Phaân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Của Nguyễn Trãi (Dàn Ý, Phân Tích Cảnh Ngày Hè

Cảnh ngày hè là bài thơ nổi bật của Nguyễn Trãi về thiên nhiên. Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè sẽ hiểu được rõ hơn phong cách văn chương của tác giả.

Đang xem: Phaân tích bài thơ cảnh ngày hè

Nguyễn Trãi có rất nhiều bài thơ, mỗi bài thơ lại để lại cho độc giả những cảm xúc khác nhau. Trong phạm vi bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – một trong những bài thơ nổi bật của nhất Nguyễn Trãi về thiên nhiên. Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trai có những điểm đặc sắc nào, thể hiện tâm tư, nguyện vọng gì của nhà thơ. Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung phân tích dưới đây.

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè chi tiết

Khái quát tác phẩm

“Cảnh ngày hè” là tác phẩm “Bảo kính cảnh giới số 43”, nằm trong tập “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Nằm trong 61 bài thơ thuộc phần “Vô đề”, thế nhưng đây được xem là tác phẩm nổi bật nhất. Không chỉ nổi bật về hình thức nghệ thuật mà cả mặt nội dung. Chính vì thế, nói “Cảnh ngày hè” đại diện cho phong cách văn chương Nguyễn Trãi giai đoạn sau quả không ngoa chút nào.

Phân tích chi tiết tác phẩm

*

Nguyễn Trãi luôn đau đáu những nỗi niềm vì nước, vì dân

Dù cho đã có vô vàn lời phân tích bài thơ Cảnh ngày hè , thế nhưng bấy nhiêu đó là chưa đủ. Mỗi lần lật giở lại bài thơ, ta như thấy chứa đựng cả một bầu trời văn chương thuở trước của thi sĩ đại tài. Cảnh ngày hè là bài thơ nổi bật của Nguyễn Trãi về thiên nhiên. Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè sẽ hiểu được rõ hơn phong cách văn chương của tác giả.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi viết:

Rồi hóng mát, thuở ngày trường

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Cái lạ của câu thơ này là đọc lên, ta cảm giác được sự thong dong, thong thả trong từng câu chữ. Cũng chính là cái nhàn rỗi, không ưu tư của tác giả. Mùa hè, ngày thì dài mà đêm lại ngắn. Chữ “rồi” như kéo dài câu thơ ra hơn, thể hiện khoảng thời gian lê thê, dài dặc mà Nguyễn Trãi trải qua trong những ngày hè. Tác giả đã dồn tất cả sự lê thê ấy trong một câu thơ 6 chữ. Khoan bàn đến cái phá cách của tác giả, chỉ mới đọc lên, ít ai ngờ câu thơ này lại thiếu chữ. Ấy thế mà chỉ với 6 tiếng nhẹ nhàng, Nguyễn Trãi đã khiến người đọc như cùng thong thả ngồi xuống, ngắm nhìn và thưởng thức thiên nhiên trước mặt.

Cái lê thê dài dòng ấy lại trái ngược hoàn toàn với không gian cảnh vật. Ở câu thơ tiếp theo, hai từ “đùn đùn” như cuộn lên cả một tầm mắt. Tầng này nối tiếp tầng khác, nhìn mãi cũng không thấy điểm dừng. Dường như thiên nhiên cũng đang chuyển động, chỉ có con người là đứng yên vậy.

Xem thêm:

Ở 2 câu thực, thiên nhiên lại càng được khắc họa rõ nét hơn:

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Các từ “phun”, “tiễn” được sử dụng khéo léo, nhằm nhấn mạnh sự chuyển động của cảnh vật. Tầm mắt của Nguyễn Trãi di chuyển từ tán hoè cao vợi xuống hàng cây lựu đỏ. Cuối cùng dừng mắt ở những đài sen khoe sắc. 3 câu thơ, tác giả đã miêu tả được sự rậm rạp, màu sắc tươi mới, mùi hương hấp dẫn của thiên nhiên đất trời. Mặc dù cùng là miêu tả với thủ pháp nhân hoá, thế nhưng mỗi sự vật lại hiện lên không hề trùng lặp. Chúng dường như đang sống, đang cựa quậy, toàn thịnh. Miêu tả thiên nhiên, hay chính là miêu tả cõi lòng cũng đang thấp thỏm, suy tư cuồn cuộn của chính bản thân mình?

Kết thúc những câu thơ tả cảnh, Nguyễn Trãi mở rộng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn đời sống bộn bề xung quanh:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè, ta sẽ thấy được thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trãi. Vẫn là cách sử dụng các từ láy tài tình, “lao xao”, “dắng dỏi” đã khắc hoạ nên sự sôi động của không gian đời sống. Chợ là biểu tượng cho sự sống, là nơi con người trao đổi hàng hoá và trao đổi cả những nỗi niềm. Chợ cá hiện lên vô cùng sầm uất, đông đúc, sinh động. Thế nhưng không gian ấy lại bị tiếng ve xua tan. Tiếng ve mùa hè, náo nhiệt nhưng cũng buồn biết mấy. Phải là người có tâm hồn rộng mở và tinh tế lắm mới có thể cảm nhận được tiếng ve đẹp đến như vậy.

Từ nơi lầu son gác tía đến chợ cá của dân nghèo, tất cả đều sôi động và rộn rã. Ấy chính là biểu hiện cho sự hưng thịnh của xã hội. Chính vì thế, nói là “hóng mát”, nhưng thực chất tác giả đang lặng lẽ quan sát mà thiết tha với đời sống. Lặng lẽ nhưng lại sục sôi, ấy chính là tấm lòng của thi sĩ.

Và tấm lòng một lòng vì nước vì dân ấy của Ức Trai càng được khẳng định rõ ràng với hai câu kết:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương

Giá có cây đàn của vua Thuấn, đàn lên một tiếng để nhân dân ấm no, hạnh phúc khắp chốn. Hai câu thơ kết đúc rút cả một bầu trời ý chí và khát khao của tác giả. Chỉ là một công hầu hết lòng vì vua, giờ đây Nguyễn Trãi ước mong to lớn hơn. Đó có thể giúp nhân dân no đủ như thời vua Ngu Thuấn. Đây không phải là khao khát quyền lực, mà là mong muốn sự phồn thịnh cho đất nước. Mong muốn sự bình yên cho nhân dân. Tấm lòng của Ức Trai, dù có đang ngắm cảnh cũng không thể thong dong được. Chính vì vậy cảnh có đẹp, nhưng lòng chẳng yên. Ấy chính là trái tim yêu thương khôn nguôi, là điều sâu kín và cháy bỏng nhất cuộc đời của tác giả.

Mở đầu bằng câu lục ngôn, kết thúc cũng chỉ với 6 tiếng ngắn ngủi. Thế nhưng khác với câu thơ đầu, câu kết này không tạo cảm giác dài dòng, lê thê mà ngắn lại, như cái đau đáu trong lòng nhà thơ vĩ đại ấy.

Xem thêm: Giáo Trình Access 2016 Tiếng Việt, Hướng Dẫn Tự Học Microsoft Access 2016 Từ A Đến Z

Kết bài phân tích bài thơ Cảnh ngày hè

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè, ta không chỉ được chiêm ngưỡng cái tài tình trong phong cách văn chương mà còn thấu hiểu hơn tấm lòng vì nước, vì dân của Nguyễn Trãi. Mặc dù đã lui về ở ẩn, rời xa chốn quan trường xô bồ, thế nhưng tấm lòng của “Ức Trai tâm thượng quang khuê tỏa” vẫn đau đáu nỗi niềm của một bậc minh vương lương tướng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *