Nghệ Thuật Tương Phản Trong Hai Đứa Trẻ Của Thạch Lam, Nghệ Thuật Miêu Tả Tương Phản Trong Hai Đứa Trẻ

*

RSS

*

*
*
*

Thể hiện sinh động cuộc sống của con người lao động bé nhỏ, vô danh nơi đây. Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn phải sống cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, không ánh sáng và niềm vui, chỉ có chút hi vọng bé nhỏ và mong manh, xa xôi và leo lét như chính những ngọn đèn nơi phố huyện.

Đang xem: Nghệ thuật tương phản trong hai đứa trẻ

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ.

– Khẳng định bút pháp tương phản là một nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của Thạch Lam ở truyện ngắn này.

2. Thân bài

– Giới thiệu qua về bút pháp tương phản: Tương phản là một biện pháp nghệ thuật đem một bộ phận (khái niệm hoặc sự vật) này đặt ngang hàng, bên cạnh một bộ phận (khái niệm hoặc sự vật) khác trái ngược, tạo thành một sự so sánh, đối chiếu, nhằm làm nổi bật một trong hai bộ phận ấy, gây ấn tượng mạnh mẽ. Đó thường là sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, cao thượng và thấp hèn, tầm thường và vĩ đại, đẹp và xấu, thiện và ác, thánh thiện và ma quỷ,… Sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn sử dụng phổ biến biện pháp tương phản, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

– Phân tích biểu hiện của bút pháp tương phản trong truyện Hai đứa trẻ:

+ Tương phản giữa ánh sáng và bóng tối:

• Bóng tối bao trùm, ngự trị trong thiên nhiên và trong cuộc sống, ở không gian bên ngoài và len lỏi vào cả trong tâm hồn con người.

• Ánh sáng yếu ớt, leo lét dù rất được nhà văn chú ý phát hiện và miêu tả.

Trong thế tương phản ấy, Thạch Lam hướng ngòi bút khẳng định sự xâm lấn của bóng tối khiến cho ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt chửng: những ngọn đèn chỉ còn khe sáng, hột sáng lọt ra bên ngoài; trên mặt đường, cát chỉ lấp lánh từng chỗ; ánh sáng yếu ớt đến độ ngay cả hòn đá nhỏ trên đường cũng “một bên sáng, một bên tối”.

Xem thêm:

+ Tương phản giữa hình ảnh đoàn tàu và phố huyện (nhất là khi đoàn tàu đi qua và sau khi đoàn tàu đã đi qua). Hai hình ảnh này được miêu tả trong sự tương phản ở từng yếu tố hợp thành: âm thanh, ánh sáng, con người. Trong sự tương phản ấy, phố huyện với toàn bộ cuộc sống, không khí, mùi vị riêng của nó khơi gợi trong lòng người nỗi buồnman mác; còn chuyến tàu đêm lại đem đến cảm giác háo hức, hồi hộp và kích thích những mơ tưởng của con người.

+ Tương phản giữa cuộc sống thực tại và mơ ước xa xôi:

• Cuộc sống thực tại: mọi người đều sống trong cảnh nghèo khó và đơn điệu, buồn tẻ, quẩn quanh, nhàm chán.

• Mơ ước xa xôi: những con người ấy đang “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”; Liên cùng em cố thức chờ đợi chuyến tàu từ Hà Nội về để được sống lại với quá khứ tươi đẹp – dù chỉ là trong thoáng chốc.

– Nêu tác dụng của bút pháp tương phản trong truyện Hai đứa trẻ:

+ Làm nổi bật bức tranh phố huyện êm đềm, bình lặng nhưng nghèo khó, tù túng, đơn điệu trong bóng tối mênh mông và hiu quạnh.

+ Thể hiện sinh động cuộc sống của con người lao động bé nhỏ, vô danh nơi đây. Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn phải sống cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu, không ánh sáng và niềm vui, chỉ có chút hi vọng bé nhỏ và mong manh, xa xôi và leo lét như chính những ngọn đèn nơi phố huyện.

+ Góp phần thể hiện và lí giải những biểu hiện tinh tế trong tâm hồn nhân vật, nhất là Liên.

Xem thêm:

3. Kết bài

Khẳng định: sử dụng bút pháp tương phản giúp Thạch Lam thể hiện rõ nét tư tưởng nghệ thuật của mình và tạo được dấu ấn riêng trong cách viết truyện ngắn.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *