Hướng Dẫn Soạn Bài Cổng Trường Mở Ra Lớp 7 Tập 1, Soạn Bài Cổng Trường Mở Ra (Chi Tiết)

1. Soạn bài Cổng trường mở ra chi tiết1.1. Đọc – hiểu văn bản1.2. Luyện tập2. Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn nhất2.1. Đọc – hiểu văn bản3. Kiến thức cần nhớ
Tác phẩm Cổng trưởng mở ra như nhũng dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

Đang xem: Soạn bài cổng trường mở ra lớp 7

Soạn bài Cổng trường mở ra chi tiết

Đọc – hiểu văn bản

1 – Trang 8 SGKSau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)Trả lờiCổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu.2 – Trang 8 SGKĐêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?Trả lời– Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau: Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
– Biểu hiện:Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).3 – Trang 8 SGKTheo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.Trả lờia. Lí do người mẹ không ngủ được:Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người.Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường=> kỉ niệm đẹp của cuộc đời.Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.

*

5 – Trang 8 SGKCâu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?Trả lờiCâu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.- Giải thích từ – cụm từ:+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.+ Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.=> Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.6 – Trang 8 SGKNgười mẹ nói: “…bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Trả lời“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Xem thêm: Trường Trung Cấp Csnd Iii Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Và Đón Nhận Huân Chương Bảo Vệ Tổ Quốc Hạng Ba

Luyện tập

1 – Trang 9 SGKMột bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?Trả lời Ngày khai trường từ mẫu giáo lên lớp Một là một ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng:- Trước hết, đây là năm đầu tiên chúng ta chính thức bước vào cánh cổng trường mà trong đó có biết bao điều thú vị và mới lạ đang chờ đón ta.
– Thứ hai, ngày khai trường lớp Một các bạn nhỏ đều được cha mẹ chuẩn bị rất kĩ từ sách vở, cặp, bút và cả quần áo bởi cha mẹ của các bạn biết rằng con họ thực sự đã bước những bước chân đầu tiên vào môi trường của tri thức.- Thứ ba, sự đông vui, tấp nập, ai cũng có một người thân đi theo (sau này ít có).- Cuối cùng, đó là sự mới mẻ, sự ngỡ ngàng đầu tiên của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên chạm đến con đường học tập và ước mơ.2 – Trang 9 SGKHãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.Trả lờiCác em tham khảo đoạn văn sau đây để viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên cua mình:“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc trôi đi, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi trưa tựu trường.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn nhất

Đọc – hiểu văn bản

Bài 1 trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 1Trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.
Bài 2 trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 1Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).Bài 3 trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 1Người mẹ không ngủ được:- Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con- Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân- Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi ngườiBài 4 trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 1Người mẹ không trực tiếp nói với con mà chỉ đang thầm thì tâm sự với chính mình. Chính vì bà mẹ đang nói chuyện với chính mình nên giọng độc thoại là giọng chủ đạo của bài văn. Cách viết này làm cho việc thể hiện nội tâm nhân vật chân thực hơn, thấy rõ được những tâm sự của người mẹ khi nghĩ về con, khi nghĩ về kỉ niệm của mình và vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
Bài 5 trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 1Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”- Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.Bài 6 trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 1Thế giới kì diệu với sự hiểu biết của em, đó là thế giới bao la, thế giới của biển tri thức dạy em cách làm người, dạy em bao điều lí thú, không bao giờ thiếu những tình cảm hồn nhiên trong sáng, thế giới ngập tràn tình thầy trò và tình bạn hữu.

Xem thêm:

Luyện tập

Bài 1 trang 9 SGK Ngữ văn 7 tập 1Em rất tán thành ý kiến trên. Vì đó là lần đầu tiên có sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời, em phải sang sinh hoạt trong một môi trường mới lạ. Ngày ấy, tâm trạng em vừa háo hức vì có quần áo mới, cặp sách mới; vừa hồi hộp lo lắng, rụt rè, vụng về trước khung cảnh trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới.

Kiến thức cần nhớ

1. Tác giả: – Lí Lan sinh năm 1957, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.- Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản văn nghệ, 2008), …

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *