Hỏi Và Đáp Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Mới Nhất 2018, Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Sửa Đổi Mới Nhất

Điểm mới nổi bật của Luật hôn nhân gia đình 2014

Thứ nhất, nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi (thay vì đủ 17 tuổi trở lên như trước). Như vậy tuổi kết hôn sẽ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam.

Đang xem: Luật hôn nhân và gia đình mới nhất 2018

Thứ hai, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện về cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Đặc biệt là người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.Thứ ba, quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn.Ngoài nội dung trên, Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định thêm một số vấn đề:- Áp dụng tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình: chỉ được áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này.- Tiếp tục không thừa nhận hôn nhân đồng tính.- Quy định cụ thể cách giải quyết về con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng các bên khi nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân. 

– Quy định về con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được luật hóa. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định. (Điều này đã được ghi nhận tại Nghị định 70/2001/NĐ-CP ). 

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

Số: 52/2014/QH13

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2014

LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật hôn nhân vàgia đình.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩnmực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cánhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhânvà gia đình.

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bảncủa chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợchồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc,tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người cótín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nướcngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; cácthành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau;không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảovệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hônnhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ;thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đứctốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:

1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng saukhi kết hôn.

2. Gia đình là tậphợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặcquan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theoquy định của Luật này.

3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ nhữngquy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng,giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác địnhcha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đềkhác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắcxử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhânvà gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộngrãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệvợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kếthôn.

6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đãđăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả haibên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổchức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi mộtbên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều8 của Luật này.

9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa,uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộcngười khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

10. Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa,uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác đểngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luậtnày hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhậpquốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặcđể đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việcđòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cảntrở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồntại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hônnhân.

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồngtheo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

15. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn đểtrốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạtđược mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng;cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, connuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ,anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chịdâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ôngbà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháuruột.

17. Những người cùng dòng máu về trực hệlà những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kếtiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đờilà những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, emcùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, emcon chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hônnhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạmvi ba đời.

20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạtthông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạtthông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

21. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sảnlà việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việcmột người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặpvợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấynoãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm,sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mangthai và sinh con.

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại làviệc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợsinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụđóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sốngchung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trườnghợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả nănglao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếutheo quy định của Luật này.

25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là ngườinước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đìnhgiữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặctài sản liên quan đến quan hệ đó ở nướcngoài.

Điều 4. Trách nhiệm của Nhà nướcvà xã hội đối với hôn nhân và gia đình

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hônnhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnhphúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục,tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tậpquán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hônnhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hônnhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủyban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước vềhôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận độngcán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọicông dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợpvới gia đình trong việc giáo dục, tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhânvà gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thựchiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cảntrở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chungsống như vợ chồng với người khác hoặcchưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa nhữngngười cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữacha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, chachồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế vớicon riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sảnvì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tínhthai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và giađình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vikhác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và giađình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án,cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý ngườicó hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và cácquyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyếtvụ việc về hôn nhân và gia đình.

Điều 6. Áp dụng quy định của Bộluật dân sự và các luật khác có liên quan

Các quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác cóliên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hônnhân và gia đình trong trường hợp Luật này không quy định.

Điều 7. Áp dụng tập quán về hônnhân và gia đình

1. Trong trường hợp pháp luật không quy định và cácbên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc,không trái với nguyên tắc quy định tại Điều2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Chương II

KẾT HÔN

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điềukiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trởlên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợpcấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luậtnày.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những ngườicùng giới tính.

Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăngký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này vàpháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xáclập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Điều 10. Người có quyền yêu cầuhủy việc kết hôn trái pháp luật

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn,theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đềnghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kếthôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 củaLuật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy địnhcủa pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn tráipháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của ngườiđang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luậtkhác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việckết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại cácđiểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Điều 11. Xử lý việc kết hôntrái pháp luật

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thựchiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợptại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cảhai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luậtnày và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệhôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệhôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định củaLuật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệhôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vàosổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quantheo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao vàBộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 12. Hậu quả pháp lý củaviệc hủy kết hôn trái pháp luật

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì haibên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyếttheo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quyđịnh tại Điều 16 của Luật này.

Điều 13. Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩmquyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấychứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thựchiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trườnghợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

Điều 14. Giải quyết hậu quả củaviệc nam, nữ chung sống với nhau như vợchồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định củaLuật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì khônglàm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con,tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợpnam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều nàynhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thìquan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ củacha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhaunhư vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩavụ của cha mẹ và con.

Điều 16. Giải quyết quan hệtài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữchung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theothỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyếttheo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liênquan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; côngviệc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coinhư lao động có thu nhập.

Chương III

QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂNTHÂN

Điều 17. Bình đẳng về quyền,nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụcủa công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liênquan.

Điều 18. Bảo vệ quyền, nghĩa vụvề nhân thân của vợ, chồng

Quyền, nghĩa vụ vềnhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật kháccó liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôntrọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các côngviệc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừtrường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, côngtác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lýdo chính đáng khác.

Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú củavợ chồng

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồngthỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Điều 21. Tôn trọng danh dự,nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệdanh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

Điều 22. Tôn trọng quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của nhau.

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về họctập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡnhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Mục 2: ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Điều 24. Căn cứ xác lập đại diệngiữa vợ và chồng

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thựchiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dânsự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thựchiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và cácluật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất nănglực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi mộtbên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm ngườiđại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luậtthì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lựchành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vàoquy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diệncho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Điều 25. Đại diện giữa vợ vàchồng trong quan hệ kinh doanh

1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp thamgia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinhdoanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏathuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vàokinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.

Điều 26. Đại diện giữa vợ vàchồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụngđối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợhoặc chồng

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập,thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhậnquyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồngđược thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấychứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập,thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diệngiữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quyđịnh của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Điều 27. Trách nhiệm liên đớicủa vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giaodịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩavụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Mục 3: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Điều 28. Áp dụng chế độ tài sảncủa vợ chồng

1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sảntheo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thựchiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều64 của Luật này.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thựchiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.

2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 củaLuật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản củavợ chồng.

Điều 29. Nguyên tắc chung vềchế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụtrong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệtgiữa lao động trong gia đình và lao độngcó thu nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứngnhu cầu thiết yếu của gia đình.

Xem thêm:

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợchồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và củangười khác thì phải bồi thường.

Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ,chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịchnhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chunghoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ,chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Điều 31. Giao dịch liên quan đếnnhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịchliên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợchồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữuriêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứtgiao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

Điều 32. Giao dịch với ngườithứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và độngsản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyềnsử dụng

1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ,chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thựchiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ,chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng kýquyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quanđến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ ngườithứ ba ngay tình.

Điều 33. Tài sản chung của vợchồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồngtạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tứcphát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừtrường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồngđược thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏathuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kếthôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kếriêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợpnhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợchồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minhtài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sảnđó được coi là tài sản chung.

Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu,quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung củavợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhậnquyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuậnkhác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu,giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thìgiao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 củaLuật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tạikhoản 3 Điều 33 của Luật này.

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chungdo vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuậnbằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phảiđăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu củagia đình.

Điều 36. Tài sản chung đượcđưa vào kinh doanh

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc mộtbên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiệngiao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tàisản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùngthỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luậtvợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứngnhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêngđể duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếucủa gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra màtheo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liênquan.

Điều 38. Chia tài sản chungtrong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏathuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lậpthành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theoquy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa ángiải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 củaLuật này.

Điều 39. Thời điểm có hiệu lựccủa việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sảnchung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản;nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợptài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sảnđó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồngcó hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợpTòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lựckể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng vớingười thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫncó giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 40. Hậu quả của việc chiatài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợpchia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tứcphát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sảnriêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sảncòn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điềunày không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ,chồng với người thứ ba.

Điều 41. Chấm dứt hiệu lực củaviệc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hônnhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sảnchung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều38 của Luật này.

2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tạikhoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng củavợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phầntài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trườnghợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thờiđiểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thờikỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thìthỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án côngnhận.

Điều 42. Chia tài sản chungtrong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bịvô hiệu khi thuộc một trong các trường hợpsau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình;quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lựchành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôimình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đốivới Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luậtnày, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ,chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗingười có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêngtrong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tạicác điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ,chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ,chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ,chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sảnriêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản riêng

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạttài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trườnghợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyềncho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lýtài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người đượcthanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng màhoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việcđịnh đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tàisản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kếthôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duytrì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặcquy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập,thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luậtcủa vợ, chồng.

Điều 46. Nhập tài sản riêng củavợ, chồng vào tài sản chung

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sảnchung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quyđịnh của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thứcnhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vàotài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏathuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chếđộ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độtài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằnghình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồngtheo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Điều 48. Nội dung cơ bản củathỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sảnbao gồm:

a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sảnriêng của vợ, chồng;

b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sảnchung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiếtyếu của gia đình;

c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sảnkhi chấm dứt chế độ tài sản;

d) Nội dung khác có liên quan.

2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận màphát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy địnhtương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Điều 49. Sửa đổi, bổ sung nộidung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vềchế độ tài sản.

2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuậnvề chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luậtnày.

Điều 50. Thỏa thuận về chế độtài sản của vợ chồng bị vô hiệu

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòaán tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịchđược quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29,30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyềnđược cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ,con và thành viên khác của gia đình.

2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Việnkiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.

Chương IV

CHẤM DỨT HÔN NHÂN

Mục 1: LY HÔN

Điều 51. Quyền yêu cầu giảiquyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòaán giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầuTòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnhkhác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạnnhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trườnghợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 52. Khuyến khích hòa giảiở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơsở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu lyhôn

1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định củapháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêucầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theoquy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thìgiải quyết theo quy định tại Điều 15 vàĐiều 16 của Luật này.

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiếnhành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếuxét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản,việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợichính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏathuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợvà con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu củamột bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tạiTòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực giađình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhânlâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích củahôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợpvợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa ángiải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợpcó yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giảiquyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đìnhlàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửibản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyếtđịnh ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyếtđịnh ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kếthôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theoquy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ củacha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục consau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luậtnày.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyếttài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồngtheo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏathuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giảiquyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61,62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợpchế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi lyhôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thìáp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưngcó tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập,duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đìnhđược coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sảnxuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạothu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ củavợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật,nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tàisản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toáncho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu củangười đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy địnhcủa Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tàisản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì đượcthanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trườnghợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưathành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Việnkiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 60. Giải quyết quyền,nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với ngườithứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ bacó thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụtài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy địnhcủa Bộ luật dân sự để giải quyết.

Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với giađình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đìnhkhông xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sảnchung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập,duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của giađình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận vớigia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với giađình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác địnhđược theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khốitài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nàothì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung củavợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôitrồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụngđất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thìyêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điềukiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanhtoán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợpvợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sảnchung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng đượctách ra và chia theo quy định tại điểm akhoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đấtlâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luậtnày;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với giađình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợicủa bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình đượcgiải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

Điều 63. Quyền lưu cư của vợhoặc chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sửdụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặcchồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 64. Chia tài sản chung củavợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liênquan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bênkia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinhdoanh có quy định khác.

Mục 2: HÔN NHÂN CHẤM DỨT DO VỢ,CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT

Điều 65. Thời điểm chấm dứthôn nhân

Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng làđã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghitrong bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 66. Giải quyết tài sản củavợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyênbố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợptrong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏathuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chungcủa vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tàisản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết đượcchia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởngnghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồngcòn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộluật dân sự.

4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giảiquyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Điều 67. Quan hệ nhân thân,tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về

1. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một ngườilà đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệhôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết địnhcho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyếtđịnh cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của ngườiđó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lựcpháp luật.

2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chếttrở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:

a) Trong trường hợphôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyếtđịnh của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ,chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợlà đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết cóhiệu lực là tài sản riêng của người đó;

b) Trong trường hợphôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòaán về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyếtnhư chia tài sản khi ly hôn.

Chương V

QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀCON

Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮACHA MẸ VÀ CON

Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩavụ của cha mẹ và con

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy địnhtại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảovệ.

2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hônnhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình đượcquy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Xem thêm:

3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyềnvà nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộluật dân sự và các luật khác có liên quan.

4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đế

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *