Phân Tích Đoạn 2 Bài Thơ Vội Vàng Năm 2021 (Dàn Ý, Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Đoạn 2 Của Xuân Diệu

“Phân tích đoạn 2 Vội Vàng của Xuân Diệu” – một đề bài nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ giáo viên, học sinh và cả các bậc phụ huynh. Nội dung bài viết hôm nay, Báo Song Ngữ sẽ chia sẻ đến bạn những ý tưởng hay, ngôn từ độc đáo để có thể hoàn thành xuất sắc đề bài này, hãy cùng theo dõi nhé.

Đang xem: Phân tích đoạn 2 bài thơ vội vàng năm 2021 (dàn ý

Hướng dẫn phân tích đoạn 2 Vội Vàng

Lập dàn ý sẽ là bước đầu tiên bạn cần phải làm để bạn đảm bảo bài văn của mình có đầy đủ các ý và nội dung. Vậy dàn ý cho bài văn phân tích khổ 2 bài thơ Vội vàng như thế nào?

Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội Vàng và đoạn 2 của bài thơ

Thân bài

Tác giả ý thức được thời gian đang trôi đi

Thời gian vẫn trôi qua: xuân tới ->xuân qua; xuân non ->xuân giàVạn vật đều sẽ thay đổi theo thời gian, tác giả cảm thấy sợ hãi trước sự trôi đi của thời gian

Khát khao sống cuồng nhiệt của tác giả

Một tình yêu cuộc sống tha thiết và nồng nànKhát khao được sống, được cống hiến và chưa toại nguyện với những gì mình đang sống.Nhắn nhủ mọi người hãy sống hết mình khi còn trẻ tận hưởng cuộc sống nhân lúc còn trẻ, còn đam mê.

Kết bài

Nghệ thuật dùng từ của nhà thơ Xuân DiệuCảm nhận về đoạn 2 bài thơ Vội Vàng

*

Bài 2:

Trong bút pháp thi cả của mình, Xuân Diệu luôn gợi cho người đọc sự tinh tế, gợi cảm và độc đáo. Nhắc tới Xuân Diệu người ta không thể bỏ qua tác phẩm Vội vàng – một bài thơ in đậm dấu ấn và phong cách của ông. Bài thơ là một nguồn cảm xúc dạt dào, thể hiện khát khao yêu đời, muốn sống và cống hiến cho cuộc đời. Đặc biệt, nếu như ở phần đầu bài thời tác giả cho chúng ta thấy một khung cảnh mùa xuân tươi đẹp với ước muốn táo bạo “tắt nắng”, “buộc gió” thì sang khổ thứ 2 nhà thơ muốn nói đến quan niệm nhân sinh mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Nếu như người xưa quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn, chúng lặp đi lặp lại trong vòng chảy vô tận của tạo hóa thì đối với Xuân Diệu, thời gian là một nỗi ám ảnh. Ông quan niệm thời gian là tuyến tính, đã đi thì sẽ không trở lại. Xuân đương tới rồi xuân đương sẽ qua, xuân dù non rồi cũng sẽ hóa già khi thời gian trôi đi. Đối với con người mùa xuân chính là tuổi trẻ, vậy nên mùa xuân hết có nghĩa là tuổi trẻ cũng đã qua. Trong ý thơ của Xuân Diệu chúng ta có thể thấy sự lo âu, tiếc nuối và có chút chán nản khi nhận ra thời gian trôi đi quá nhanh.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Trường Bách Khoa Đà Nẵng 2021❣️✔️Và Đầy Đủ Các Năm✔️

Thời gian không thể níu giữ được mùa xuân, núi giữ được tuổi trẻ của đời người. Tuổi trẻ đi qua thì “tôi” cũng trở nên vô nghĩa, trống rỗng không còn gì. “Lòng tôi” và “lượng trời” là sự tương phản của hai thế cực, sự hữu hạn của đời người và vô hạn của đất trời, làm sao có thể níu kéo được những ngày còn son trẻ với biết bao nhiệt huyết và ước mơ. Từ đó có thể thấy rằng vòng xoáy của thời gian tiếp nối trong sự vận động của vạn vật, con người rồi cũng đổi thay. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình, là vòng tròn tuần hoàn lặp lại không ngừng.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”

Thời gian thì rớm vị chia phôi, khắp đất trời đâu đâu cũng vọng lên khúc chia ly, lời than thầm tiễn biệt. Gió không còn tươi vui sống động mà là sự tủi hờn trước sự trôi chảy của dòng thời gian, chim cũng không còn rộn ràng reo thi nữa bởi chúng sợ độ tàn phai, héo úa. Vạn vật đều không thể cưỡng lại quy luật phai tàn nghiệt ngã của tạo hóa. Để rồi sự lo lắng, tiếc nuối đấy buộc tác giả phải hốt hoảng thốt lên rằng:

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

Xuân Diệu hối thúc mọi người hãy chạy đua cùng thời gian, sống vội vàng và có trách nhiệm với mùa xuân và tuổi trẻ của mình. Đừng mải mê chờ đợi điều gì cả, thời gian trôi nhanh nếu chúng ta không chủ động sẽ bỏ lỡ một thời thanh xuân tươi đẹp.

Chỉ với vài dòng thơ ngắn ngủ nhưng đầy triết lý đã cho ta thấy được tài năng và một tâm hồn thơ lãng mạn của Xuân Diệu. Vội vàng là tác phẩm tuyệt đỉnh, nhắc nhở chúng ta phải luôn học hỏi, rèn luyện và sống có ích. Dám ước mơ và dám hành động để thực hiện những mục tiêu mà mình đặt ra.

Xem thêm:

Tới đây hẳn các bạn đã có cho mình những ý tưởng hay để triển khai làm đề bài “Phân tích đoạn 2 Vội vàng” rồi phải không. Báo Song Ngữ chúc bạn sẽ có được số điểm cao nhất và đừng quên sống một cuộc đời có ý nghĩa giống như những gì mà nhà thơ Xuân Diệu đã gửi gắm trong tác phẩm “Vội vàng” nhé.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *