Phiếu Nhận Xét Đánh Giá Cán Bộ Năm 2021 (2 Mẫu), Mẫu Nhận Xét Đánh Giá Cán Bộ Năm 2021 (2 Mẫu)

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận chính quá trình làm việc của bản thân mình, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.

Đang xem: Phiếu nhận xét đánh giá cán bộ

Trong quá trình làm việc cán bộ sẽ được giao những nhiệm vụ nhất định mà cán bộ phải hoàn thành. Trong những đợt định kỳ, các cán bộ phải trực tiếp làm bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác của mình.

Qua bài viết dưới đây hãy cùng Tổng đài 19006557 đi tìm hiểu về Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ.

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ có vai trò gì?

Thứ nhất: Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận chính quá trình làm việc của bản thân mình, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.

Mỗi cán bộ sẽ phải tự phê bình, nhận xét, kiểm điểm về chính mình trong quá trình công tác, thực hiện các công việc được giao, đồng thời là lối sống đạo đức, phẩm chất của mình.

Cán bộ đều là những người đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản, là lực lượng nòng cốt của đất nước, là chủ thể quản lý, chỉ đạo các công việc tại đơn vị công tác do vậy mà cần phải trung thực, trong sạch để tạo dựng lòng tin với nhân dân, trung thành với ý tưởng của Đảng, của nhà nước Việt Nam.

Do đó, mỗi người cán bộ cần phải tự kiểm điểm, đưa ra đánh giá, từ đó sẽ nhìn nhận được những khuyết điểm trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp phù hợp nhất giúp cho công việc được giải quyết thuận lợi và thành công nhất có thể.

Thứ hai: Việc tự phê bình và đánh giá cán bộ sẽ góp phần to lắm nhằm nâng cao tinh thần cũng như là năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ.

Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ sẽ từ những nhận xét đánh giá đó để đề ra những phương hướng, kế hoạch và giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực cũng như là trình độ chuyên môn của từng cán bộ.

*

Mẫu Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc——-o0o——

BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,VIÊN CHỨC ĐƯA VÀO QUY HOẠCH

Họ và tên:…………………………………….. ………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………….

Chức vụ, chức danh hiện giữ:…………………………………………………..

Thời gian công tác tại đơn vị:…………………………………………………….

Đơn vị đang công tác:………………………………………………………………..

I. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC:

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:

Tôi luôn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nói và làm theo quan điểm chính trị của Đảng.

Là đảng viên, cán bộ quản lý tôi luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:

Trong lối sống thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Bên cạnh đó triển khai và thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện nghiêm túc Quy định về đạo đức nhà giáo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Bản thân luôn tích cực đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình; Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của nhà trường, giữ gìn đúng tư cách, đạo đức và tính tiên phong của người cán bộ quản lý.

Luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng tác phong của người quản lý, có lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn phát huy tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên. Luôn hoà đồng với đồng nghiệp, đối xử công bằng khách quan trong công tác, bảo vệ lợi ích, quyền lợi của người học, không vi phạm về những điều đảng viên không được làm.

Trong công việc cũng như trong cuộc sống luôn luôn có ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình thẳng thắn. Sẵn sàng tiếp thu, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và giải quyết các ý kiến thắc mắc đề nghị của cán bộ, giáo viên với trách nhiệm là người quản lý trong nhà trường.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ.

3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Bản thân có đủ năng lực hoàn thành tốt công tác quản lý trong nhà trường, có đầy đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các bằng cấp liên quan để phục vụ công việc.

Trong thời gian qua bản thân được tham gia và tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận hành chính giáo dục tại trường Chính trị ………….. Trong công việc tôi luôn học tập những cái mới, cái hay của đồng nghiệp và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Là Phó Hiệu trưởng trong nhà trường. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động, luôn nêu cao tinh thần và phẩm chất của người cán bộ quản lý trong nhà trường. Triển khai đầy đủ các hoạt động của nhà trường theo quy định của Ngành giáo dục đến toàn thể giáo viên trong nhà trường theo quy định từng tuần, từng tháng theo kế hoạch, có sơ kết các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo từng đợt thi đua qua đó để rút ra những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác chỉ đạo.

Cùng với lãnh đạo nhà trường triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động và phong trào:”Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

Tham gia dự giờ, thăm lớp kịp thời rút kinh nghiệm cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. Thường xuyên kiểm tra sổ điểm sổ đầu bài, sổ kế hoạch giảng dạy của các tổ chuyên môn, lớp, giáo viên chủ nhiệm để chấn chỉnh những tồn tại chưa thực hiện được trong các hoạt động, cùng với các đoàn thể và các tổ chức trong nhà trường tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề và hoạt động ngoại khoá đạt kết quả tốt.

Cùng các tổ chuyên môn triển khai và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục, của nhà trường, các hoạt động chuyên đề, hoạt động ngoại khoá trong nhà trường cũng như thực hiện công tác sinh hoạt Hội đồng bộ môn của Phòng giáo dục và đào tạo.

Bản thân là Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cùng lãnh đạo nhà trường xây dựng quy chế dân chủ trong cơ quan, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước của Công đoàn cấp trên đến tất cả đoàn viên trong nhà trường.

Kết quả trong năm ………………:

– Đối với chuyên môn:

Đạt được UBND Huyện khen tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

– Đối với Công đoàn: Công đoàn Ngành khen tặng:

+ Tập thể “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”.

+ Cá nhân: “Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn”.

Xem thêm:

5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:

Trong năm qua bản thân và tất cả đoàn viên công đoàn làm tốt công tác thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Cùng lãnh đạo nhà trường bố trí nơi ở tập thể cho đội ngũ. Vận động đoàn viên tham gia thực hiện tốt công tác chuyên môn của nhà trường, tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tham gia các phong trào VHVN, TDTT do nhà trường và ngành phát động.

Cùng với lãnh đạo nhà trường xây dựng các cuộc vận động, các phong trào của ngành và các cấp đề ra.

6. Thái độ phục vụ nhân dân, việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

Về thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ quản lý: Bản thân luôn chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ, nhà trường. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong cuộc sống giản dị hoà nhập với quần chúng, gần gũi với bà con trong thôn xóm, đồng nghiệp trong cơ quan và người dân nơi cơ quan công tác.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng cách làm theo trong công việc hằng ngày như thay đổi lề lối làm việc, tiết kiệm điện nước, giấy tờ, văn phòng phẩm, … và trong năm học cần làm một công việc lớn theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II. Đánh giá chung về ưu điểm, khuyết điểm trong thời gian công tác:

1. Ưu điểm:

Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

Có khả năng làm tốt công tác quản lý.

Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, chức trách được giao.

2. Khuyết điểm:

Chưa huy động hết sức mạnh của tập thể và cá nhân của đội ngũ.

Tổ chức tham gia các hoạt động phong trào VHVN, TDTT trong đội ngũ chưa mạnh, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, phần lớn đội ngũ ở xa.

Trong quá trình công tác và sinh hoạt chi bộ chưa đưa ra nhiều ý kiến hay.

III. Chiều hướng và triển vọng phát triển:

Cần phát huy những ưu điểm trong thời gian qua và khắc phục những hạn chế và tồn tại trong thời gian đến.

Bản thân có đủ năng lực cũng như kỹ năng làm công tác quản lý trường học. Vì vậy chiều hướng phấn đấu được bổ nhiệm vào chức vụ có vị trí cao hơn hiện tại.

Triển vọng phát triển về trình độ cao hơn hiện tại và phát triển cho những thế hệ kế cận tiếp theo, hoàn thành mọi công việc được giao của cấp trên./.

…….., ngày….tháng…năm….

Người tự nhận xét, đánh giá

IV. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo, cấp uỷ đảng:

……………………………………………………………………………………………………………

………, ngày….tháng…năm….
Thủ trưởng(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ

Với nội dung tiếp theo của bài viết, Tổng đài 19006557 sẽ cung cấp cho Qúy khách mẫu Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ mới nhất, cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ

Họ và tên cán bộ: …………………………………….. Mã số:………………………….

Chức vụ:…………………………………………………… Ngạch bậc lương:……………..

Đơn vị đang công tác: …………………………………………………………………………

I. TỰ NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÔNG TÁC TU DƯỠNG RÈN LUYỆN

1/ Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước:

2/ Kết quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được phân công

3/ Tinh thần kỷ luật:

4/ Tinh thần phối hợp trong công tác:

5/ Tính trung thực trong công tác:

6/ Lối sống đạo đức:

7/ Tinh thần học tập nâng cao trình độ:

8/ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân:

II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC TU DƯỠNG RÈN LUYỆN

……….., ngày…..tháng….năm…..
Người tự nhận xét

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn soạn thảo bản tự nhận xét đánh giá cán bộ

Qúy khách đang có nhu cầu soạn thảo bản tự nhận xét đánh giá cán bộ thì có thể tham khảo nội dung dưới đây do Tổng đài cung cấp.

Trong phần tự nhận xét, cá nhân cán bộ cần nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện những công việc được cấp trên giao mà bản thân đã hoàn thành, nhưng ưu điểm liên quan đến các vấn đề khác như:

+ Về tư tưởng chính trị: Vì đứng trong hàng ngũ của Đảng nên cán bộ phải là người có nhận thức rõ ràng về lý tưởng của Đảng, lối số đạo đức, chính trị, các vấn đề liên quan đến tinh thần kỷ luật, tác phong làm việc…

Đới với tư tưởng chính trị: Cán bộ cần nêu về những ưu điểm trong việc nhận thức lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa Mác Lê-nin.

Tác phong, nề nếp làm việc: đây chính là phần sẽ đánh giá trực tiếp trong quá trình làm việc của cán bộ. Không chỉ tự đánh giá về kết quả làm việc mà cán bộ cần phải đưa ra các đánh giá trong quá trình làm việc, thái độ và nhận thực khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Về tính trung thực: Đây là phẩm chất quan trọng cần có đối với mọi cán bộ, vì họ đều là những người sẽ thay mặt nhân nhân dân để thực hiện một số quyền lợi nhất định, phải trung thực trong quá trình làm việc, công tác.

Đối với tinh thần làm việc, kiến thức là vô hạn, các cán bộ phải luôn tự mình chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới để kịp thời nắm bắt được thời đại, việc này giúp cho quá trình giải quyết công việc được thuận lợi hơn.

Các cán bộ tự mình đưa ra đánh giá về tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ của chính bản thân mình.

– Cuối cùng là tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân. Cán bộ là người sẽ giải quyết các công việc hành chính cho nhân dân, phải luôn thể hiện thái độ thân thiện, giải quyết nhanh chóng các vấn đề cho người dân.

Do đó, tự bản thân cán bộ đưa ra nhận xét cho chính thái độ của mình, mức độ nhiệt tình trong việc giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của người dân.

Lưu ý, các cán bộ khi tự mình nhận xét, đánh giá về mình thì cần phải đảm bảo tính trung thực, không được cung cấp những gì không có thật hay chỉ viết những điều tốt về bản thân mình.

Thông qua bản tự nhận xét, đánh giá này mà cấp trên sẽ đánh giá về quá trình công tác của cán bộ, từ đó tìm ra được những phương hướng hoặc phân công nhiệm vụ được chính xác nhất có thể.

Bản đánh giá quá trình làm việc

Bản đánh giá quá trình làm việc thường được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người quản lý, người lao động để giúp cho họ có thể nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó đưa ra được phương hướng giải quyết, khắc phục.

Bản đánh giá này có thể được thực hiện bởi người quản lý hoặc người trực tiếp thực hiện công việc, trong bản đánh giá cần phải nêu rõ được các nội dung công việc được giao đã làm được những gì, hạn chế còn tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó. Có thể là đánh giá quá trình làm việc theo tuần, theo tháng, theo quý tùy thuộc vào yêu cầu và nội dung công việc.

Xem thêm: Bức Thư Chia Tay Người Yêu Hay Nhất 2020, Những Bức Thư Tình Chia Tay Đầy Nước Mắt

Trên đây là toàn bộ nội dung về Mẫu bản tự nhận xét đánh giá cán bộ. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Tổng đài chúng tôi theo số điện thoại tư vấn 19006557.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *