Dàn Ý Tả Về Một Loài Cây Mà Em Biết Lớp 2 Ngắn Gọn Nhất, Tả Một Loài Cây Em Yêu Thích Lớp 7 (10 Mẫu)

Sau đây là những bài văn mẫu tả loại cây em yêu thích nhất chọn lọc, những bài văn mẫu tả loại cây mà em yêu thích nhất của các bạn học sinh lớp 5 6 7 điểm cao nhằm giúp các bạn tham khảo để làm bài tốt hơn nhé.Ngoài ra bài này Q.A tặng bạn một số hình ảnh về cây rất là đẹp nữa, các bạn đón xem dưới bài này nha.

Đang xem: Dàn ý tả về một loài cây mà em biết lớp 2 ngắn gọn nhất

*

Tả loại cậy em yêu thích nhất

Bài viết sẽ tuyển tập thứ tự từ trên xuống dưới danh sách bài văn tả loại cây em yêu theo danh sách bài của từng lớp, Thuận lợi hơn các bạn và các em học sinh lớp 5 6 7 có thể chọn theo danh mục phía trên.

Tả loại cây em yêu lớp 5

Bài làm 1 – Tả cây bàng em yêu

“Cây bàng xưa không còn nguyên vóc dáng Dẫu báo giông đã thấm bao ngày qua Dù cho thời gian phai tàn bao ý thơ Còn mãi sức sống cây bàng xưa”

*

Mỗi khi câu hát trong đài phát thanh vang lên , em lại nhớ về cây bàng trong sân trường em- một cây bàng có tuổi lặng lẽ bên góc sân trường.

Cây bàng là loài cây che bóng mát, cây được các bác bảo vệ trồng đã khá lâu từng mấy chục năm trước. Cây bàng ấy đã chứng kiến bao thế hệ học sinh như chúng em từ thuở bỡ ngỡ đến khi ra trường. Em mới làm quen với cây bàng được gần một năm. Vì đã cao tuổi nên rễ bàng rất to, ngoằn nghoèo như những con rắn lớn đang bò, chúng còn cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây lớn lên. Cây có thân rất to, phải mấy vòng ôm mới xuể. Thân cây xù xì một lớp vỏ nâu sẫm, điểm trên thân cây có vài cái u to như cái bát ô tô. Mỗi lần em chơi trốn tìm với các bạn thì thân cây trở thành nơi trú ẩn khá tốt, và những lần chơi bịt mắt bắt dê, cây bàng cũng là địa điểm lí thú để chúng em tổ chức trò chơi.

Vì bàng là cây che bóng mát nên tán cây rất rộng, vươn dài tỏa khắp phía với cành lá xum xuê xanh mướt xòe rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em nổi bật giữa nền trời xanh biếc với những đám mây bồng bềnh. Lá bàng trông giống như một chiếc quạt ba tiêu thu nhỏ, là bàng đổi màu đỏ tía tuyệt đẹp khi mùa thu đến khiến em ngắm nghía mãi không dời mắt. Ông già đông đến, lá héo tàn và rụng dần, dải đầy một góc sân trường, cây chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu và thân cây to lớn. Khi nhìn thấy cây bàng rụng hết lá giữa mùa đông lạnh giá, một mình chống chọi lại với từng trận mưa rả rích khiến em thấy thương cây bàng, chỉ mong mùa đông qua, nàng xuân về thật nhanh để khoác lên mình cây một bộ áo mới, xanh tươi và tràn ngập sức sống.

Cây bàng không chỉ là nơi chúng em tụ tập chơi các trò chơi mà còn là nơi em học bài, giải những bài toán khó hay viết những bài văn hay. Bàng luôn trở thành một người bạn trầm lặng, lắng nghe tâm sự của em, mỗi khi buồn hay vui hãy thì thầm với cây bàng, các tán lá xanh tươi ấy sẽ rung rinh theo làn gió thoảng như đáp lại lời của em. Mùa hè cũng là mùa thi đến, mùa cây bàng đang xanh tươi, um tùm cành lá, thoáng chốc đã nghỉ hè, xa cây bàng sẽ nhớ lắm bàng ơi. Mấy tháng thôi chúng ta sẽ gặp lại nhau, và cả các bạn, cùng nhau chơi đùa thỏa thích.

Cây bàng- một loài cây mang trong mình bao hoài niệm của tháng năm. Có lẽ khi ta lớn lên, rời xa mái trường thì đừng quên cây bàng thân thuộc ấy, nơi chất chứa những mộng mơ tuổi học trò.(Hết) – (Các em có thể tham khảo thêm tuyển chọn bài văn tả cây bàng tại đây nhé.)

Bài làm 2 – Cây phượng – Cây hoa học trò

Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian tuy ngắn mà vui vẻ nhất, ý nghĩ nhất trong đời người. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây phượng vĩ trước cổng trường em

Nhìn từ xa cây phượng như một chiếc ô khổng lồ, màu xanh của lá hòa cùng màu xanh của bầu trời cao vợi trong sáng của mùa hè.Cây phượng vĩ trước cổng trường em đã cao tuổi, thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt nhỏ xíu đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ, tràn đầy nhựa sống mỗi khi hè về.

Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời.Trời hè với những tia nắng chói chang nhưng kì lạ, càng nắng to hoa phượng càng đua nhau đỏ rực rỡ tăng sự tươi mới cho bầu không khí nơi đây, lá phượng cũng xanh ngắt đua lên trời cao. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau.

Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm, đó là những kỉ niệm khó phai.Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất.

Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Khi em nghĩ đến lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ trước cổng trường , chẳng có bóng học sinh đến, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ cổng trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.

Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với thời cấp hai của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và bạn bè yêu dấu . Em không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.(Hết) ( Tham khảo thêm những bài văn tả cây phượng điểm cao )

Tả loại cây em yêu lớp 6

*

Bài làm 1 – Cây trứng cá trước nhà em

Một buổi chiều mùa hạ đầy nắng, tôi rảo bước nhanh trên đường tìm một chỗ tránh cái nóng dai dẳng và khó tính. Thấy một tán cây lớn ở kia để trú rồi, tôi nhanh nhảu chạy đến đó. Giờ tôi mới nhận ra, đó là cây trứng cá- cây trứng cá của tuổi thơ tôi.

Trước cửa nhà tôi có trồng một cây trứng cá. Từ khi tôi còn nhỏ xíu đã có cây ở đó rồi. Bố tôi nói rằng chẳng biết từ bao giờ cây lại ở đó. Có lẽ là do người qua đường đi qua và vứt hạt giống vào, vì vốn dĩ, trứng cá có sức sống mãnh liệt lắm. Giờ cây đã cao bằng tầng hai của nhà tôi rồi, nhưng thân cây vẫn chẳng to hơn chút nào, vừa đủ cho tôi ôm. Những lớp vỏ màu nâu xám xù xì, có chỗ nứt nẻ như đang mở đường cho đàn kiến hành quân trên thân cây vậy. Những chiếc rễ của cây có vẻ không thích khoe khoang như cây bàng, đều trốn xuống mặt đất không chịu ngoi lên. Trứng cá được trồng ngay gần bờ sông, những cành cây đua nhau nhô ra, hướng xuống phía mặt đất khiến cho cây như một người thiếu nữ duyên dáng đang nghiêng mình làm dáng trước dòng sông.

Người con gái ấy có mái tóc màu xanh thẫm. Những chiếc lá xum xuê đan cài vào nhau rồi những cành cây ôm ấp lấy nhau để tạo nên một chiếc ô thật lớn che mát cho cả căn nhà tôi khi mặt trời xuống. Lá trứng cá nhỏ, chỉ hơn ngón tay một chút với những chiếc lông li ti rất mềm mại. Những chiếc lá nói chuyện với nhau, thì thầm nhỏ to mỗi khi chị gió ghé qua, để lại những đốm vàng li ti đang di chuyển trên mặt đất thật thú vị.

Mùa của cây trứng là mùa hè. Khi những chú ve đầu tiên đã cất tiếng đàn giao hưởng gọi mùa hè tới, cũng là lúc những bông hoa trứng cá được đánh thức dậy. Những bông hoa trắng xinh xen với màu vàng của nhị gọi nhau mở mắt đón ánh mặt trời. Rồi những cánh hoa nhỏ xinh theo gió, bay trong không gian, tạo nên những tấm thảm màu trắng thật đẹp dưới đất. Ở gần đó, những quả trứng cá cũng bắt đầu lấm tấm. Nó nhỏ xíu, chưa bằng một viên bi, ban đầu màu xanh rồi dần chuyển sang màu đỏ chót. Màu đỏ tươi lấp ló sau những chiếc lá xanh cùng với màu trắng tạo thành bức tranh tuyệt đẹp.

Quả trứng cá thơm ngon luôn là món ăn ưa thích của những đứa trẻ chúng tôi. Những trưa hè đầy nắng, chúng tôi, đứa thì đứng phía dưới nhặt quả đứa thì láu cá trèo lên cây và hái những quả chín mọng đầy cả trong túi. Sau đó, chúng tôi lại ngồi với nhau, dưới gốc cây và cùng nhau thưởng thức vị hương vị ngọt lịm, ngon tuyệt của những quả trứng cá đang tan chảy trong miệng. Khi đã ăn no, chúng tôi lại lấy quả ra để nghịch. Những trò chơi bán hàng hay đóng vai thì cần có đạo cụ. Quả trứng cá khi là hoa quả để bán, khi là thuốc cho những bác sĩ tí hon, khi lại trở thành quả táo độc giết chết nàng công chúa, … Những trò đùa nghịch hồn nhiên của tuổi thơ chúng tôi đều diễn ra ở cây, dưới sự chở che của cây trứng cả.

Không biết tự bao giờ, có lẽ là những tháng năm đó, cây trứng cá đã trở thành một phần tuổi thơ tôi, một phần kí ức tôi. Và dẫu sau này có ăn bao nhiêu loại quả thơm ngon thì tôi cũng không bao giờ quên được mùi vị ấy- mùi vị của tuổi thơ. (Hết)

Bài làm 2 – Cây bằng lăng tím

Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.

Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.

Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.

Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.

Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.

Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.

Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.(Hết)

Bài làm 3 – Cây phượng sân trường

Có loài hoa làm rực cháy những trưa hè, có loài hoa ép khô trên những trang giấy cũ gợi nhớ về tuổi thơ cắp sách đến trường. Loài hoa đó chính là hoa phượng hay ai đó còn gọi là hoa học trò. Ngắm nhìn bác phượng già đứng trầm ngâm ở góc sân trường với những chùm hoa quen thuộc, khiến lòng em xao động.

Em không biết bác phượng bao nhiêu tuổi, em chỉ biết rằng khi đặt chân vào ngôi trường, bác đã đứng đó như một người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Bác đứng hiên ngang trước mưa gió, bão bùng, bởi vậy chiếc áo của bác trở nên sù sì, nổi lên nhiều mắt mấu. Rễ cây trồi lên mặt đất, ngoằn ngoèo như những con rắn trú ngụ dưới gốc cây. Về mùa đông, khi cơn gió lạnh buốt cuốn phăng lá cây, bác phượng để lộ ra những cánh tay gầy guộc, khẳng khiu.

Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau lớp vỏ thô ráp kia, một dòng nhựa nóng vẫn cuồn cuộn nuôi cây và chờ đợi bước chân của mùa xuân ấm áp trở về. Đến xuân, bao lộc non trổ đầy trên mình bác mang lại sức sống thanh tân sau một giấc ngủ đông dài. Những chiếc lá xanh non, biếc rờn vẫy chào chị gió và chúng em. Chẳng bao lâu, chúng kết thành vòm lá xanh biếc, che chở cho chúng em vui chơi dưới gốc cây mà không một ánh nắng nào lọt xuống. Rồi hè đến, dàn đồng ca râm ran của những chú ve sầu báo hiệu điều đó, chúng còn thúc giục những nụ hoa phượng hé nở. Mới ngày nào, vài chùm nụ bé xíu còn núp trong vòm lá. Khi nụ hoa đón nhận đủ sức sống, nó bung nở thành năm cánh hoa thon thon, đỏ thắm. Một bông rồi hai bông…em không ngờ hoa phượng nở chóng thế. Quả là:

“Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Hôm nay bừng lửa đỏ Rừng rực cháy trên cành”

Hoa phượng như hô ứng nhau, bông này gọi dậy bông kia, nở rộ, nổi bật giữa nền xanh của sắc lá. Em mải mê ngắm nhìn hoa phượng mà lòng gợn lên một nỗi buồn man mác. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa thi sắp đến, lũ học trò chúng em sắp phải chia tay nhau, tạm xa mái trường, thầy cô.

Vậy mà hoa vẫn cứ đỏ tươi dưới cái nắng vàng ươm của mùa hạ, bác phượng vẫn điềm nhiên, trìu mến nhìn chúng em như ngày nào. Phải chăng, phượng muốn thắm lên trong chúng em niềm tin yêu, cứ vô tư, hồn nhiên trong lứa tuổi học trò bên những người bạn, người thầy yêu dấu. Chẳng thể quên dưới bóng cây này, chúng em từng thủ thỉ tâm sự với đứa bạn thân. Chẳng thể quên được những lần chơi đuổi bắt, chơi chuyền, ô ăn quan cùng chúng bạn mà tiếng cười giòn tan còn vang vọng mãi.

Lúc chúng em nghỉ hè, ngôi trường trở lại vẻ trang nghiêm, uy nghi của nó. Còn bác phượng và những đóa hoa, phải chăng cũng nhớ nhung lũ học trò tinh nghịch- từng khắc tên chúng lên thân cây, ngắt hoa phượng ép thành cánh bướm vào trang vở…nên bác lặng im đến thế?

Từng lứa học trò học trò lướt qua trên con thuyền tri thức, có ai còn nhớ tới góc sân trường có dáng hình quen thuộc của bác phượng vĩ, âm thầm lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò? (Hết)

Tả loại cây em yêu lớp 7

*

Bài làm 1 – Cây hoa sen hình bóng quê nhà

Vạn vật, cây cỏ, hoa lá sinh ra đều mang một vẻ đẹp rất riêng mà tạo hóa ban tặng. mỗi loài cây đều mang hương sắc riêng cho đời. Có người thích phong lan, có người thích cây phượng…còn với em cây hoa sen giữ một vị trí quan trọng trong tâm trí em.

Cũng có lẽ bởi ấn tượng về đầm sen của trường nên cây sen trong mắt em, rất đẹp và gắn với hình ảnh bao lứa học sinh trường mình. Trong làng cũng có một chiếc đầm sen nữa nên hình ảnh cây sen cũng đi theo em suốt những ngày ấu thơ khi bé nữa.

Xem thêm: Top 6 Bài Nghị Luận Trang Phục Và Văn Hóa Hay Chọn Lọc, 5 Bài Văn Nghị Luận Trang Phục Và Văn Hóa

Sen nở rộ nhất là vào mùa hè, những bông hoa sen trắng hồng nổi bật giữa đầm, từng đám từng khóm nở rộ trên mặt hồ là một bức tranh tuyệt đẹp khiến ai cũng xao xuyến suýt xoa trước bức tranh sen đầy thi vị ấy. Những bông hoa sen với chiếc cuống dài, to, trông như chiếc đũa màu xanh nõn có tác dụng nâng cao những bông hoa sen nổi bật giữa đất trời. Lá sen to, trông như chiếc sàng. Hoa sen có màu trắng hoặc hồng, trông duyên dáng như người thiếu nữ tươi tắn trẻ trung mà đầy sự e ấp.

Thỉnh thoảng có cơn gió thoáng qua, những chiếc cánh hoa lại khẽ đung đưa theo làn gió hơi gợn tí, như cùng hòa nhịp vào khúc nhạc vui của thiên nhiên. Phất phới trong gió, mang đầy mùi hương dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian, một mùi hương sen khiến tâm hồn mỗi người thêm nhẹ nhõm, mà cũng đầy da diết.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..” câu ca dao khẳng định vẻ đẹp trong sáng thuần khiết của loài hoa sen. Búp sen, gương sen căng lên, nây nẩy hạt sen, chúm chím như hạt ngọc. Lá sen, búp sen, hoa sen, gương sen, nhụy sen phô phang trong nắng hè, toát ra một vẻ đẹp thanh tao mà mộc mạc, kiêu sa mà bình dị, một vẻ đẹp “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Sen không những đẹp mà còn có tác dụng rất lớn ngay cả trong cuộc sống thường ngày. Em còn nhớ những trưa hè nóng bức có được bát cháo sen mẹ nấu quả là một điều tuyệt vời nhất để xua tan đi cái nắng nóng chói chang gay gắt của màu hè. Nó là một thức quà tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Hoa sen, cây sen còn gắn với những kỉ niệm khó quên với những năm tháng ấu thơ của em. Đó là những trưa hè cùng ra đầm hóng gió, cùng nhau ngắt những bông sen về cho mẹ nấu cháo, canh; là nhưng buổi chiều cả lũ cùng nhau ra hồ thưởng thức hương sen phảng phất khắp đất trời.

Cây hoa sen, một loài hoa thật đặc biệt, sẽ còn mãi trong tâm trí em đến mãi về sau. Loài hoa in đậm trong trái tim hình bóng quê nhà, hình bóng đất nước. mỗi lần nhắc đến “quốc hoa” sen là lòng em bâng khuâng lòng yêu quê hương. (Hết)

Bài làm 2 – Cây ổi tình thương của bà

Thiên nhiên muôn hình muôn vẻ, ban cho con người một sức sống xanh tươi với hàng ngàn loài cây phong phú và đa dạng. Trong đó em thích nhất là cây ổi- một loại cây ăn quả quen thuộc với mọi người.

Nhà em có một khu vườn nhỏ sau nhà. Ở đây, ba em trồng rất nhiều những loại cây khác nhau nhưng đối với em, cây ổi vẫn là loài cây thú vị nhất. Cây ổi được bà ngoại em trồng ở khu vườn đã được 5 năm. Nó mang trong mình một sức sống căng tràn.

Nhìn xa xa cây ổi như một chiếc xanh ngát giữa khu vườn tràn ngập các sắc xanh khác nhau. Thân ổi khá to vừa nửa vòng ôm, mọc thẳng và nhẵn. Em nhìn gốc của cây phình ra, sần sùi tỏa ra các rễ đủ hình thù kì quái như những con giun cắm sâu xuống đất để hút các chất dinh dưỡng từ đất, vận chuyển ngược lên nuôi thân và những cành lá xum xuê. Lá cây ổi to, xanh mượt căng bóng nổi trên mặt lá là những đường gân rõ nét. Lá ổi mùa xuân mang một sức sống tươi mới, dường như được nàng xuân ve vuốt thêm một màu xanh dìu dịu.

Khi đông về, lá ổi ngả màu đậm hơn, lá cây heo hắt cùng những cơn gió mùa lạnh lẽo. Chỉ lúc ấy, em mới biết cây ổi tiềm tàng sự sống mãnh liệt nhường nào. Một chiếc lá lay lắt, gió thổi mạnh nhưng quyết không lừa cành, vẫn ở đó bám lên thân mẹ hút từng giọt nhựa trắng ngọt lành. Đến mùa ra hoa, hoa ổi nhỏ xinh, hương dìu dịu trong gió.Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm nặng trĩu nhìn rất thích mắt.

Khi hái những trái ổi, em thích nhất là được thưởng thức chúng, cắn giòn giòn trong miệng, hạt màu vàng nhạt rất nhiều ở giữa quả. Quả ổi mang một hương vị riêng biệt, hương ổi đối với em mang một nỗi nhớ, nhớ về bà ngoại và nụ cười hiền dịu của bà. Thỉnh thoảng, những cơn gió mang hương ổi vương vấn trong không gian thu hút vài chú ong vàng bay qua và vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu đang nằm sau những tán lá giúp cây ổi không bị lũ sâu tàn phá.

Những chú chim thường đậu trên những cành cao nhất cất tiếng hót líu lo vào buổi sớm tinh khôi khi những tia nắng sớm tran hòa và phủ khắp khu vườn nhỏ nhà em. Nắng sớm còn ướt át vị sương đêm, len lỏi trên những tầng lá đùa vui cùng những cánh bướm trắng dập dờn trong sắc xanh tươi mới của cây ổi và cây trong vườn làm cho lòng người cảm thấy thư giãn và bình yên vô cùng.

Cây ổi, đối với em không chỉ là một cây ăn quả bình thường mà nó còn chan chứa tình thương của người bà kính yêu. Bà rất thích ăn ổi, cây ổi này được chính tay bà trồng khi em còn học tiểu học. Lớn dần, dường như tình thương của bà từ cây ổi lan truyền đến em một cách kì diệu. Bà đã đi xa, em ngày một trưởng thành còn cây ổi cứ thế xanh tươi tràn đầy sức sống nơi góc vườn nhỏ. Ngày ngày em ngắm nhìn cây ổi , tưởng tượng rằng trong lớp vỏ cứng khỏe kia là từng mạch nhựa đang vận hành, chúng đã lớn lên từng ngày từng giờ dưới bàn tay chăm sóc của em và ba. Cây ổi- cứ thế xanh tươi như tình bà còn mãi, vương vấn trong hương ổi dịu dàng.

Cây ổi- loại cây quen thuộc và thân thiết đối với chúng ta biết bao. Em tự hứa dù có bận nhiều việc đến mấy em cũng sẽ chăm sóc cho cây ổi ngày một thêm xanh.(Hết)

Bài làm 3 – Cây hoa hồng nhung món quà của bố

Trong một lần đi công tác ở Đà Lạt, bố đã mang về cho mẹ con em một món quà thật đặc biệt. Bố đã mua về một giống hoa lạ mà ở vùng nông thôn quê em rất hiếm. Cây đã có nụ và sắp nở thành hoa. Cây hoa được mẹ và em chăm chút hàng ngày và vẫn được gọi bằng cái tên trìu mến cây hồng nhung. Đó cũng chính là loài cây em yêu thích nhất.

Cây hồng nhung được trồng trong một cái chậu sứ. Từ trước tới giờ, em chưa từng thấy cây hồng nào lại có vẻ đẹp mê hồn như thế. Thoạt nhìn thân cây hồng nhung có vẻ như khắng khiu, mảnh khảnh nhưng thực ra thì nó rất cứng và khỏe mạnh. Toàn thân cây có rất nhiều gai nhọn đâm ra tua tủa. Phía gốc cây màu xanh đậm nhưng càng lên đến ngọn, màu xanh của thân cây càng nhạt dần, đến phần ngọn thì chuyển sang màu nõn chuối và gai cũng mềm dần đi.

Những cái gai ấy chính là vũ khí tự vệ củạ loài hoa hồng nhung với các loài sâu bọ. Một lần em bắt một con nhện đang giăng tơ buổi sáng và vô tình đụng phải một cái gai gần gốc cây, tay em đã bị chảy máu, em giận nó lắm. Nó giống như một tiểu thư đài các, dễ thương nhưng ưa nhõng nhẽo. Những chiếc lá hình bầu dục to bằng chiếc thìa ăn cơm được trang trí xung quanh một hàng răng cưa như những nét hoa văn bao xung quanh lá. Trông kiêu kỳ đáng yêu làm sao!.

Đây đó thấp thoáng những nụ hoa to bằng đầu đũa, vươn mình lên cao như muốn phô bày vẻ kiêu sa, quyền quý của mình. Và kia, một đóa hồng nhung đang độ xuân thì còn ngậm một giọt sương long lanh trên cánh. Bông hoa hồng mới phô ra được vài ba cánh. Mẹ bảo, hoa hồng được mệnh danh là “chúa của các loài hoa”. Em nghĩ mẹ nói đúng. Hương thơm của hoa là một món quà của tạo hóa đã ưu ái dành cho loài hoa này, vừa dìu dịu, thanh tao, không ngạt ngào mà chỉ thoang thoảng.

Cây hồng nhung này chính là loài cây em yêu thích. Ai đi qua đây cũng phải đều dừng lại vài phút để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu kì của hồng nhung. Em rất tự hào về chậu hoa hồng nhung của mình. (Hết)

Bài làm 4 – Cây bàng trường em

“Tình nào đẹp bằng tình áo trắng? Tuổi nào mơ bằng tuổi học trò?”

Tình áo trắng, tuổi học trò – kí ứcc quá đỗi thân thương của mỗi người học trò. Cái thời mà người ta vẫn thường gọi nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò ấy, tôi đã được sống trọn vẹn, cháy hết mình. Và tôi quên sao được một phần kỷ niệm của tôi gắn liền với cây bàng nơi cuối sân trường. Tôi trót yêu cây bàng già này từ lúc nào chẳng rõ.

Tôi chẳng nhớ cây bàng già đã trải qua mấy mươi năm mưa nắng bụi trần, cũng chẳng hay cây đã gắn bó thân thiết với biết bao lớp lớp học sinh. Tôi chỉ biết ngày đầu tiên đặt chân vào mái trường mến yêu này cây đã sừng sững ở đó dang rộng những cánh tay chắc khỏe vẫy vẫy trong gió chào đón chúng tôi. Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ với sắc xanh tươi mát. Cũng có lúc đứng trước cây, tôi tưởng mình đang trò chuyện với một người đứng tuổi đầy trầm ngâm, từng trải. Cây lúc nào cũng thế, kiên định, vững vàng, từ tốn và đăm chiêu.

Cây to lớn lắm. Thân cây cao qua tầng hai của dãy lớp học. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Thân cây xù xì với những vết sần như những u, bướu của người già. Những lớp vỏ khô cằn, nứt nẻ, ram ráp ấp ủ bên trong dòng nhựa trắng dạt dào ngày đêm vận chuyển nuôi thân cành. Trên thân có những vết khắc của mấy bọn học trò tinh nghịch. Có lẽ khi ấy cây đau và xót xa nhiều lắm. Những chiếc rễ cây tinh nghịch mọc trồi lên mặt đất. Đây là những “chiếc ghế” lý tưởng để chúng tôi ngồi trò chuyện, vui chơi. Từ thân lên cao đâm ra những cành lớn, cành bé đan xen nhau như mạng nhện. Cành cây màu nâu sẫm, chắc khỏe như những nan sắt đan vào nhau của một chiếc ô khổng lồ. Lá bàng to, rộng bản, hình bầu dục. Trên lá có thể thấy được rõ những đường gân xanh nổi lên.

Cây bàng đẹp lắm. Ở mỗi mùa trong năm cây lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân những búp non chồi biếc cựa mình hé chào. Cả tán cây rực lên màu xanh non mơn mởn. Mỗi búp lá trông xa như một ngọn nến xanh thắp sáng cả cây bàng. Mùa hè, cây rợp bóng che mát cả một góc sân trường. Những lớp lá đan gài với nhau che không cho nắng xuyên qua. Lá cây xanh một màu xanh đậm đầy sức sống. Tán cây rậm rạp chẳng thấy hình mà nghe ríu rít những tiếng chim chuyền cành.

Khi gió heo may bắt đầu thổi tới, lá cây giật mình chuyển sang màu vàng, rồi pha đỏ, đỏ gạch, đỏ tía và cuối cùng là màu tím đỏ. Là cây theo gió khẽ rơi rơi. Những chiếc lá hình như vẫn còn lưu luyến thân mẹ chẳng muốn rời. Cây bắt đầu để lộ những chùm hoa trắng ti ti và những chùm quả sai trĩu màu xanh mướt. Nhưng khi đông đến, cây rùng mình ớn lạnh. Cả cây bàng khẳng khiu trơ trụi lá. Những cành cây giơ ra những cánh tay gầy guộc đằm mình trong gió lạnh. Hình như cây đang cố gắng chịu đựng, gồng mình lên để chờ xuân đến mang lại sức sống ứ đầy tràn lên những cành cây kẽ lá.

Cây bàng già đã gắn bó với cả tuổi học trò chúng tôi. Cây là nơi cho chúng tôi bóng mát, cho chúng tôi vui chơi, ngồi trò chuyện xua đi cái nắng hè. Cây sẵn sàng lắng nghe mọi lời tâm sự, chia sẻ của chúng tôi. Cây rào rạt trong gió khi tôi có chuyện vui. Cây trầm ngâm im lặng mỗi lúc tôi buồn. Tôi đem cả tuổi học trò của mình gửi vào cây bàng già nơi cuối sân trường này. Tôi vẫn nhớ chúng tôi của năm đó, cùng nhau ngồi lại sau mỗi tiết học để nhặt bàng rơi, cùng ăn hạt bàng bùi bùi ngậy ngậy. Cả tuổi thơ như ùa về trong vị chát bùi ấy.

Hôm nay tôi đã đi tới một môi trường mới, chẳng còn ngày ngày nô đùa dưới gốc bàng già nữa. Mọi thứ đã trôi dần vào hoài niệm – tôi cất giữ chúng vào sâu thẳm trái tim để khi bất chợt nhắc lại, khóe mắt tôi lại bất giác cay cay…(Hết)

Bài làm 5 – Cây nhãn trong vườn nhà em

Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.

Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình.

Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.

Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sach những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn.

Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.

Xem thêm:

Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.

Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.(Hết)

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *