Phát Biểu Cảm Nghĩ Bài Thơ Cảnh Khuya Ngắn Gọn (Lớp 7), Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya

“ Cảnh khuya” là một bài thơ hay, vừa hiện đại lại vừa cổ điển. Không chỉ đẹp ở cảnh mà còn đẹp ở người. Không chỉ vang vọng bởi tiếng suối mà còn đọng mãi trong độc giả hình ảnh con người vĩ đại – Hồ Chí Minh.

Đang xem: Phát biểu cảm nghĩ bài thơ cảnh khuya

*

Thy Việt

*

Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoaCảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ ” Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Bài viết tham khảo:

a Mở bài

Bài thơ “Cảnh khuya” được Bác sáng tác năm 1947 thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Giữa không khí vất vả, giữa sự ác liệt của chiến tranh, cảnh rừng Việt Bắc và người chiến sĩ cộng sản vẫn thật đẹp, thật yên bình và tự tại

b.Thân bài:

Thiên nhiên Việt Bắc được tái hiện trong hai câu thơ đầu.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

*

Cảm nhận tiếng suối bằng tâm hồn nghệ sĩ nên sự so sánh cũng thật độc đáo, tài tình. Tiếng suối – âm thanh của thiên nhiên núi rừng vang vọng trong đêm khuya tĩnh mịch mà trong trẻo, ngân nga như tiếng hát ấm áp, nồng nàn ở đâu vẳng lại. Cái “hiện đại” ở Bác là thế. Lấy tiếng ca làm chuẩn mực để từ đó gợi lên tiếng suối thân quen mà thật trữ tình.

Rừng Việt Bắc bạt ngàn với những cây cổ thụ vươn xa được ánh trăng chiếu rọi.

Xem thêm:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Phải chăng ánh trăng “ lồng” vào cây cổ thụ và bóng cổ thụ lại “lồng” vào những khóm hoa. Nếu thế có gì đó không ổn. Ở đây là bóng trăng lồng chiếu vào cây cổ thụ in trên mặt đất thành những bông hoa màu trắng sáng. Cảnh đẹp mà lại như quấn quýt với nhau, nhờ điệp từ “ lồng” mà gợi nên cái ấm áp, sự thân tình hoà quyện

Trong tư tưởng của em, núi rừng hoang sơ và bí hiểm, bạt ngàn mà lạnh lẽo giờ trở nên thơ mộng, đáng yêu làm sao. Ước gì có thể được một lần ở đó mà cảm nhận vẻ đẹp non nước mình mà nhớ Bác, người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

*

Cảnh đẹp như tranh vẽ …Người ngồi đó vì ngắm cảnh đẹp hay vì lo cho dân cho nước. Có lẽ là cả hai, có thể nói vậy vì điệp từ nối tiếp “ chưa ngủ” được Hồ Chí Minh đặt đúng chỗ có tác dụng là tấm bản lề mở ra hai phía tâm hồn.

Chất chiến sĩ và nghệ sĩ, cái khó khăn trong hoàn cảnh khốc liệt và cái lãng mạn bay bổng của tâm hồn tưởng như đối lập nhau giờ lại hoà hợp trong tâm hồn, trong con người Hồ Chí Minh tạo nên hình tượng hoàn mĩ.

Xem thêm:

c Kết bài

Cảnh khuya” là một bài thơ hay, vừa hiện đại lại vừa cổ điển. Không chỉ đẹp ở cảnh mà còn đẹp ở người. Không chỉ vang vọng bởi tiếng suối mà còn đọng mãi trong độc giả hình ảnh con người vĩ đại – Hồ Chí Minh.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *