Cách Quay Trực Tiếp Màn Hình Máy Tính, Điện Thoại, Phát Trực Tiếp Màn Hình Máy Tính

Ngày nay nhu cầu bán hàng, dạy học online, live stream game đang cực kỳ phát triển, 4.0 mà, để làm công việc này chúng ta biết cách quay màn hình máy tính cũng như biết cách live stream.

Đang xem: Quay trực tiếp màn hình máy tính

Bài viết này đặt mục tiêu sẽ giúp bất kỳ ai biết cách quay màn hình máy tính, đồng thời hướng dẫn cách live stream bằng phần mềm OBS Studio trên cả 2 nền tảng mạng xã hội Youtube và Facebook. Với OBS Studio bạn có thể sử dụng từ 2 webcam/ camera hoặc kết hợp webcam/ camera với quay màn hình máy tính khi live stream, đây là phần mềm miễn phí, không quảng cáo nhưng lại cực kỳ tuyệt vời mà tất cả các Streamer đều đang sử dụng hiện nay: Chuyển cảnh quay linh hoạt, tạo chữ chạy khi quan màn hình và khi live stream, cài đặt xóa key font nền, điều chỉnh âm lượng khử noise… tất cả đều trực tiếp ngay trong quá trình quay màn hình máy tính hoặc khi live stream bạn nhé! Nếu dùng 1 tính từ để mô tả OBS Studio thì mình chỉ biết dùng từ trên cả TUYỆT VỜI!

Oki, OBS Studio có 2 chức năng chính mà mình muốn bạn phân biệt và hiểu ngay từ đầu, đó là: Quay video màn hình máy tính (laptop, PC) offline – để ghi hình ra các file movie offline mà không phát lên mạng và chức năng thứ 2 là live stream – để phát trực tiếp video lên mạng đồng thời có thể lưu thành file movie vào máy tính (cả 2 chức năng đều quay màn hình máy tính kết hợp sử dụng webcam/ camera/ máy quay nhé, chỉ khác nhau là 1 cái không đưa lên mạng, 1 cái đưa trực tiếp lên mạng).

Đâu đó có thể có những cô bác lớn tuổi không thạo tin học muốn tìm hiểu để phục vụ bán hàng online nên bài viết này mình sẽ chia sẻ cực kỳ chi tiết dưới dạng cầm tay chỉ việc. Và mình hy vọng sẽ giúp được nhiều người nhất, nếu bạn thấy hữu ích thì cho mình xin một chia sẻ tới cộng đồng nhé. Oki, Chúng ta hãy bắt đầu với cách quay màn hình máy tính nhé!

Mục lục bài viết:

A. Cách quay màn hình máy tính laptop PC bằng OBS StudioB. Cách Live Stream video màn hình máy tính trên Youtube, Facebook

A. Cách quay màn hình máy tính laptop PC bằng OBS Studio

1. Các thiết bị cần thiết để quay màn hình máy tính và live stream

Hiện nay có rất nhiều hãng, chủng loại thiết bị dùng để quay màn hình máy tính và live stream, tùy theo điều kiện của bạn mà bạn chọn mua nhé. Tuy nhiên để hình ảnh và âm thanh xuất ra được tốt và chi phí bỏ ra vừa phải nhất bạn có thể tham khảo các thiết bị sau, đây là các thiết bị mình đang sử dụng hiện tại và thấy rất OK. Chi phí đầu tư khoảng 40-50Tr là mình thấy làm ngon rồi nhé.

1.1 Máy tính/ Laptop/ PC:

Chi phí đầu tư đắt nhất. Việc quay video màn hình và live stream không cần một máy tính có cấu hình quá mạnh, tuy nhiên việc phải chỉnh sửa và Render video mới đáng nói vì nó cần một cấu hình máy tính đủ mạnh.

Bạn nên cân nhắc cấu hình nằm trong khoảng này: Desktop Core I5-9xxx + RAM 16GB -> Core I9-9xxx + RAM 32GB. Mình đang sài Core I7-9700 + RAM 32GB chạy mượt mà tuy nhiên khi Render những video dài (30 – 60 phút) có cảm giác hơi nặng. Hầu hết các máy tính cấu hình trong khoảng này đều sử dụng card đồ họa rời, mình đang sài NVIDIA GTX 1050 Ti, thuộc dạng trung bình, tuy nhiên khi Render vẫn sử dụng CPU là chính chứ không phải dùng card đồ họa như mọi người thường nghĩ, mình đã làm rất nhiều video trên PR và Camtasia tuy chọn CUDA/ NIVDIA nhưng khi Render thì CPU vẫn là chính, Card chỉ dùng dưới 10%. Nên theo mình bạn nên đầu tư vào CPU RAM trước sau đó mới là Card đồ họa và ổ cứng nhé. À mà ổ cứng thì nên dùng ổ C là SSD khoảng 256GB – 500GB, còn lại là HDD được rồi (mình cài tẹt ga ổ C mới hết 134GB, tuy nhiên để máy chạy mượt thì nên đầu tư lên tối thiểu 256GB). Máy mình là 500GB nhé :D.

Con máy tính của mình mua lắp ghép gần 2 năm trước là mất 32 Tr bao gồm cả màn Dell 5Tr nhé.

1.2 Webcam:

Mình cũng mất kha khá time tìm hiểu xem nên mua hãng nào loại nào, cuối cùng mình chọn: Webcam Razer Kiyo. Đắt hơn LogiTech chút, giá hồi đó tầm 2,2Tr. Mình dùng thấy ổn độ nét Full HD. Bạn nào có điều kiện hơn thì mua những webcam tốt hơn thậm chí là máy quay. Để quay bên ngoài bạn có thể tận dụng điện thoại thông minh kết hợp với Micro Wifi tầm khoảng 5Tr nữa là con Microphone Rode Wireless Go.

*

1.3 Micro:

Micro nên chọn loại tốt để không có hoặc cực kỳ ít Noise, vang dội âm thanh: Lựa chọn của mình là: RODE, tầm 3Tr. Đắt sắt ra miếng, chất lượng cực kỳ ổn, mình kẹp treo thò từ trên xuống, micro này mình không phải khử noise khi sửa video luôn (vì hầu như không có noise, tất nhiên là phòng thu phải không có tạp âm nhé, còn micro này hầu như không tự sinh ra noise). Bạn đừng tốn tiền mua loại micro 100k-200k , chắc chắn sẽ cực kỳ nhiều noise, sau lại không hài lòng. Đầu tiên mình tập tành làm video cũng mua thử mấy cái micro rẻ này nhưng sau chán, giờ đang vứt xó nhé :D.

*

1.4 Đèn chiếu sáng:

Rất nhiều mức giá từ 500K trở lên, cái này mình đang mượn được loại như hình có thể tháo treo lên trên rọi xuống.

*

1.5 Key nền:

Cái này cũng cực kỳ nhiều loại mức giá khác nhau, tùy nhu cầu của bạn có cần không, bạn có thể mua loại PVC sẽ rẻ hơn vải. Mình thì đã thử dùng nhưng thấy ánh sáng chưa đủ chuẩn đều nên khi sửa video rất mất thời gian, nên mình quyết định không dùng nữa mà thay bằng background thật.

*

1.6 Khác

Headphone, kẹp micro webcam, loa ngoài, ổ cứng di động, USB… là những thiết bị phụ nữa cái nào bạn thấy cần thiết thì mua thêm nhé. Nói chung chỉ cần 4 thiết bị đầu tiên là chiến được rồi bạn nhé.

Okie, bắt đầu nhé!

2. Tải và cài đặt phần mềm OBS Studio

OBS Studio là phần mềm miễn phí, không quảng cáo, bạn vào trang chủ obsproject.com để tải phần mềm: Tải OBS Studio

*

Có 3 lựa chọn Windows, MacOS và Linux, trước khi vào phần cách quay màn hình máy tính bạn phải chọn đúng phiên bản phần mềm phù hợp với hệ điều hành máy tính của mình sau đó bấm Download Installer. Đa số bình dân thì dùng Windows nhé. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn trên hệ điều hành Windows phổ thông nhất. Sau khi tải xong bạn tìm đến file và bấm đúp để cài, việc cài đặt không khó, bạn cứ bấm Next đến khi Finish là xong nhé.

*

3. Giao diện OBS Studio

Đầu tiên màn hình OBS hiện lên có thể chỉ là màu đen vì chúng ta chưa cài đặt (Micro, webcam, cảnh quay…) cho nó. Trước khi quay màn hình, live stream chúng ta phải cài đặt trong phần Settings, OBS Studio hỗ trợ cả ngôn ngữ tiếng Việt, tuy nhiên mình sẽ hướng dẫn bản tiếng Anh cho thông dụng nhất. Ở giao diện Studio Mode màn hình chia sẻ làm khung hiển thị (Preview và Program), khi tắt chế độ Studio Mode thì chỉ có một cửa sổ hiển thị. Chế độ Studio Mode chop phép bạn chỉnh sửa bên Preview, sau khi xong thì bấm Transition chuyển sang Program để Live Stream. Phía trên cùng là các trình Menu, chúng ta cũng ít khi sử dụng, thao tác chủ yếu là ở mục 4 bên dưới.

*

Màn hình làm việc của OBS Studio

1: Preview: Cửa sổ thao tác làm việc, cửa sổ này chỉ chúng ta mới biết. Sau khi chỉnh sửa cài đặt song, chúng ta bấm vào mục 2 – Transition để chuyển nó sang cửa sổ 3 – Program.

2: Transition: Nút chuyển từ khung hình làm việc sang khung hình live stream hoặc quay màn hình.

3: Program: Khung hình live stream hoặc quay màn hình hiện hành. Chúng ta có thể tạo nhiều cảnh quay khác nhau sau đó bấm Transition chuyển sang.

4: Phần này bao gồm: Scenes, Sources, Auto Mixer, Scene Transitions, Controls:

Scenes: Tab tạo và quản lý các cảnh quay. Khi chọn cảnh nào nó sẽ được hiển thị lên Preview. Chúng ta có thể đặt phím tắt cho mỗi cảnh để chuyển đổi cảnh (thường dùng khi quay màn hình, còn khi live stream thì không cần).

Xem thêm:

Sources: Phần chọn nguồn tài nguyên cho các cảnh: Như webcam, quay màn hình, video hoặc abum ảnh có sẵn trong máy tính…Audio Mixer: Để điều khiển âm thanh: To nhỏ, mix các nguồn (âm thanh trong máy tính, âm thanh từ micro).Scene Transitions: Chọn hiệu ứng chuyển cảnh, phần này không quan trọng.Controls: Bao gồm các nút: Bắt đầu Streaming, đầu Recording (quan màn hình), Studio Mode chuyển chế độ thường chỉ dùng chế độ này khi Streaming còn khi quay màn hình không dùng. Nút Settings để vào cài đặt cho phần mềm.

5: Thanh trạng thái: Thời gian live stream, thời gian record, % CPU sử dụng, số khung hình/s FPS, tốc độ stream.

Oki, trước khi tìm hiểu chi tiết các mục 4 chúng ta phải tiến hành các cài đặt OBS Studio trước:

4. Cài đặt và lưu Profile cho các lần sau

Phần cài đặt OBS Studio cực kỳ quan trọng, vì nó phải phù hợp với cấu hình máy tính và mục đích sử dụng của bạn. Bấm vào Settings để vào phần cài đặt:

Phần cài đặt này có 7 tab, ở đây mình chỉ chia sẻ những cái cần thiết còn lại bạn cứ để mặc định nhé.

4.1 General:

Bạn chỉ cần quan tâm đến 2 chỗ:

Mục 1: Cài đặt ngôn ngữ hiển thị, OBS Studio hỗ trợ cả ngôn ngữ tiếng Việt, nếu bạn cảm thấy tiếng Anh khó khăn thì có thể chọn Tiếng Việt nhé. Tuy nhiên mình vẫn hướng dẫn tiếng Anh cho đại đa số nhé.

Mục 2: Tích chọn vào đây để phần mềm sẽ tự động ghi thành file movie quá trình live stream khi chúng ta streaming. Nếu bạn không muốn thì bỏ tích đi nhé. Khi buổi streaming nào cần ghi chúng ta sẽ làm thủ công.

4.2 Stream:

Mục 1: Để paste thông tin Server và Khóa luồng (Stream Key) vào để live stream. Mục này thường chọn Custom. 2 mục Server và Stream Key lấy thông tin trên Youtube hoặc Facebook, chính là thông tin buổi live stream của bạn. Chi tiết phần này mình sẽ hướng dẫn ở phần sau nhé.

Mục 2: Chế độ bảo mật: Nếu bạn muốn bảo mật buổi streaming của mình khỏi các hacker thì có thể tích vào đây, sử dụng một ứng dụng Authentication ví dụ như Google Authenticator để bảo vệ, cứ mỗi sau 30 giây ứng dụng sẽ thay đổi mật khẩu, (bạn chỉ cần điền mật khẩu 1 lần trước khi hết 30s để liên kết với ứng dụng thôi nhé, còn hacker sẽ bó tay vì cứ 30s là thay đổi mật khẩu). Thường cũng không cần chế độ này nhé, miễn là bạn không để lộ 2 thông tin ở mục 1 là được, trừ phi bạn là nhân vật cực kỳ quan trọng thì mới bị hacker xử lý thôi, haha.

4.3 Output:

Mục 1: Chọn Advanced. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến 2 tab bên trong là Streaming Recording (live stream và quay màn hình).

Tab Streaming:

Mục 2: Audio Track chọn 1. Encoder bạn chọn card đồ họa của mình nếu có hoặc nếu không có thì mặc định là x264 là sử dụng CPU. Rescale Output: bạn tích chọn và để đúng độ phân giải màn hình của mình, thông dụng nhất là Full HD: 1920×1080.

Mục 3: Thực sự mình cũng không rõ các thông số này, mình đã tham khảo kiến thức bên ngoài thì cài đặt các thông số như bên dưới sẽ giúp video khi streaming mượt mà nhất. Đối với 3 thông số Bitrate (khối lượng dữ liệu được truyền đi trong 1 thời gian nhất định thường là giây – đơn vị Kbps = kilobit/giây), Resolution (độ phân giải màn hình) và Framerate (FPS: Số khung hình hiển thị trong 1s) bạn căn cứ vào tốc độ Upload mạng của bạn để chọn 3 thông số này cho phù hợp theo bảng bên dưới, còn các thông số còn lại bạn làm như hình bên trên nhé. Riêng chỗ Preset bạn để Performance để tối ưu hình ảnh khi streaming mượt mà, phần này khi quay màn hình có thể chọn Quality hoặc Max Quality để chất lượng hình đẹp nhất.

Trước tiên bạn vào trang speedtest.net để test tốc độ upload mạng của bạn và tra theo bảng trên để cài đặt. Thông thường giờ ai cũng dùng mạng cáp quang thì tốc độ upload luôn đạt mức cao nhất trong bảng trên.

Tab Recording:

Mục 5: Phần Type chọn Standard.

Recording Path: Bạn chọn thư mục để lưu file quay màn hình nhé.

Mục 6: Chọn mp4, đây là định dạng movie nén chất lượng nhất, vừa nhẹ vừa chất lượng. Audio Trach để mặc định là 1.

Xem thêm: Pptx Là File Gì? Cách Mở File Pptx Bằng Powerpoint 2003 Để Office 2003 Đọc Được Các File Của Office 2007

Mục 7, 8: Làm tương tự như phần Streaming, tuy nhiên riêng tại Preset bạn để Quality hoặc Max Quality cho chất lượng Video quay màn hình tốt nhất nhé. Vậy là xong cài đặt Output, 2 tab còn lại AudioReplay Buffer để cài đặt mặc định của phần mềm.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *