Soạn Văn 8 Bài Tình Thái Từ Ngắn Nhất, Soạn Văn 8 Tình Thái Từ Ngắn Gọn

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. upes2.edu.vn xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

*

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Chức năng của tình thái từ

Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:a. “Mẹ đi làm rồi à?”b. “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.- Con nín đi!”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

c. “Thương thay cũng một kiếp ngườiKhéo thay mang lấy sắc tài làm chi!”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

d. “Em chào cô !”Câu hỏi:1. Trong các câu (a), (b), (c), (d) nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi.

Đang xem: Soạn văn 8 bài tình thái từ

2. Ở ví dụ (d), từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?

Trả lời:

1.a.Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.b.Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.c.Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.d.

Xem thêm: Hướng Dẫn Lấy Lại Facebook Bằng Chứng Minh Thư, Lấy Lại Mật Khẩu Facebook Bằng Cmnd 2022❤️️Nhanh

Nếu lược bỏ từ “ạ” không thể hiện được sự lễ phép của học sinh đối với cô giáo.

Xem thêm:

2. Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.

2. Sử dụng tình thái từ

Các từ tình thái in đậm trong các câu dưới nay thể hiện tình huống giao tiếp khác nhau như thế nào?a. “Bạn chưa về à?”b. “Thấy mệt ạ?”c. “Bạn giúp tôi một tay nhé!”d. “Bác giúp cháu một tay ạ!”Trả lờia. Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấnb. Khác nhau về thứ bậc tuổi tác – biểu hiện sự quan tâm, tình cảm yêu mến.c. Cùng thứ bậc – mục đích đề nghịd. Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị, thể hiện sự tôn trọng

3. Ghi nhớ

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng…Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…Tình thái từ cảm thán: thay, sao…Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà… Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tinh cảm…).

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *