Tuyển Tập 7 Đoạn Mở Bài Hay Cho Vợ Chồng A Phủ Hay Nhất Được Tuyển Chọn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ của Tô Hoài. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 1

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Đang xem: Mở bài hay cho vợ chồng a phủ

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 2

Có những sở thích nhất thời song cũng có những sở thích đời đời không bao giờ thay đổi, có những nỗi đau thoáng qua và ngược lại cũng có những vết thương hằn sâu theo năm tháng. Nếu giở những trang đời đẫm lệ của kiều ta sẽ phải bật khóc, nếu Chí Phèo chết ta sẽ có buồn thương thì khi đọc Vợ Chồng A Phủ ta cũng cho phép cảm xúc của mình rung lên theo tiếng thổn thức của Mị. Một cô gái trẻ phải đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong nhà thống lý, một chàng trai yêu sự tự do phải làm nô lệ chuộc nợ chấp nhận trói mình vì mất một con bò. Khi đọc tác phẩm, chúng ta có cảm tưởng đó vừa là một bản cáo trạng vừa đan xen là một khúc tình ca.

*

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 3

Với vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của người dân miền núi cùng lối trần thuật hóm hỉnh, sâu sắc, chân thực của người từng trải và sự giàu có trong vốn từ vựng, những sáng tác của Tô Hoài luôn để lại dấu ấn đậm sâu và sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Và có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc là một trong số những sáng tác tiêu biểu của Tô Hoài. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã dựng lại một cách chân thực, sâu sắc bức tranh số phận, cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ.

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 4

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” – truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 5

Tô Hoài được biết đến như nhà văn của phong tục và người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không tầm thường, phản ánh sự thật ở đời cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với nhà văn, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc tìm thứ vàng mười đã qua thử lửa thì Tô Hoài Lên Tây Bắc với quan niệm Văn chương và khao khát đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó với bà con dân tộc miền núi phía Bắc là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm đời sống cùng tấm lòng của người dân nơi đây. Trước khi về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ da diết về người thương nơi đây. Ông viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện hoàn thành năm 1953 với người phụ nữ tên Mị trải qua cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền để tìm lại tự do cùng với A Phủ.

Xem thêm: Đặt Font Chữ Mặc Định Font Chữ Trong Excel 2010, Cài Đặt Font Chữ Mặc Định Trong Excel

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 6

Tô Hoài được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào trên 200 đầu sách. Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo và có phần quyết liệt “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Phải chăng vì thế mà Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm thành công nhất, phản ánh những hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài kia. Với chuyến đi thực tế của mình, chung sống và ăn ở cùng người dân Tây Bắc mà ông đã hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động vùng cao.

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 7

Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học hiện đại Việt Nam đồng thời là một tấm gương cho con người về sức sáng tạo. Cách kể chuyện của Tô Hoài có sức hấp dẫn riêng ở lối kể hóm hỉnh với lời văn giản dị tinh tế mà giàu chất thơ. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm ghi lại tên tuổi cũng như dấu ấn văn xuôi của nhà văn Tô Hoài. “Vợ chồng A Phủ’’ được rút ra trong tập “Tây Bắc” kể về cuộc sống của Mị và A Phủ trong nhà thống lý Pá Tra làm nô lệ. Mị trở thành dâu nhà thống lý, phải sống một cuộc sống không giống con người. Ở đó, Mị không chỉ bị giam cầm về thể xác mà còn bị giam cầm cả về tâm hồn của mình. Mị xuất hiện trong lời kể của nhà văn Tô Hoài trong khung cảnh của cuộc sống giàu sang nhưng lại đối lập với tâm thế bên trong con người Mị là mặt buồn rười rượi. Dưới ngòi bút của Tô Hoài gieo vào lòng người đọc những cảm xúc mãnh liệt về số phận con người mà cụ thể là nhân vật Mị. Sự xuất hiện của Mị giúp người đọc hình dung ra số phận của những kiếp người lao động dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 8

Tô Hoài là một ngôi sao rất sáng trong nền văn học Việt Nam, ông sáng tác từ rất sớm và được dư luận chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tay. Bằng sự hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực và vốn sống phong phú về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước nên sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những tình cảnh của đời thường. Tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có lạ thường. Năm 1996, Tô Hoài được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Đây là tác phẩm mang lại nhiều thành công cho nhà văn Tô Hoài, để lại nhiều ấn tượng rất lớn trong lòng bạn đọc. Tác phẩm đặc biệt lôi cuốn, hấp dẫn nhờ lời văn giản dị, mộc mạc, am hiểu văn hóa dân tộc, và điểm cốt lõi là nêu bật được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua đó cũng nói lên quá trình đến với cách mạng, con đường mở ra tự do hạnh phúc của những số phận đau khổ.

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 9

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tạo của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Theo ông:”viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không thể tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc. Ông cũng có một vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Chính vì như vậy, tác phẩm của ông luôn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc” viết năm 1953 của nhà văn là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của ông đối với mảnh đất Tây Bắc. Tô Hoài đã có công khai khẩn cho một vùng đất bị văn học bỏ quên. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận khổ đau của những người dân nghèo miền núi cao Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân, chúa đất, đồng thời, tác phẩm là bài ca về sức sống và vẻ đẹp của con người nơi đây.

Xem thêm:

Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ – Mẫu 10

Tây Bắc hẳn là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra những năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ có thể viết nên những trang thơ, những trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh rạng ngời “chất vàng mười” trong hình tượng trong người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó hẳn là sức sống bền bỉ, tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên được .

—/—

Trên đây là các bài văn mẫu Mở bài gián tiếp Vợ chồng A phủ của Tô Hoài doTop lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *