Top 30 Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Đẹp Sáng Tạo, Dễ Thương, Top 8 Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Đẹp Sáng Tạo Đơn Giản 2022

Vẽ sơ đồ tư duy là cách ghi nhớ thuận tiện nhất mà ai cũng có thực hiện được. Bằng việc tận dụng khả năng ghi nhớ qua hình ảnh của não bộ, đây cũng là phương pháp ghi chép sáng tạo được nhiều người sử dụng. Vậy ta cần làm gì để vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo và hiệu quả?

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy hay Mindmap là phương pháp ghi chép bằng hình ảnh kết hợp với màu sắc để hình tượng hóa kiến thức. Sơ đồ tư duy bao gồm chủ đề hay từ khóa chính ở giữa và xung quanh là các nhánh nhỏ, màu sắc, từ khóa, hình ảnh,.. thể hiện các nhóm nhỏ, thành tố tạo nên.

Đang xem: Sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo

Phương pháp sơ đồ tư duy là một công cụ tuyệt vời để tổ chức tư duy. Sơ đồ tư duy được coi là một loại đồ thị, phương pháp ghi chú ngắn gon, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin, mọi đối tượng đều có thể dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng hình ảnh, hình sketch, vẽ tay đơn giản, icon,… để vẽ sơ đồ tư duy nhằm biểu thị cho một vấn đề vào đó trở nên sinh động, dễ ghi nhớ.

Lợi ích của việc vẽ sơ đồ tư duy

Nhìn vấn đề một cách tổng quát nhất: nhờ vẽ sơ đồ tư duy, người xem có thể ngay lập tức ghi nhớ các chi tiết và nội dung chính cũng như vấn đề xung quanh, yếu tố cụ thể trong từng vấn đề.

Hệ thống hóa thông tin: thông tin được sắp xếp theo hệ thống lớp lang bằng việc sẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp não bộ của bạn ghi nhớ được nhiều thông tin hơn một cách nhanh chóng và khoa học, không bị rối rắm giữa nhiều ý.

Kích thích tư duy não bộ: đặt ra yêu cầu thẩm mỹ khi vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn kích thích não bộ hoạt động nhiều hơn, phải vận dụng nhiều kiến thức từ các thông tin hóa văn bản, chọn hình ảnh phù hợp để thể hiện, sử dụng màu sắc, bố cục các thành phần,…

Nâng cao chất lượng học tập và làm việc: trước hay sau khi vẽ sơ đồ tư duy, bạn sẽ buộc phải động não thật nhiều, giúp tăng khả năng tư duy của não bộ. Nhờ đó, công việc và học tập của bạn sẽ hiệu quả hơn, đạt chất lượng tốt hơn.

Kích thích tư duy sáng tạo: việc động não để tìm cách thể hiện, trình bày sơ đồ tư duy như: xem xét nên dùng palette màu như thế nào, hình ảnh hay biểu tượng nào sẽ phù hợp,… sẽ giúp bạn sáng tạo và linh động hơn.

*

Vẽ sơ đồ tư duy giúp kích thích sức sáng tạo

Nên dùng mindmap khi nào?

Khi nào thì nên dùng Mindmap? Khi khối lượng kiến thức bạn cần phải nhớ quá lớn, quá nhiều việc cần làm và bạn không thể tổng quát được thông tin để biết mình nê bắt đầy từ đâu. Lúc này, bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy để tái hiện dưới dạng tranh, giúp bạn nhìn rõ vấn đề màu chốt và dễ dàng tìm ra hướng giải quyết tối ưu.

Ngoài ra, bạn còn có thể vẽ sơ đồ tư duy trước khi thuyết trình, diễn thuyết, việc này sẽ giúp bạn truyền tải thông tin tốt hơn. Nhất là trong những tình huống được đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn tìm ra thông tin dễ dàng hơn.

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay sáng tạo và hiệu quả

Vẽ sơ đồ tư duy là cách hiệu quả để bạn ghi nhớ thông tin. Nó không chỉ thể hiện các vấn đề mà còn giúp bạn nhận biết được cấu trúc tổng thể, tầm quan trọng của những nội dung riêng lẻ và kết nối với nhau.

1.Chuẩn bị dụng cụ

Sơ đò tư duy là bản vẽ màu sắc, đa dạng hình ảnh nê cần những dụng cụ sau đây:

Giấy vẽ, khổ lớn hay khổ nhỏ tùy vào mục đích ghi chép của bạnBút màu, càng nhiều màu càng tốt, dùng bún dạ để tiện ghi chép và tổ vẽ các nhánh, hình dạngSách và tài liệu về nội dung, chủ đề cần làm sơ đồ tư duy

2. Tạo một ý tưởng trung tâm

Mọi sơ đồ tư duy đều cần có ý tưởng trung tâm vì đó là điểm bắt đầu khi vẽ sơ đồ tư duy, tượng trưng cho chủ đề bạn đang tìm hiểu. Ý tưởng trung tâm thường được đặt ở chính giữa trang giấy với một hình ảnh đại diện cho chủ đề. Chủ đề nên được vẽ bằng màu vẽ nổi bật, hình ảnh rõ nét hoặc nếu ở dạng từ khóa thì phải cô đọng, viết cỡ chứ lớn nhưng ngắn gọn,…

*

Ý tưởng trung tâm đóng vai trò như một cái rễ để những ý tưởng khác được hình thành dựa vào đó.

Xem thêm: Sửa Lỗi Iphone Không Hỗ Trợ Phụ Kiện Này Không Được Hỗ Trợ, Phụ Kiện Này Có Thể Không Supported

Việc này sẽ thu hút sự chú ý của não bộ, giúp bạn phát triển các ý tưởng khác. Ngoài ra, não bộ cũng sẽ phản hồi tốt hơn khi thị giác được kích thích. Hãy dành thời gian để cá nhân hóa ý tưởng chủ chốt của bạn dù bạn vẽ trên máy hay trên giấy.

3. Phát triển ý từ chủ đề chính

Hay còn gọi là tạo nhánh. Các nhánh chính xuất phát từ hình ảnh trung tâm là những thành phần quan trọng. Sau đó, bạn có thể phát triển và đào sâu chủ đề hơn bằng cách thêm các nhánh con.

Vẽ một sơ đồ tư duy đẹp là bạn có thể liên tục thêm các nhánh mới mà không bị gián đoạn hay giới hạn bởi một vài lựa chọn. Cấu trúc của sơ đồ tư duy được tạo ra ngẫu nhiên khi bạn nghĩ ra nhiều ý tưởng hơn. Từ đó, bộ não cũng sẽ tự do đưa ra những ý mới từ các khái niệm khác nhau.

4. Thêm từ khóa

Mỗi nhánh trong sơ đồ tư duy đều là một ý tưởng chính. Quy tắc quan trọng trong việc vẽ sơ đồ tư duy là sử dụng một từ khóa cho một nhánh và giữ từ đó ở số lượng liên kết lớn tốt hơn là sử dụng nhiều từ hoặc nhiều cụm từ.

Ví dụ: chủ đề chính bạn chọn là “bữa tiệc sinh nhật:, thì bạn sẽ bị giới hạn trong khía cạnh bữa tiệc. Nhưng khi chọn từ khóa là “sinh nhật”, bạn có thể phát triển từ đó thành “bữa tiệc” và các ý tưởng khác như quà tặng, bánh ngọt,…

Mỗi từ của mỗi nhánh giúp chủ đề chính truyền đạt thông tin hiệu quả hơn. Sử dụng từ khóa kích thích não bộ cho phép bạn ghi nhớ một lượng lớn thông tin. Điều này đã được chứng minh bởi Farrand, Hussain và Hennessy (2002), những người đã phát hiện ra rằng các sinh viên y khoa đã sử dụng Mind map tăng 10% trí nhớ dài hạn cho các thông tin thực tế.

*

Vẽ sơ đồ tư duy nhưng không thể thiếu từ khóa chính.

5. Phân màu cho các nhánh

Quá trình vẽ sơ đồ tư duy khuyến khích não bộ suy nghĩ vì nó cung cấp cho bạn kỹ năng tư duy phân tích và sáng tạo. Việc chồng chéo các kỹ năng sẽ làm cho não của bạn tập trung hơn và duy trì mức độ làm việc tối ưu nhất.

Màu sắc khi được liên kết với thị giác và tư duy sẽ giúp cho não bộ của bạn tạo ra những phím tắt tinh thần. Việc này giúp bạn phân loại ý tưởng, highlight ý tưởng quan trọng, phân tích thông tin và xác định nhiều kết nối mà trước đây bạn chưa từng phát hiện. Màu sắc cũng khiến các hình ảnh hấp dẫn, đỡ nhàm chán và bắt mắt hơn khi nhìn những hình ảnh đơn sắc.

6. Bao gồm hình ảnh

Hình ảnh chứa đựng và truyền đạt được thông tin nhiều hơn từ ngữ, một câu hay thậm chí là một đoạn văn. Não bộ thường xử lý hình ảnh ngay lập tức và kích thích thị giác để gợi nhớ lại thông tin. Hơn hết, hình ảnh là ngôn ngữ không biên giới, giúp mọi người dù ở bất kỳ nơi đâu, nói bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể giao tiếp với nhau.

Xem thêm: Win 7 Không Kết Nối Được Wifi Trên Win7/Win8/Win 10, Nguyên Nhân Laptop Win 7 Không Bắt Được Wifi

Từ nhỏ chúng ta đã được học cách xử lý hình ảnh. Có thể thấy, người lớn thường dạy cho trẻ nhỏ bằng hình ảnh để chúng hình dung và ghi nhớ trong tâm trí của mình trước khi dạy chúng học con chữ. Khi công nghệ thông tin càng phát triển, mọi người đều sở hữu được thiết bị điện tử như máy tính, smartphone,… Bạn có thể tận dụng chúng để luyện tập vẽ sơ đồ tư duy cho mình mà không cần mang theo giấy bút mọi nơi. Bạn chỉ cần sử dụng các ứng dụng đồ họa hoặc phần mềm iMindmap.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *