Hướng Dẫn Cách Bày Mâm Cỗ Trung Thu Gồm Những Gì ? Bày Mâm Cỗ Thế Nào Cho Đẹp?

Trung thu là một trong những ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam, diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Là khoảng thời gian mọi người quây quần bên gia đình cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng. Vậy thế nào là cách bày mâm cỗ trung thu đẹp, bắt mắt. Hãy cùng upes2.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây để có bữa tiệc trung thu thêm thú vị và ý nghĩa hơn nhé!

Múa lân sư rồng tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp.Tiếng trống thùng thình vang lên, tiếng hò gieo vui thích từ các em nhỏ, người lớn tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động ngày tết trung thu thiếu nhi.

Đang xem: Mâm cỗ trung thu gồm những gì

Thi làm đèn ông sao bằng những vật liệu sẵn có giúp các em phát huy tính sáng tạo, khéo léo, tinh thần đoàn kết. Hoạt động rước đèn ông sao là truyền thống trong ngày tết trung thu của các em thiếu nhi. Cùng nhau xếp thành hàng, ca hát đi vòng quanh phố phường kết hợp cùng những chú lân và 2 nhân vật nổi tiếng là Chị Hằng và Chú Cuội điều đó càng làm các em nhỏ thêm phấn khích, vui vẻ.

Những trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đánh trống, nhảy bao bố, chuột nhử mèo… là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu. Nó được gắn liền với tuổi thơ, tạo ra sự gắn kết với con trẻ, các em được giao lưu, hòa nhập và tạo nên bầu không khí Trung Thu càng trở nên sôi động.

Mâm cỗ trung thu là thứ không thể thiếu trong đêm hội trăng rằm. Bao gồm những loại quả đặc trưng, nhiều màu sắc như quả bưởi, quả hồng đỏ và trái thanh long thanh mát, lựu, ổi, cam, mía tím, dưa hấu… Các em nhỏ sẽ được chia theo đội thi cách bày mâm cỗ trung thu với nhau, lựa chọn hoa quả từ ban tổ chức sau đó sẽ có thời gian nhất định để sắp xếp, bày trí mâm cỗ trung thu và thuyết trình về chủ đề mâm cỗ đó. Hoạt động này giúp các em thể hiện sự sáng tạo, gắn kết.

*

“Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám”… là những bài hát không thể thiếu khi nhắc tới hoạt động thi ca, múa hát trong mùa Trung thu. Phần này các em sẽ được tự do ca hát, thể hiện tài năng qua những bài hát, phần biểu diễn liên quan đến tết trung thu đầy nhộn nhịp và sôi động. 

Mâm cỗ Trung thu chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Trước hết mâm cỗ trung thu để cúng tổ tiên, trời đất, sau đó là lúc mà mọi người trong gia đình có thể quây quần bên nhau, cùng phá cỗ, cùng trò chuyện.

Ở mỗi vùng miền, cách bày mâm cỗ trung thu sẽ có sự điều chỉnh riêng biệt để phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán ở nơi đó. Tương tự cách bài trí mâm cỗ trung thu cũng vậy, tuy nhiên có một số loại phổ biến mà khắp mọi nơi đều lựa chọn gồm:

Bên cạnh mâm ngũ quả Trung thu truyền thống trước kia thường có dưa hấu, hồng đỏ, đu đủ, bưởi, táo. Với tính sáng tạo của mỗi người sẽ mang tới điểm thu hút riêng, nhiều mâm ngũ quả đã tạo ra những con vật ngộ nghĩnh từ chính dưa hấu, bưởi,… Sự khéo léo, sáng tạo này làm cho mâm ngũ quả trung thu thêm phần bắt mắt và ấn tượng hơn.

Bánh nướng, bánh dẻo là 2 loại bánh trung thu truyền thống luôn phải có trong mâm cỗ trung thu. Trước đây bánh nướng bánh dẻo chỉ có nhân thập cẩm truyền thống với hình vuông to, hoa văn đơn giản.Tuy nhiên hiện nay các loại bánh trung thu đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Ngoài bánh nướng bánh dẻo còn có các loại bánh trung thu khác như bánh trung thu rau câu, bánh trung thu ngàn lớp, bánh dẻo tuyết,… 

Chiếc đèn ông sao với giấy bóng xanh đỏ, đèn cầy bên trong sáng rực mang tới bao niềm hân hoan. Và các loại đèn truyền thống khác như đèn con thỏ, đèn kéo quân… Những chiếc đèn tỏa ánh sáng lung linh trong đêm trăng rằm sẽ khiến cho không gian xung quanh trở nên ấm áp và gần gũi hơn.

Xem thêm:

Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – đây là những loại quả thường có vào mùa thu ở miền Bắc. Có thể thay thế bưởi bằng Phật Thủ để mâm ngũ quả thêm tươi mới và đa dạng.

Bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế chắc chắn, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống còn lại sao cho gọn gàng, đẹp mắt

Khi bày mâm quả, có thể xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh. Đủ vị đủ sắc tượng trưng cho quy luật âm dương, cân bằng

Trên mâm cỗ Trung thu miền Bắc cũng không thể thiếu bánh trung thu dẻo truyền thống vuông, tròn, các dòng bánh tạo hình con lợn, cá chép… thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng

Cách bày mâm cỗ trung thu miền Trung thể hiện đặc điểm của con người nơi đây cần cù, lam lũ. Do thời tiết khắc nghiệt nên ít hoa trái, việc bài trí mâm cỗ Trung thu đơn giản với các loại quả như: mãng cầu, đu đủ, xoài, sung, chuối, bưởi…

Chọn quả to, nặng thì đặt ở dưới, những quả nhỏ nhẹ thì để xen kẽ bên trên sao cho vững chãi và đẹp mắt. 

Có thể điểm thêm một vài bông hoa cúc vàng để mâm cỗ thêm tươi sáng.

Miền Nam là nơi đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa cùng với con người hào sảng mang đến một mâm cỗ Trung thu với đa dạng nhiều loại trái cây, bánh trái.

Mâm ngũ quả miền Nam thường được chuẩn bị theo đúng câu “Cầu sung vừa đủ xài”, cho nên các loại trái cây trong mâm ngũ quả thường là mãng cây tây hoặc ta đều được, đôi dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người miền Nam còn chuẩn bị thêm ba trái dứa để ở dưới mâm trái cây mang ý nghĩa vừng vàng, đông con đông cháu.

Bày những quả to, nặng như dừa, dứa, mãng cầu, đu đủ lên trước để tạo thế rồi mới xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp. 

Điểm thêm một vài trái sung để mâm ngũ quả thêm đầy đặn.

Chọn những loại quả có màu sắc tươi, bóng, tránh chọn những quả bị dập, héo. 

Trong mâm ngũ quả lúc nào cũng có quả chín và quả xanh bởi màu xanh biểu tượng cho tính âm và quả màu chính là biểu tượng cho tính dương. Như vậy âm dương luôn được cân bằng, mang tới điều may mắn, tốt đẹp.

Xem thêm:

Mâm ngũ quả người miền Nam kiêng kỵ các loại trái cây chuối, lê, táo, cam, quýt.

Mong rằng bài viết trên đã mang tới cho bạn đầy đủ thông tin về cách bày mâm cỗ trung thu đẹp, bắt mắt để bạn có một mùa trung thu vui vẻ và ý nghĩa bên gia đình nhé!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *