Top 20 Bài Văn Mẫu Phân Tích Người Lái Đò Sông Đà Hay Nhất, Phân Tích Người Lái Đò Sông Đà (21 Mẫu)

Những phân tích bài Người lái đò sông Đà dưới đây sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho bạn với chương trình học trên lớp và các đề thi kiểm tra. Tác phẩm mang đến nhiều góc nhìn về cái đẹp của thiên nhiên núi rừng và cả con người Tây Bắc, là nguồn cảm hứng để Kiến Guru khai thác kỹ hơn phục vụ bạn đọc.

Đang xem: Top 20 bài văn mẫu phân tích người lái đò sông đà hay nhất

I. Tìm hiểu chung khi phân tích bài Người lái đò sông Đà

1. Tác giả

– Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho.

*

Tác giả Nguyễn Tuân (1910-1987)

– Phong cách sáng tác tài hoa và giàu có về mặt ngôn ngữ.- Ông có sở trường về tùy bút và ký.- Nguyễn Tuân được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

2. Tác phẩm

– Tác phẩm được in trong tùy bút Sông Đà (1960).- Tác phẩm ra đời trong giai đoạn miền Bắc đang trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội và là kết quả trong chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc giữa cuộc kháng chiến chống Pháp.

II. Phân tích bài Người lái đò sông Đà chi tiết

1. Phân tích hình tượng sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo

– Bờ sông: “Dựng vách thành”, cao vút và dựng đứng.- Quãng sông: Hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”.- Mặt sông: “Chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, “đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”.- Khi qua quãng này, ta có cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.→ Tất cả những gì hiện ra trước mắt ta là một khúc sông Đà đầy hung bạo vừa sâu, vừa hẹp lại vừa tối, vừa lạnh đủ để khiến bất kỳ ai ghé qua đây cũng phải ái ngại, rùng mình sợ hãi.- Ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”=> Sự liên hồi của dòng chảy như cuốn cuộn cả mặt sông luôn trong tâm thế ồn ả.- Các từ láy “cuồn cuộn”, “gùn ghè” tạo nên cảm giác ghê rợn và khủng khiếp ở nơi đây.- Được tác giả miêu tả ví như những kẻ sẵn sàng đòi nợ suýt đầy hung dữ và táo bạo.→ Sự nguy hiểm luôn rình rập và sẵn sàng siết lấy bất cứ ai đi qua dòng sông này, những viễn cảnh đáng sợ mà con người không thể lường trước được.- Nhìn từ xa ta có thể thấy những cái xoáy nước tạo trên dòng sông giống như cái lúm đồng tiền trên má của cô gái, chúng có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông mà đánh cho tan xác.- Tác giả miêu tả những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.- Đó là lý do tại sao “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.→ Qua ngòi bút sắc sảo, cách dùng từ ấn tượng và khả năng quan sát bậc thầy của mình, Nguyễn Tuân mang đến cho người đọc cảm giác thật như đang ở trên sông với những trải nghiệm đáng sợ đến rùng rợn mà chỉ cần đọc thôi cũng khiến ta phải khiếp đảm ngay trong tưởng tượng.- Tiếng thác nước có lúc nghe như là “oán trách”, lại có lúc nghe như là “van xin”, hay “khiêu khích”, với giọng gằn mà “chế nhạo”.- Nguyễn Tuân so sánh tiếng thác của dòng sông giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng gầm rú đang lồng lộn để phá tan sự bủa vây của rừng lửa.→ Sự dữ dội, đáng gờm của nước sông và thác nước cũng có những biểu hiện sắc thái đa dạng như chính con người vậy.

Xem thêm: Mẫu Nội Dung Họp Phụ Huynh Đầu Năm Chi Tiết Nhất, Mẫu Biên Bản Họp Phụ Huynh Đầu Năm 2021

*

Hình ảnh con sông Đà nhấp nhô đá trên bề mặt

– Đá sông Đà nhiều vô kể đến nỗi “cả một chân trời đá”.- Từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”.- Rồi chúng còn vây thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.→ sông Đà giống như kẻ thù số một của con người

2. Phân tích hình tượng sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình

– Sông Đà được ví với người con gái “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai.- Dáng hình đã lung linh mà màu nước lại còn đẹp thay đổi sinh động qua 4 mùa: mùa xuân dòng sông khoác lên mình màu xanh ngọc bích, khi thu sang nước sông chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa.- Bờ bãi sông Đà mênh mang, trải dài “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”.- Phép so sánh sáng tạo và vô cùng gợi cảm khi miêu tả dòng sông “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

*

Dòng sông Đà uốn lượn thơ mộng

→ Nếu đoạn văn trên thể hiện dòng sông đậm nét ngang tàn, dữ tợn bao nhiêu thì những câu văn dưới lại miêu tả vẻ trữ tình, thơ mộng, giàu chất gợi cảm hơn cả của hình tượng con sông Đà.

Soạn bài Người lái đò sông Đà

III. Tổng kết phân tích bài Người lái đò sông Đà

1. Giá trị nội dung

– Qua ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ trên trang giấy, Nguyễn Tuân đã miêu tả chân thực mà không kém phần sống động về hình tượng con sông Đà mang cả nét đẹp hung bạo, kỳ vĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, trữ tình khó quên.

2. Giátrị nghệ thuật

– Khả năng quan sát tinh tế và vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.- Tài năng miêu tả sắc sảo, ngôn từ đa dạng, chân thực nhưng cũng giàu tính gợi hình, gợi cảm.

Xem thêm:

Qua phân tích bài Người lái đò sông Đà cho ta cảm nhận gần gũi hơn vẻ đẹp núi rừng Tây Bắc kỳ vĩ, nên thơ và con người nơi đây cũng rất tài năng và cần mẫn. Có quá nhiều nét đẹp đặc biệt hội tụ trong bức tranh thiên nhiên Tây Bắc dưới ngòi bút tài ba của Tô Hoài. Hy vọng Kiến Guru đã giúp bạn cảm nhận được hết những giá trị tuyệt vời nhất mà tác giả dồn tâm huyết trong từng ngôn từ, câu chữ.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *