Mẫu Viết Báo Cáo Và Giải Trình Đúng Chuẩn Nhất, Mẫu Báo Cáo Giải Trình

Công văn giải trình chậm nộp báo cáo là một văn bản được các doanh nghiệp, đơn vị soạn thảo để gửi lên cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền, qua đó cơ quan này sẽ xem xét về lý do việc doanh nghiệp, đơn vị đã chậm nộp báo cáo theo quy định để đưa ra hướng giải quyết.

Đang xem: Mẫu viết báo cáo và giải trình

Thông thường khi doanh nghiệp, đơn vị nào đó trong quá trình làm việc với cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng có thể bị xảy ra tình trạng nộp báo cáo vì một số lý do khách quan.

Theo đó cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bên phía doanh nghiệp, đơn vị thực hiện việc gửi công văn giải trình nộp báo cáo.

Vậy công văn giải trình chậm nộp báo cáo là gì? Mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo gồm những nội dung gì? Cùng tìm hiểu trong các nội dung dưới đây của bài viết:

Công văn giải trình chậm nộp báo cáo là gì?

Công văn giải trình chậm nộp báo cáo là một văn bản được các doanh nghiệp, đơn vị soạn thảo để gửi lên cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền, qua đó cơ quan này sẽ xem xét về lý do việc doanh nghiệp, đơn vị đã chậm nộp báo cáo theo quy định để đưa ra hướng giải quyết.

Hướng dẫn soạn thảo công văn giải trình chậm nộp báo cáo

Doanh nghiệp cần thực hiện công văn giải trình với các cơ quan chức năng khi chưa thực hiện việc nộp báo cáo theo yêu cầu đúng thời gian quy định. Để soạn thảo một mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo đầy đủ, hoàn chỉnh thì cần có những nội dung cơ bản sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên doanh nghiệp

– Tên tiêu đề là công văn giải trình chậm nộp báo cáo.

– Phần kính gửi: Ghi tên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà bạn gửi công văn giải trình chậm nộp báo cáo đến để giải quyết.

– Thông tin của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ của trụ sở công ty, số điện thoại liên hệ, email liên hệ,

+ Người đại diện theo pháp luật hiện tại của doanh nghiệp, người đại diện này đang giữ vị trí nào trong công ty, số điện thoại liên hệ

– Nội dung báo cáo giải trình

+ Trình bày quy định theo pháp luật/ căn cứ pháp lý về nghĩa vụ phải nộp báo cáo

+ Lý do mà tác động tới việc nộp chậm

+ Các giấy tờ khác mà liên quan được đính kèm (nếu có)

– Lời cam đoan về thông tin về nội dung đã trình bày trên là đúng sự thật

– Đề nghị bên cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét nội dung trên và đề xuất sự giúp đỡ: Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào lý do của việc chưa hoàn thành báo cáo đúng thời hạn để đề xuất được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng.

– Lời cảm ơn

– Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp bạn thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý thì hàng quý phải nộp các loại báo cáo thuế sau:

*

Doanh nghiệp phải nộp các loại báo cáo nào?

Thông thường doanh nghiệp phải nộp các loại báo cáo như sau:

Thứ nhất: Báo cáo thuế phải nộp hàng tháng

1/ Thuế giá trị gia tăng:

Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

– Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT

– Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT

– Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT

– Kèm theo các phụ lục khác (nếu có)

Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

– Trực tiếp trên giá trị gia tăng:

+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT

– Trực tiếp trên doanh thu:

+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT

+ Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT

2/ Thuế thu nhập cá nhân:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-TNCN (Dành cho doanh nghiệp trả thu nhập từ tiền lương, tiền công).

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 03/KK-TNCN (Dành cho doanh nghiệp trả thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền…)

Thứ hai: Báo cáo thuế phải nộp hàng quý

Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý thì hàng quý phải nộp các loại báo cáo thuế sau:

– Thuế giá trị gia tăng:

+ Các tờ khai thuế GTGT hàng quý

– Thuế TNCN:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mẫu số 01A/TNDN

+ Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mẫu số 01B/TNDN (Dành cho NNT khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu)

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý:

+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý theo Mẫu BC26-AC

Thứ ba: Báo cáo tài chính.

Xem thêm:

Mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo

TÊN CÔNG TY

Số: ……/CV-……

V.v: Giải trình việc chậm nộp báo cáo …………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ……., ngày ….. tháng ….. năm …..CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(Về việc: Chậm nộp báo cáo ………………)

 

Kính gửi:……………………………….

– Tên doanh nghiệp: Công Ty …………………………………………………………………………..

– Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………

– Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………….

– Đại diện pháp luật: Ông/Bà ………………………………………… Chức vụ: ………………………

Ngày ….. tháng …. năm ….., chúng tôi có nhận được công văn của …………….. về việc yêu cầu chúng tôi thực hiện báo cáo ……………………………. trước ngày …. tháng …. năm …. Chúng tôi xin giải trình lý do về việc chậm nộp báo cáo ………………………….. như sau:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Vì vậy, Côngty … kính đề nghị …………………………………..tạo điều kiện hỗ trợ cho công ty chúng tôi được hoàn thành báo cáo …………………… được chính xác và thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định.

Kính mong Quý Cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi./.

Nơi nhận:

Như trên

Lưu: VT; ….

Xem thêm:

TM DOANH NGHIỆP

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *