Ý Nghĩa Và Tóm Tắt Văn Bản Bánh Chưng Bánh Giầy, Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy Ngắn Nhất (5 Bài)

Bài viết tham khảo dành cho giáo viên và học sinh hiểu hơn về truyền thuyết bánh chưng bánh giầy trong Ngữ Văn 6. Đây là bài tóm tắt truyện bánh chưng bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyền thuyết này, bài viết do upes2.edu.vn tự biên soạn.

Đang xem: Tóm tắt văn bản bánh chưng bánh giầy

1. Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy

Bài tóm tắt 1

Vua Hùng thứ 6 về già mong muốn tìm được người truyền ngôi phù hợp. Không nhất thiết phải là con trưởng mà người được chọn phải phải dâng lên những lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào làm hài lòng vua sẽ được truyền ngôi.

Những người con của vua Hùng thi nhau đi tìm sản vật, không quản ngại khó khăn, vất vả miễn sao tìm được lễ vật quý giá nhất. Chỉ có Lang Liêu là không biết phải dâng lên nhà vua lễ vật nào cả. Suy nghĩ nhiều và thiếp đi, trong cơn mơ chàng được vị thần hướng dẫn cho các tạo ra lễ vật dâng vua.

Lang Liêu bắt đầu vào thực hiện, chàng dùng những nguyên liệu gạo nếp đậu xanh và thịt lớn tạo thành 2 loại bánh gọi là bánh chưng và bánh giầy.

Nhà vua thấy lễ vật rất là và chàng mới nói về ý nghĩa của hai loại bánh này. Nhà vua rất ưng ý và quyết định nhường ngôi cho Lang Liêu.

Bài tóm tắt 2

Hùng Vương đời thứ 6 có 20 người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.

Xem thêm:

Lang Liêu là người con thứ 18 của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.

Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

2. Ý nghĩa truyện Bánh chưng bánh giầy

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy có nhiều ý nghĩa:

– Giải thích nguồn gốc ra đời của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa của nước ta.

– Ca ngợi về thành tựu văn minh nông nghiệp trong thời kì đầu của nước ta, khen ngợi sự khéo léo, sáng tạo người lao động.

– Với việc truyền ngôi cho Lang Liêu đề cao sự tôn kính tổ tiên thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm:

Vừa rồi chúng tôi đã có bài tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy và nêu lên ý nghĩa truyện rất mong được sự đóng góp phản hồi của các bạn học sinh.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *