Soạn Văn 11 Vào Phủ Chúa Trịnh, Trang 9 Sgk Ngữ Văn Lớp 11, Soạn Bài Vào Phủ Chúa Trịnh

Bài viết này của Blog Kiến Guru sẽ giúp các bạn có nguồn tư liệu tham khảo để soạn Vào phủ chúa Trịnh. Tác phẩm này là văn bản đầu tiên mà chúng ta được học ở chương trình Ngữ Văn lớp 11, tập một. Với những gợi ý cụ thể cùng với sự chuẩn bị bài của mỗi bạn, Kiến Guru tin rằng các bạn sẽ có thể cảm nhận dễ dàng hơn giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau soạn văn 11 Vào phủ chúa Trịnh thông qua tiến trình: Sơ lược về tác giả, tác phẩm; Hướng dẫn soạn văn Vào phủ chúa Trịnh, các bạn cùng theo dõi nhé!

I. Hướng dẫn soạn Vào phủ chúa Trịnh phần tác giả, tác phẩm

Cũng như các bài soạn văn khác, bài soạn văn 11 Vào phủ chúa Trịnh cần có phần khái quát về tác giả, tác phẩm.

Đang xem: Soạn văn 11 vào phủ chúa trịnh

1. Tác giả

*

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) ông quê ở trấn Hải Dương, là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên). Ông còn được người đời biết đến với một danh xưng nổi tiếng khác là Hải Thượng Lãn Ông. Ông là một danh y xuất sắc trong thời trung đại Việt Nam. Ông được nhân dân kính trọng vì tài năng y thuật và cả tấm lòng nhân hậu.

Chính vì dành cả đời để cống hiến sức mình cho y học, Lê Hữu Trác đã để lại cho đời công trình nghiên cứu đồ sộ và giàu giá trị. Đó là Bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển. Tác phẩm của ông có thể xem là quyển “nhật kí” của cuộc đời ông vì ghi lại toàn bộ hành trình ông lặn lội khắp mọi miền quê để mang đức độ và y thuật của mình chữa bệnh cứu người. Tác phẩm có lẽ không chỉ đơn thuần ghi lại những bài thuốc, những câu chuyện hay các lần gặp gỡ của ông với nhân dân mà chất chứa cả những cảm xúc, nỗi niềm của một người hết lòng với người, với đời. Những câu chuyện, những dòng viết về cảm xúc của Lê Hữu Trác đã giúp cho tác phẩm trở thành một đóng góp giàu giá trị cho văn học Việt Nam.

2. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

*

Trong bài soạn Vào phủ chúa Trịnh Ngữ văn 11 chắc chắn không thể thiếu những dòng viết về tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng.

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích nằm trong tập kí sự “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô). Đây là tập kí sự được hoàn thành vào năm 1783, được xếp ở cuối của công trình “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Tập kí sự được viết bằng chữ Hán và ghi lại những sự việc, những câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

Nội dung của tập kí sự nói về những điều tai nghe mắt thấy của Lê Hữu Trác khi nhận lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán khi ông đang sống cuộc sống thanh nhàn ở chốn Hương Sơn. Chuyến đi kéo dài khoảng 9 tháng 20 ngày. Trong hành trình ấy, tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh đã giúp ông ghi lại quang cảnh kinh đô, đặc biệt là cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh. Qua đó, tác phẩm đã bộc lộ rõ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nằm ở phần đầu của tác phẩm, kể về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

II. Hướng dẫn soạn Vào phủ chúa Trịnh chi tiết

Blog Kiến Guru sẽ hướng dẫn soạn văn Vào phủ chúa Trịnh qua hai phần chính: Cuộc sống trong phủ chúa Trịnh và nhận xét về Lê Hữu Trác qua đoạn trích.

1. Cuộc sống trong phủ chúa Trịnh

a. Quang cảnh phủ chúa

Phủ chúa theo miêu tả của Lê Hữu Trác là một nơi được xây dựng uy nghi, mỹ lệ bởi kết cấu và cách bài trí của nó.

Xem thêm: Học Phí Đại Học Sư Phạm Tphcm Học Phí Đại Học Sư Phạm Tphcm 2020, 2019

Về kết cấu, phủ chúa là nơi muốn vào được phải qua nhiều lần cửa với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, cửa nào cũng có vệ sĩ canh gác cẩn mật và hơn hết phải có thẻ thì mới có thể cân nhắc cho vào hay không.

*

Cách trang trí của phủ chúa cũng cho thấy có sự đầu tư cẩn trọng. Vườn phủ là nơi có “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Bên trong phủ toàn là “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy” với toàn những kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng còn đồ tiếp khách ăn uống toàn là “mâm vàng, chén bạc”. Đến nội cung của thế tử cũng phải trải qua năm sáu, lần trướng gấm và đồ nội thất cũng được đầu tư chẳng hề kém cạnh khu vực nào trong phủ.

b. Cung cách sinh hoạt

Cung cách sinh hoạt trong phủ là minh chứng rõ rệt cho quyền uy tối cao và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của chúa Trịnh và người thân trong gia đình. Trước hết, ai bước vào phủ sẽ có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường” còn “người giữ cửa thì truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”. Không chỉ vậy, những lời nhắc đến chúa cũng đều thể hiện thái độ hết sức cung kính, chẳng hạn như: “Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông Cung thế tử”, “hầu trà”,… Riêng chúa Trịnh thì luôn có “phi tần chầu trực”, thầy thuốc vào thăm bệnh cho thế tử cũng chỉ làm theo mệnh lệnh chúa thông qua quan Chánh đường mà không được thấy mặt chúa.

Còn thế tử, bị bệnh thì có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và còn có “mấy người đứng hầu hai bên”. Điều đặc biệt là thế tử tuy chỉ là một đứa bé nhưng lại được một một thầy thuốc – vốn là một cụ già, phải quỳ lạy bốn lạy và khi xem mạch xong cũng phải quỳ lạy bốn lạy rồi mới lui ra. Khi xem bệnh, muốn thăm khám thân hình thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.

Tóm Tắt vào phủ chúa Trịnh

Soạn Văn Tự Tình siêu hay

Soạn văn bài câu cá mùa thu nhanh nhất

2. Nhận xét về Lê Hữu Trác qua đoạn trích

a. Là một thầy thuốc có tài năng y thuật

Tài năng ý thuật của Lê Hữu Trác được khẳng định vì có giỏi giang và dày dặn kinh nghiệm thì mới được chúa Trịnh – vốn là người vô cùng cẩn thận, triệu vào kinh để chữa cho thế tử. Lê Hữu Trác cũng hiểu rất rõ căn bệnh của thế tử và rất thẳng thắn, quyết đoán trong cách thuyết phục chúa Trịnh nghe theo những chẩn đoán của mình để chữa đúng bệnh cho thế tử. Mặc dù, ý kiến của ông trái lại với đa số các thầy thuốc khác.

b. Là một thầy thuốc có y đức

Vốn là một người xem thường danh lợi, thích nếp sống thanh đạm, mặc dù có quyền yêu cầu có một cuộc sống đủ đầy hơn về vật chất cho xứng với tài năng của mình nhưng Lê Hữu Trác không mảy may nghĩ đến việc vun vén cuộc sống xa hoa cho bản thân, dù chỉ một lần. Không chỉ vậy, ông còn bày tỏ thái độ không đồng tình với cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.

Hơn hết, chính lương tâm và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã giúp tác giả đưa ra lựa chọn gạt sở thích sống ẩn dật, “lánh đục tìm trong” để làm tròn sứ mệnh của người thầy thuốc.

c. Là một tác giả văn học tài năng

Qua tác phẩm có thể thấy ở Lê Hữu Trác khi ở vai trò là một văn nhân cũng hết sức tài giỏi, khéo léo. Điều đó được thể hiện qua cách quan sát tỉ mỉ, kể hay tả đều sinh động và thu hút. Bên cạnh đó, tác giả cũng rất trau chuốt ngay cả với những chi tiết nhỏ và không quên bộc lộ dấu ấn cá nhân và đan xen suy nghĩ, tâm trạng riêng của bản thân.

Xem thêm: 4 Phần Mềm Gõ Tiếng Việt Windows, Macos Tốt Nhất 2020, Hướng Dẫn Gõ Tiếng Việt Cho Windows Phone

Thông qua những gợi ý trên, việc soạn Vào phủ chúa Trịnh chắc chắn sẽ không có gì là nặng nề, đúng không các bạn? Tóm lại, với việc soạn Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11 trước giờ học trên lớp, các bạn có thể hình dung được phần nào quyền lực to lớn và cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. Cùng với đó là thái độ sống xem thường danh lợi của tác giả. Về nghệ thuật, văn bản đã cho thấy lối kể hấp dẫn, sự kết hợp khéo léo giữa văn xuôi và thơ, sự miêu tả tỉ mỉ và cụ thể và đặc biệt là chất thật của người, của việc.

Blog Kiến Guru chúc bạn hoàn thành thật tốt bài soạn của mình và sẽ đồng hành cùng các bạn trong những bài học tiếp theo!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *