4 Mẫu Tóm Tắt Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Của Thạch Lam, Ngắn Gọn, Dễ Hiểu

Tóm tắt Hai đứa trẻ – tác giả Thạch Lam. Truyện ngắn đặc sắc trong chương trình trung học phổ thông mà học sinh được học. Với các tóm tắt bên dưới unsw.edu.vn tin chắc chắn các bạn sẽ nắm được những ý chính, nội dung cốt lõi của truyện.

Đang xem: Tóm tắt tác phẩm hai đứa trẻ

*

Các bài tóm tắt truyện Hai đứa trẻ

Tóm tắt Hai đứa trẻ bài 1

Hai đứa trẻ là câu chuyện về hai đứa trẻ Liên và An. Liên và An đã từng có một cuộc sống sung túc đầy đủ vui vẻ ở Hà nội nhộn nhịp náo nhiệt. Nhưng do gia đình sa sút, hai em phải chuyển về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, lay lắt, hiu quạnh. Thạch Lam thông qua việc miêu tả những diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên về cảnh vật và cuộc sống xung quanh, nhà văn thể hiện một nỗi buồn thấm thía và sâu sắc về số phận của con người. Cuộc sống nơi phố huyện nghèo ấy vô cùng đơn điệu, tẻ nhạt, ngày hôm sau là bản sao y nguyên không chút thay đổi mới mẻ so với hôm trước: chị Tí lại dọn gánh nước dù chẳng hi vọng gì nhiều, vợ chồng bác Xẩm xuất hiện với chiếc đàn bầu ảo não,chị em Liên với quán tạp hóa xập xệ ế khách,…Kể cả buổi chợ đúng phiên cũng tiêu điều xơ xác, hàng hóa bán chẳng được là bao. Cuộc sống tối tăm, ngột ngạt và buồn tẻ đến tận cùng. Sống trong cảnh bế tắc ấy, những người như chị em Liên đã tìm thấy một chiếc phao cứu sinh mong manh. Họ đã miệt mài hằng đêm ngồi đợi chuyến tàu đêm đi qua với chút hi vọng len lỏi. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để được gặp lại chút ánh sáng của những ngày còn sung túc, khi gia đình chưa gặp phải những biến cố và trở nên sa sút như bây giờ.Chuyến tàu đêm đi qua sáng rực, vui vẻ và huyên náo, đầy vẻ hấp dẫn nhưng lại chỉ thoáng qua trong giây lát ngắn ngủi rồi trả phố huyện về cuộc sống mênh mang yên lặng và đầy bóng tối. Nhưng ít ra, nó đã cho những người dân nghèo đang sống mòn mỏi từng ngày ở phố huyện nơi đây chút hi vọng nhỏ nhoi về tương lai, về một cuộc sống sẽ hạnh phúc và tươi sáng hơn.

Tóm tắt Hai đứa trẻ bài 2

Hai đứa trẻ là câu chuyện xoay quanh số phận của những người dân nghèo nơi phố huyện qua điểm nhìn của nhân vật Liên. Chị em Liên được mẹ giao cho trông coi một quán tạp hóa nhỏ tại phố huyện nghèo để đỡ cho gia đình vốn đã lao đao: cha bị mất việc, kinh tế gia đình ngày một sa sút, cả gia đình phải chuyển về quê sinh sống. Cũng như những người dân lam lũ nơi phố huyện, hai chị em Liên mỗi ngày đều ngồi chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Những gánh phở của bác Siêu, sập hát của bác Sẩm, gánh hàng nước của mẹ con chị Tí, hay những đứa trẻ côi cút tội nghiệp nhặt nhạnh đồ thừa trên chợ,… Cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền của những con người nghèo khổ, lay lắt nơi phố huyện tưởng chừng như sẽ khiến họ trở nên bi quan, chán nản và mất hết niềm tin trong cuộc sống. Nhưng không, họ vẫn ngày ngày ngồi chờ đợi ánh sáng từ chuyến tàu đêm, thứ ánh sáng của hi vọng về tương lai ấm no tràn ngập niềm vui vẫn luôn len lỏi, ấp ủ trong sâu thẳm trái tim của họ. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu như một tấm vé thông hành được quay trở lại những năm tháng hạnh phúc êm đềm ở Hà nội náo nhiệt. Những người bán hàng chờ đợi khách xuống tàu để kiếm thêm một chút gì đó. Họ đều chờ đợi và khi chuyến tàu đi qua là một ngày đã khép lại. Chuyến tàu là nơi gửi gắm niềm hi vọng ấp ủ của họ và nó mang đến phố huyện một luồng ánh sáng mới dù chỉ trong chốc lát để họ có thể thoát ra khỏi sự tĩnh lặng tối tăm đến ghê sợ của đêm.

Xem thêm:

Tóm tắt Hai đứa trẻ bài 3

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc và được độc giả yêu mến nhất của nhà văn Thạch Lam. Câu chuyện xoay xung quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An. Trước đây, cuộc sống của hai chị em rất sung túc, đầy đủ, no ấm ở Hà Nội. Nhưng do gia đình sa sút, bố mất việc, cả nhà phải chuyển từ thành phố về phố huyện nghèo.

Xem thêm:

Cuộc sống ở phố huyện nghèo của hai chị em cũng giống như tất cả những người dân nơi đây. Gia đình Liên và An mở một quán tạp hóa nhỏ, trông chờ để bán cho những vị hành khách đi từ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Cuộc sống sinh hoạt toát lên vẻ ảm đạm, buồn bã, đơn điệu, nhàm chán, không phồn hoa nhộn nhịp như chốn Hà Thành. Điểm tô cho bức tranh đó là cuộc sống mưu sinh cực khổ của bác Sẩm, bác Xiêu, mẹ con chị Tí,…

Đêm nào cũng vậy, sau khi kết thúc công việc, hai chị em Liên thường ra bãi cỏ để chờ đợi chuyến tàu đêm. Chuyến tàu đêm với bao nhiêu thứ ánh sáng lấp lánh kì diệu gợi lại cho họ những kí ức tươi đẹp về Hà nội, những năm tháng hạnh phúc bình yên được sống trong tình yêu thương đủ đầy. Và ánh sáng ấy thắp lên trong tâm hồn hai chị em niềm tin, hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *