Top 5 Bài Phân Tích Bài Tây Tiến Đoạn 3 Bài Tây Tiến, Phân Tích Khổ Thơ Thứ 3 Bài Thơ Tây Tiến

Nếu như ở bài trước, upes2.edu.vn đã đưa ra bài viết mẫu cảm nhận về Tây Tiến đoạn 1. Trong bài viết này, upes2.edu.vn sẽ phân tích Tây Tiến đoạn 3 chuẩn theo barem của Bộ. Các em đừng quên lưu lại bài viết để tham khảo nha!

*

Bố cục bài thơ Tây Tiến Văn 12 của Quang Dũng

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũngban đầu có tên nhớ Tây Tiến. Được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh – một làng ở Hà Đông cũ. Khi Quang Dũng – một đại đội trưởng trong đoàn quân Tây Tiến đã chuyển sang đơn vị khác. Và đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Tây Bắc. Đã trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52. Bài thơ Tây Tiến Văn 12 được in trong tập Mây đầu ô (1986).

Đang xem: Phân tích bài tây tiến đoạn 3

Trước khi đi vào phân tích Tây Tiến đoạn 3, upes2.edu.vn sẽ điểm lại bố cục bài thơ để các em cũng nắm rõ:

Bố cục của bài thơ Tây Tiến – Quang dũng bao gồm 4 phần:

Tây Tiến đoạn 1

Đoạn 1 là 14 câu đầu: đoạn này nói lên cuộc hành quân của các chiến sĩ và khung cảnh nơi sống của các chiến sĩ Tây Tiến.

Tây Tiến đoạn 2

Đoạn 2 là 8 câu tiếp theo: đoạn thơ nêu lên những kỉ niệm của tác giả đối với đồng đội của mình ở chiến khu.

Tây Tiến đoạn 3

Đoạn 3 là 7 câu tiếp theo: đoạn thơ nói về nỗi nhớ da diết của tác giả với đồng đội với chiến khu. Và trong bài viết ngày hôm nay, upes2.edu.vn– chuyên sách luyện thi sẽ phân tích cảm nhận về Tây Tiến đoạn 3 dưới đây để các em tham khảo.

Các câu thơ thuộc bài thơ Tây Tiến đoạn 3:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành!

Đoạn cuối là phần còn lại: sự gắn bó với Tây Tiến của tác giả

Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn 3

Dưới đây sẽ là dàn ý hình tượng người lính Tây Tiến đoạn 3của bài. Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, bao gồm: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Mở bài phân tíchTây Tiến đoạn 3 chuẩn theo barem của Bộ

Nói đến thơ ca kháng chiến chống Pháp, chúng ta không thể không nhắc đến Quang Dũng. Một nhà thơ tài hoa được mệnh danh là nhà thơ của “Xứ Đoài mây trắng”.

Trong thơ Quang Dũng người đọc ấn tượng nhất khi khắc họa bức chân dung người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc vừa lẫm liệt, kiêu hùng. Vừa hào hoa, lãng mạn thể hiện qua những câu thơ Tây Tiến đoạn 3:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Thân bài bình giảng khổ 3 bài Tây Tiến đoạn 3

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến Văn 12

Bài thơ “Tây Tiến” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947. Có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào. Đồng thời đánh tiêu hao lực lượng địch.

Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội. Chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ. Nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.

Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến. Cuối năm 1948 khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.

*

Phân tích đoạn thơ trong tác phẩm Tây Tiến – đề thi chính thức năm 2011

Phân tích Tây Tiến đoạn 3 chuẩn theo barem của BộQuang Dũng đã xây dựng bức tượng đài về người lính Tây Tiến oai phong, lẫm liệt

Trên cái nền hùng vĩ, dữ dội mà thơ mộng mĩ lệ của núi rừng. Quang Dũng đã xây dựng bức tượng đài về người lính Tây Tiến hiện lên. Vừa oai phong lẫm liệt, vừa lãng mạn hào hoa:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Hai câu thơ mở đầu đã tạo nên ấn tượng trong lòng người đọc về vẻ đẹp bi tráng. Cái bi thương ấy gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da xanh như màu lá.

Không phải là một người mà là cả một đoàn quân kì dị. Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc ấy được khắc họa bằng cái nhìn gân guốc. Bắt nguồn từ hiện thực đến từng chi tiết “không mọc tóc”, “xanh màu lá”. Đó là hiện thực mà người lính Tây Tiến phải trải qua.

Theo lời kể của Quang Dũng thời kì đó bộ đội ta phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà. Và để dễ dàng trong sinh hoạt. Nhưng nguyên do quan trọng hơn cả chính là hậu quả của những ngày hành quân vất vả, đói rét, sốt rét rừng. Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn xuất hiện trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”

Hay trong thơ ca kháng chiến chống Pháp chúng ta cũng không khó để bắt gặp những vần thơ đó.

*

Vẻ đẹp hào hùng của những người lính tây tiến

Bên cạnh hình ảnh bi thương chính là vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến. Điều đó được thể hiện trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập giữa thân hình ốm yếu và tâm hồn bên trong.

Tất cả đã làm nên khí chất, tư thế của người lính “dữ oai hùm”. Cho thấy người lính lạc quan, coi thường gian khổ. Hiên ngang xung trận, oai phong, lẫm liệt. Toát lên cốt cách, khí phách hào hùng. Ngay cả khi đánh giáp lá cà với kẻ thù hình ảnh Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc mang vẻ đẹp làm chủ núi rừng. Chế ngự khó khăn, vượt qua gian khổ.

Ẩn sau vể hào hùng, đó là một vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa

Ẩn đằng sau ngoại hình ấy là một vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Trong gian khổ nhưnghình tượng người línhTây Tiếnquađoạn 3 vẫn luôn “mắt trừng”. Đó là đôi mắt mở to nhìn thẳng kẻ thù, thề sống chết với kẻ thù. Đôi mắt ấy như miêu tả cả sự phẫn nộ đối với kẻ thù. Là đôi mắt của nội tâm sục sôi chiến đấu.

Đôi mắt ấy còn “mộng qua biên giới”, đó là giấc mộng lập chiến công. Giấc mộng của chiến thắng, của hòa bình. Không chỉ vậy mà đôi mắt ấy còn có tình. Đôi mắc thao thức nhớ về Hà Nội nơi có hình ảnh “dáng kiều thơm” trong mộng và mơ.

*

Những người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng theo tiếng gọi non sông. Mà còn vô cùng hào hoa, lãng mạn. Có một thời người ta hiểu rằng câu thơ này mang mộng tiểu tư sản quá nhiều. Làm giảm tinh thần chiến đấu.

Nhưng thời gian đã chứng minh giấc “mộng” và “mơ” như tiếp thêm sức mạnh cho người lính Tây Tiến. Đó cũng chính là vẻ đẹp của một tấm lòng luôn hướng về Tổ Quốc.

Những chàng trai ấy là những học sinh, sinh viên, nghệ sĩ. Họ lên đường bằng khát vọng tuổi trẻ, khát vọng của hòa bình cho những “dáng kiều thơm”.

Xem thêm:

Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến còn là lí tưởng trong những chàng trai mười tám đôi mươi:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Nghệ thuật trong khổ3bài thơTây Tiến vớiviệc sử dụng từ Hán Việt: “biên cương”, “viễn xứ”. Những từ đó đã gợi không khí cổ kính,trang trọng về nơi xa xôi của Tổ Quốc.

Khác với những nhà thơ cùng thời, Quang Dũng khi nói về chiến tranh đã dám nhìn thẳng vào sự khốc liệt của chiến tranh. Miêu tả cái chết, không né tránh hiện thực. Trong chặng đường hành quân gian khổ đã có những người lính ngã xuống. Những nấm mồ hoang lạnh vô danh mọc lên trên đường hành quân.

Khi miêu tả cái bi thương ấy nhà văn lại nâng đỡ lên bằng đôi cánh lí tưởng, lãng mạn “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. “Đời xanh” là tuổi trẻ, là bao ước vọng đang đón chờ mỗi người phía trước. Vậy nhưng với họ không có gì quý giá bằng độc lập, tự do của Tổ Quốc.

Vượt lên trên tất cả là khát vọng được ra đi và cống hiến

Đó là lí tưởng quên mình vì tổ quốc, dữ dội như lời thề sông núi. Đó là vẻ đẹp thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của những người lính Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc.

Đúng như Trần Lê Văn đã nhận xét: “Tây Tiến phảng phất nét buồn, nét đau, nhưng buồn đau mà không hề bi lụy”. Và Quang Dũng là một trong những nhà thơ đầu tiên nói rất cảm động sự hi sinh của những con người vô danh ấy. Để rồi hơn hai mươi năm sau trong kháng chiến chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

“Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

(Trích “Đất Nước”)

Chết cho Tổ Quốc chính là chết cho lí tưởng thiêng liêng cao quý

“Chiến trường” khốc liệt mà câu thơ nghe sao bình tĩnh quá. Có chút ngạo nghễ khinh đời để rồi hai từ “chẳng tiếc” mang vẻ bất cần cho “đời xanh”. Tuổi trẻ ai chẳng cần cho mình khát vọng tình yêu, thanh xuân thơ mộng. Họ hiểu lắm, biết lắm vẻ đẹp của “đời xanh”. Nhưng chết cho Tổ Quốc chính là chết cho lí tưởng thiêng liêng. Chính lí tưởng thiêng liêng cao quý ấy của những người lính. Mà hi sinh của họ cũng thật cao đẹp:

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành”

Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến. Quang Dũng từng trải lòng về câu thơ trên “Sự thật khi người lính ngã xuống không có được mảnh vải liệm. Nói áo bào là nói theo cách của thơ xưa để an ủi những người đã nằm xuống”.

*

Con sông Mã – nhân chứng lịch sử cũng là người bạn đồng hành của người lính Tây Tiến

Sự khắc nghiệt của chiến trường, sự khó khăn gian khổ trong chiến đấu. Vậy mà khi ngã xuống câu thơ sao mà nghe nhẹ nhàng đến vậy. Không phải là ngã xuống. Không phải là chết mà đơn giản là “anh về đất”. Mỗi chúng ta ai chẳng sinh ra từ đất mẹ Xi –ta. Ai chẳng từ luống cày mà lớn lên.

Để rồi “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Con sông Mã cũng chính là nhân chứng của lịch sử. Người bạn đồng hành của những người lính Tây Tiến. Và giờ đây con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương để tiễn người lính vào cõi bất tử.

Tiếng gầm ấy là khúc nhạc bi tráng, khúc tráng ca tiễn biệt người lính Tây Tiến vào cõi vĩnh hằng. Hòa cùng muôn ngàn âm thanh của sống núi, trường tồn trong khúc bi tráng của sông Mã.

Xuyên suốt những câu thơ trong Tây Tiến đoạn 3. Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ Hán Việt đã gợi không khí tôn nghiêm,trang trọng để nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa lẫm liệt, kiêu hùng.

Đánh giá chung về bài phân tích Tây Tiến đoạn 3 của Quang Dũng

Qua đoạn thơ trên Quang Dũng không chỉ thể hiện thành công nỗi nhớ về thiên nhiên và miền Tây hùng vĩ. Mà còn thành công với các biện pháp nghệ thuật như cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Sử dụng ngôn từ đặc sắc về địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt, kết hợp hài hòa chất nhạc và họa thơ.

*

Kết bài cho bài thơ Tây Tiến

Tây Tiến đoạn 3 trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính. Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh dũng, kiêu hùng một thời. Những người lính ấy đã gây nên ấn tượng sâu sắc. Cũng như mối xúc động lớn lao cho bao thế hệ người đọc.

Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát. Nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên ngang. Một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng. Tây Tiến đoạn 3 cũng chính là chất bi tráng của tác phẩm.

➡️Tây Tiến Văn 12 – Tổng hợp đề nghị luận văn học thường gặp

Sách luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn giúp em “xử gọn” kiến thức 3 lớp 10, 11, 12

Bước vào kì thi THPTQG 2019. Teen 2k1 nên tham khảo thêm cuốn sách Đột phá 8+ môn Ngữ văn kì thi THPT Quốc gia 2019. Do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội và upes2.edu.vn phát hành.

*

Ngay từ khi ra mắt cuốn sách đã nhanh chóng nhận được những phản hồi tốt từ hàng chục nghìn teen 2k1 trên cả nước. Bởi cuốn sách có những ưu điểm vượt trội:

➡️ Đây là cuốn sách đầu tiên treen thị trườngcó đủ kiến thức cả 3 lớp 10, 11, 12.

➡️Cuốn sách có bố cục tương ứng với 3 dạng câu hỏi có trong đề:

Chương 1: Chuyên đề đọc hiểu tác phẩm văn học. Tất cả các tác phẩm đều được trình bày dưới hình thức sơ đồ tư duy.Chương 2: Chuyên đề làm quen với nghị luận văn học dạng đề liên kết: so sánh văn học, liên hệ văn học.Chương 3: Chuyên đề đọc hiểu và nghị luận xã hội để giúp em tối ưu hóa điểm số.

➡️100% kiến thức được triển khai dưới dạng sơ đồ tư duy.

*

➡️Xóa bỏ cách học vẹt, học thuộc lòng truyền thống.➡️Đầy đủ các dạng bài trọng tâm, các bài viết hoàn chỉnh để em tham khảo.➡️Hướng dẫn trả lời các câu hỏi rõ ràng, trọng tâm, đủ ý không lan man, mơ hồ.

Xem thêm:

*

Cuốn sách chính là “bảo bối” giúp em đạt điểm 8 “ngon lành”. Mà không phải dùng đến cuốn sách tham khảo nào khác. Teen 2k1 còn chần chờ gì nữa mà không sở hữu ngay cuốn sách giúp em bứt phá điểm số trong kì thi sắp tới.

Trên đây, upes2.edu.vn đã chia sẻ với các em bài phân tích về những câu thơ Tây Tiến đoạn 3. Các em đừng quên lưu lại và áp dụng thật tốt vào giải bài tập nhé!

➡️Tây tiến và Việt Bắc – dạng bài hay gặp trong đề thi môn Ngữ Văn

Thông tin liên hệ với upes2.edu.vn – Chuyên sách luyện thi

Ngay bây giờ teen 2k1 hãy CMT SĐT dưới bài viết này hoặc nhắn tin cho fanpage upes2.edu.vn – Đọc là đỗbằng cách:

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *