Phân Tích Đoạn Trích Nỗi Thương Mình ” Trích, Phân Tích Đoạn Thơ Nỗi Thương Mình Của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn trích nỗi thương mình trong truyện kiều

Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình

Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh

Đang xem: Phân tích đoạn trích nỗi thương mình

Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều

Những vần thơ của Tố Hữu đã gợi ta nhớ tới Nguyễn Du- đại thi hào dân tộc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn cùng kiệt tác “Truyện Kiều”. Thi phẩm hàm chứa bao giá trị hiện thực và nhân đạo khi viết về cuộc đời và số phận của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn trong xã hội phong kiến xưa. Trong tập đại thành, nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao không chỉ có ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh cùng các biện pháp tu từ mà còn hấp dẫn người đọc bởi những khúc đoạn miêu tả tâm trạng Kiều. “Nỗi thương mình” (truyện Kiều)là một đoạn trích thể hiện khá rõ tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu, từ câu 1229 đến câu 1248, cho thấy tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.

*

Phân tích đoạn trích nỗi thương mình trong truyện kiều

“Truyện Kiều” là một bức tranh hiện thực xã hội phong kiến suy tàn không cưỡng lại được của bánh xe lịch sử. Kéo theo đó là sự tha hóa của bản chất con người, đồng tiền trở thành thế lực vạn năng đẩy con người lương thiện vào bức đường cùng. Gia đình Vương viên ngoại cũng không tránh khỏi tai vạ. Gia đình Kiều bị vu oan, phận làm con nên Kiều đã phải bán mình và đã phải chịu 15 năm lưu lạc. Trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc lừa nhưng lần Thúy Kiều bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Những ngày Thúy Kiều ở chốn lầu xanh là những ngày nàng vô cùng buồn tủi, tâm trạng rối bời như tơ vò nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan. Đoạn trích là lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn : “Khi tỉnh rượu …xuân là gì?” Đó cũng là thời điểm mở đầu cho những chuỗi tâm sự nối kết, ngổn ngang. Kiều nghĩ đến thân phận mình để rồi “mình lại thương mình xót xa” Kiều xót xa cho chính bản thân mình. Với nàng, hiện tại như một giấc mơ cay đắng khi nàng sánh với quá khứ.

Mở đầu đoạn trích Nỗi Thương Mình là tâm trạng đau buồn, tủi hổ đến ê chề của Thúy Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh

“Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”

Với bốn câu đầu của đoạn trích, Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt ở chốn lầu xanh nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Trong chốn lầu xanh ấy Kiều phải tiếp khách mua vui cho “biết bao” người mà nàng không thể nào nhớ được hay là đếm được, bởi lẽ một điều rằng hằng ngày Kiêu tiếp khách làng chơi triền miên “suốt đêm, sớm đưa, tối tìm” những từ ngữ ấy đã cho ta thấy được sự nhộn nhịp của chốn lầu xanh , nơi mà Tú Bà ăn nên làm ra và cũng là nơi đày đọa nàng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ : bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu Nguyễn Du cho thấy tình cảnh của Thúy Kiều tuy sống trong cảnh lầu xanh tưởng như thanh tao, phong nhã nhưng thực chất đó chỉ là giả tạo, hằng ngày Kiều phải làm công việc nhơ nhuốc, tiếp đủ các loại khách đến mua vui.

Xem thêm:

Xem thêm:

Điều này cho ta thấy rõ hơn về nỗi bất hạnh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều. Nàng ý thức được về nhân phẩm mà nàng trân trọng đang bị trà đạp, ấy vậy mà bất lực không thể làm gì được khiến con người ta đau đớn đến muốn buông xuôi. Nguyễn Du đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do vậy ở bốn câu thơ đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị buộc vào cảnh hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật phải trải qua. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều. Bút pháp ước lệ giúp Nguyễn Du không tránh né số phận thực tế của Kiều mà vẫn giữ được chân dung cao đẹp của tâm hồn nàng. Bấy giờ, có ai để ý và cảm thông cho người con gái bị đẩy đến chốn lầu xanh tội nghiệp kia.

Bốn câu thơ đầu đã đặt ra một tình thế của tâm trạng. Ở lầu xanh có nhiều kĩ nữ, họ có thể bình thản coi việc làm của mình rất đỗi bình thường , trớ trêu thay Kiều lại có một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ, hai câu tiếp nói về tâm trạng của Kiều trong những ngày tủi nhục , nỗi ê chề , sự ép buộc , đày đọa mà Kiều phải chịu đựng:

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Trong mỗi cuộc vui, nàng uống rượu để quên đi tất cả nhưng không thể lúc nào cũng say được, nàng uống rượu để rồi đến khi tỉnh lại thì bao nỗi ê chề nhục nhã lại ùa về trong tâm trí nàng, nàng “giật mình”. Kiều giật mình vì nhận ra sự tàn phá thảm hại về thể xác và phẩm cách của mình ở chốn lầu xanh, sự cô đơn lẻ loi của mình và sự yếu đuối bất lực của mình trước bao nhiêu sự xấu xa, cạm bẫy đang bủa vây mình mà không thể chống đỡ. Thương mình” dường như là mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ đoạn trích (chọn làm tên đoạn trích) ở đây đã được Nguyễn Du để cho nhân vật đau đớn nhận ra. Nếu như trước kia trước mộ Đạm Tiên, Kiều vì thương cảm, thương người mà khóc lên thì ở đây, trong chính tình cảnh trớ trêu này – sống đúng với thân phận trước kia của Đạm Tiên, Kiều chỉ còn biết thương cho chính mình và dường như cũng chỉ đủ sức để khóc thương cho chính số kiếp bèo bọt của mình. Ngay cả cái cảm giác tự mình phải thương lấy chính mình đã đủ làm nên một bi kịch. Cái “thương mình” này vừa thể hiện sự cô độc đến tuyệt đối, vừa thể hiện sự tủi phận cùng cực của Kiều, vừa thể hiện ý thức cá nhân mãnh liệt. Bản thân từ “mình” đã là một thứ ý thức cá nhân được phát biểu rất rõ ràng. Nhưng trớ trêu và xót xa thay, 3 lần “mình” mà vẫn cô đơn, vắng lặng biết bao nhiêu. Đó chính là tiếng lòng Kiều phát ra rồi lại dội lại, người nói cũng là người nghe trong cái âm hưởng tự thương thân xót xa, nó nhói lên như một vết thương, một nỗi đau thường trực, cộng hưởng tạo cho câu thơ một dư ba da diết. Nàng cũng đã từng có một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc đấy chứ, nhưng giờ đây cuộc sống đó đã lùi vào quá khứ bỏ lại nàng với cuộc sống tại nơi được coi là “dơ bẩn” của xã hội:

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *