu này thường xuất hiện vào khoảng tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ và có thể sẽ biến mất khi thai phát triển sang tuần thai thứ 12 – 14 hoặc có thể kéo dài hơn.

Tuy nhiên, có khoảng 3% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng nghén nặng, gây hiện tượng nôn nặng, nôn liên tục không thể kiểm soát khiến mẹ không thể ăn uống và hấp thu được dinh dưỡng. Biến chứng của nghén nặng vô cùng nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng khác nhau với từng phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, nếu gặp phải các biểu hiện sau mẹ bầu cần báo lại với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp:

Có nước tiểu màu rất sẫm hoặc không đi tiểu được trong vòng 8 tiếng đồng hồ.Không thể giữ được thức ăn, nước uống trong bụng tới 24 tiếng.Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng dậy.Đau bụng.Sốt cao trên 38 độ C.Nôn ra máu.

Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu cũng có thể gây buồn nôn và nôn. Bệnh đường tiết niệu thường ảnh hưởng tới bàng quang, nhưng đôi khi cũng có lan tới thận gây nhiễm khuẩn thận.

Nếu bạn thấy đau khi đi tiểu hoặc thấy có máu trong nước tiểu, bạn có lẽ đã bị nhiễm khuẩn đường niệu và cần được điều trị bệnh. Bạn hãy uống nhiều nước để giúp làm sạch đường niệu và giảm đau. Trong 24 tiếng từ khi phát hiện thấy bất thường, bạn nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.

Những bà bầu nào thường hay bị ốm nghén nặng hơn?

*

Có một số yếu tố khác nhau có thể dẫn tới tình trạng ốm nghén của bạn khi mang thai. Những yếu tố nguy cơ cao là:

Bị nôn và buồn nôn trước khi mang thai.Tiền sử gia đình có người bị thai nghén.Tiền sử của bạn dễ bị nôn, say xe.Tiền sử buồn nôn khi sử dụng thuốc tránh thai.Béo phì (BMI>30)Căng thẳng thần kinhĐa thai.

Tin không tốt là tới nay, chưa có biện pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của ốm nghén thai kỳ. Tin tốt lành đối với các bà mẹ là đã có một loại thuốc được FDA (Cơ quan quản lý thuốc tại Hoa Kỳ) phê duyệt có tác dụng điều trị nghén mặc dù thuốc cũng có hiệu quả cắt cơn hơn là giải quyết triệt để nguyên nhân. Ngoài ra, sau hơn 3 tháng, đa số bà bầu cũng sẽ thấy triệu chứng nghén giảm dần, nhiều người thấy hết hẳn nghén ở tuần từ 16 tới 20.

Cách trị nghén hiệu quả cho bà bầu tại nhà

Sau đây là một số biện pháp an toàn mà các bà bầu có thể áp dụng khi gặp ốm nghén trong thai kỳ:

1. Nghỉ nhiều hơn

Cảm giác căng thẳng và mệt mỏi làm cho tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn và ngược lại. Do đó, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc. Nghe nhạc giao hưởng, đi dạo dưới tán cây hoặc chat chit với bạn bè là cách giải trí hữu ích của bà bầu. Nghe nhạc giao hưởng khi mang bầu còn giúp trẻ trở nên nhạy cảm với âm thanh, giai điệu và được khoa học chứng minh là giúp tăng rõ rệt IQ trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Quá nhiều lý do để thư giãn trong thời gian mang thai, đúng không!

2. Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp

*

Bạn không nên ăn no trong mỗi bữa, kể cả bạn thèm ăn thì cũng nên ăn mỗi bữa một chút, nhưng cũng không được để bụng rỗng. Mỗi ngày bạn có thể chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ, thậm chí hơn thế nữa. Việc chia nhỏ các bữa như vậy giúp dạ dày của bạn làm việc vừa phải, luôn trong tình trạng dễ chịu và chống giảm giác buồn nôn.

3. Sử dụng thực phẩm giàu Protein

Việc ăn các thức ăn đơn giản, các loại thức ăn có nhiều Protein và giàu vitamin B như lạc sẽ rất hữu hiệu trong việc giảm nghén. Bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng các đồ ăn cay nóng, đồ ăn có tính acid, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ rán, nướng vì chúng sẽ làm tăng kích thích niêm mạc dạ dày.

4. Uống nước giữa các bữa ăn

*

Bạn không nên uống nước trong bữa ăn vì nước sẽ pha loãng dịch vị, có thể làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Tuy nhiên, uống nước giữa bữa ăn này với bữa ăn khác lại là một cách hiệu quả để bù nước, chống cảm giác buồn nôn và nôn hiệu quả.

Xem thêm:

5. Bấm huyệt giúp chống nghén

Bấm huyệt cổ tay có thể có thể hiệu quả trong việc giảm triệu chứng buồn nôn khi mang bầu. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng khi chúng ta tác động tới những vị trí nhất định trên cơ thể thì não bộ sẽ giải phóng một số chất hóa học tương ứng để giúp giảm buồn nôn và nôn.

Hiện nay cũng chưa có báo cáo nào về tác hại nghiêm trọng của bấm huyết trong khi mang thai, tuy nhiên, nếu bấm huyệt không đúng cách có thể gây hậu quả lớn cho cả bà mẹ và thai nhi nên cách này cũng chỉ được khuyến cáo nếu như người thực hiện là chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bấm huyệt.

6. Uống Vitamin tổng hợp cho bà bầu

*

Các loại thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu có chứa hỗn hợp Vitamin B ở hàm lượng thích hợp giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở bà bầu. Mặc dù tới nay, mới có ít nghiên cứu về điều này. tuy nhiên các bà mẹ sử dụng đều đặn các viên uống tổng hợp cho bà bầu nói rằng cảm giác nghén của họ được giảm đi, ăn uống ngon miệng hơn và tăng cân. Vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phá triển tối ưu.

7. Ghi nhớ lịch trình ốm nghén

*

Điều này nghe có vẻ không hợp lý. Nhưng thực ra, việc ghi chép và theo dõi tình trạng ốm nghén khi bạn đang bị bệnh sẽ giúp bạn tránh được thời gian đỉnh điểm của cơn nghén và tránh ăn uống trong thời gian đó. Ngoài ra, đây cũng là cách tốt giúp bạn theo dõi tiến trình cải thiện ốm nghén khi mà bạn đang áp dụng các biện pháp khác được nêu trong bài viết này. Vậy, còn chờ gì nữa, bạn hãy lấy sổ nhật ký bầu của mình và bắt đầu ngay từ hôm nay đi…

8. Sử dụng các loại thảo dược giảm ốm nghén

➤ Gừng có thể giúp giảm ốm nghén

*

Có một vài bằng chứng cho thấy việc dùng gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn. Tới năm 2015, chưa có báo cáo nào về tác dụng bất lợi của việc sử dụng gừng tươi trong quá trình mang bầu.

Tuy nhiên, tại Anh thì các sản phẩm từ Gừng không được cấp đăng ký bởi cũng chưa có nghiên cứu nào về các sản phẩm từ Gừng có hiệu quả như trên. Do đó, bạn có thể mua gừng tươi và sử dụng tại nhà. Bạn cần tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia nếu như trong sản phẩm dành cho bà bầu có bổ sung Gừng.

Một vài phụ nữ thắng rằng gừng trong bánh hoặc trong nước uống cũng có tác dụng giảm buồn nôn. Bạn có thể thử bất kỳ loại nào, miễn là cảm thấy an toàn và hiệu quả.

➤ Sử dụng Chanh

*

Không phải ăn chanh. Bạn hãy tận dụng mùi dễ chịu của vỏ chanh để làm giảm bớt cơn ốm nghén. Hẳn nhiều mẹ đã từng biết tới mẹo chống say xe được truyền miệng từ trước tới nay với việc ngửi vỏ chanh, vỏ cam, vỏ quit. Tinh dầu trong vỏ chanh giúp an dịu thần kinh, xua tan cơn buồn nôn nhanh chóng. Bạn cũng có thể uống một ly nước trà loãng với 1 lát chanh trong đó để làm giảm tình trạng ốm nghén.

➤ Sử dụng trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như bạc hà, hoa cúc thường được sử dụng như một phương thuốc điều trị ốm nghén vì chúng có khả năng ngăn ngừa cảm giác buồn nôn khá hiệu quả. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho biết, khoảng 21.7% bác sĩ phụ khoa có thể khuyên phụ nữ mang thai sử dụng các loại trà thảo mộc khi buồn nôn và ốm nghén.

Cụ thể, uống một tách trà bạc hà hoặc thêm một lát chanh vào nước nóng có thể làm dịu cơn buồn nôn ngay lập tức. Ngoài ra, ngay cả khi các loại thảo mộc này không có tác dụng ngăn ngừa cơn ốm nghén, việc bổ sung nước có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa và ngăn ngừa mất nước sau khi nôn.

9. Liệu pháp y học thay thế

Bấm huyệt là một liệu pháp thay thế có hiệu quả nhưng cần thận trọng khi áp dụng. Một biện pháp khác an toàn hơn là liệu pháp trị liệu bằng mùi hương được áp dụng rộng rãi trong khoa học trị bệnh nói chung và có nguồn gốc từ các nền văn minh cổ đại như văn minh Ấn Độ, Địa Trung Hải, Hy Lạp cổ xưa… Bằng cách sử dụng một số loại tinh dầu của thảo dược được phối hợp đặc biệt, các thầy thuốc có thể giúp kích thích vào những khu vực thần kinh khác nhau tạo cảm giác an dịu, chống lại hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, kể cả ở phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Nghỉ Ốm Của Giáo Viên File Word Chuẩn Nhất, Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Dành Cho Giáo Viên 2022

10. Trao đổi với những người bạn

Như trong phương pháp thư giãn ở trên đã nói, việc trao đổi và tán gẫu với bạn bè không những giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn, nó còn giúp bà bầu cảm thấy được chia sẻ, cảm thông hơn với tình trạng ốm nghén họ đang gặp. Ngoài ra, thông qua việc trao đổi, bà bầu có thể tìm thấy những sự giúp đỡ luôn sẵn có của những người bên mình và thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, ngay cả trong cơn ốm nghén.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *