Nghị Luận Xã Hội Về Vấn Đề Thực Phẩm Bẩn Hiện Nay (Lớp 12) Hay Nhất

Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người chú ý đến. Thực phẩm bẩn đang là vấn đề nan giải được cả xã hội quan tâm. Vì lợi nhuận trước mắt, có một bộ phận không nhỏ những người kinh doanh buôn bán thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mời các bạn tham khảo một số bài nghị luận về thực phẩm bẩn hiện nay mà CNTA đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này tham khảo Bài nghị luận về thực phẩm bẩn hiện nay (lớp 12) hay nhất.

Đang xem: Vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay

*

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn hiện nay số 3

Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của đất nước, đến nay chúng ta không còn phải lo lắng thiếu từng bữa ăn, giấc ngủ. Chúng ta không chỉ được ăn no mà còn được ăn ngon. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Tuy vậy, chúng ta lại chưa có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.

Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng. Chẳng thế mà có người đã từng nói rằng chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế. Vấn đề này không còn là vấn nạn của một người, một nhà mà đã trở thành chuyện của quốc gia, quốc tế. Nó làm dấy lên nỗi bất an, sự ám ảnh và nhiều khi còn là sự bất lực. Mỗi lần ngồi vào mâm cơm là một lần ta đánh cược với số phận, đem tính mạng phó thác cho hai chữ may rủi.

Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành ở khắp nơi và gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với một cá nhân, một gia đình hay một thế hệ mà nó còn là mầm mống hủy hoại giống nòi, tàn phá tương lai.

Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.

Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?

Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở bề nổi là những sạp hàng bày trước mắt người tiêu dùng mà có nguồn gốc sâu xa từ tất cả các khâu tạo nên thực phẩm.

Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, tâm lí ham rẻ và dễ dãi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thực phẩm bẩn. Cùng với nó là sự quản lí chưa chặt chẽ của lực lượng cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều tội ác bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình nhưng sản xuất thực phẩm bẩn là ra tay đầu độc cả cộng đồng, là giết người hàng loạt lại chưa bị xử lí thích đáng. Hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung trong vai người bán hàng cười hớn hở, cười vui vẻ “em xin chấp nhận nộp phạt”, “phạt không quá hai triệu” trong chương trình Táo quân là một minh chứng cho điều ấy. Mức phạt hành chính quá ít ỏi so với lợi nhuận chẳng thấm vào đâu làm sao đủ sức răn đe, làm sao cho đúng người đúng tội? Đó chẳng phải là cách chúng ta làm ngơ cho đồng bào mình đầu độc lẫn nhau?

Trước tình hình căng thẳng, bức bối đầy rối ren ấy, giải pháp nằm ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta cần là nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm một cách kĩ càng. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cần tìm hiểu về danh mục chất cấm, về dấu hiệu phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Ý thức tự giác trong bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng mới giúp được chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng có biện pháp loại bỏ thực phẩm bẩn nào tốt hơn là những nhà sản xuất tự nâng cao trách nhiệm cộng đồng, lương tâm nghề nghiệp và ý thức cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh ra thị trường. Các cơ quan chức năng cũng cần có và phải có biện pháp răn đe nghiêm khắc, hiệu quả hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hình thức tù giam với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn. Từng học sinh cũng cần bảo vệ sức khỏe cho chính mình bằng cách biết nói “không” với những đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, bày bán mất vệ sinh… tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và tham khảo ý kiến người lớn để sử dụng những sản phẩm an toàn.

Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.

*

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn hiện nay số 5

Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đem đến nhiều thành tựu về khoa học – kĩ thuật cũng như sự tiến bộ trong cuộc sống con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau như vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,….. Một trong số những vấn đề mang tính thời sự đó, “thực phẩm bẩn” trở thành vấn đề nan giải bởi những hậu quả mà nó gây ra.

“Thực phẩm bẩn” là cụm từ dùng để chỉ những sản phẩm – đồ ăn và thức uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứa những vi sinh vật có hại và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe con người. Đó có thể là những sản phẩm đã bốc mùi hôi thối nhưng được hô biến bằng những chất tẩy nhuộm, phụ gia để trở thành những sản phẩm hấp dẫn, xanh tươi và đẹp mắt hoặc vô số loại rau, củ phát triển một cách nhanh chóng do tác dụng của các loại thuốc kích thích, các sản phẩm từ thịt chứa những hooc – môn nguy hiểm đối với con người do sử dụng thuốc tăng trọng hay vô số những thực phẩm chế biến sẵn có chứa những chất cấm, chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép so với quy định trong ngành sản xuất thực phẩm,…. Từ những biểu hiện cụ thể trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thực phẩm bẩn đang được sản xuất và bày bán một cách tràn lan, vượt xa tầm kiểm soát. Vậy thì nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng này?

Thật không khó để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao thực phẩm bẩn lại được bày bán một cách công khai và tràn lan, thậm chí lấn át thực phẩm sạch. Điều này xuất phát từ chính ý thức cũng như hành động, thái độ của con người. Do tâm lí buôn bán “một vốn bốn lời”, để thu về lợi nhuận cao từ việc buôn bán thực phẩm, các thương lái sẵn sàng sử dụng chất cấm, chất bảo quản để tăng thêm thời hạn sử dụng của các loại rau, củ, quả. Người trồng muốn đẩy nhanh sự sinh trưởng của cây trồng và rút ngắn thời gian chăm sóc nên không hề đắn đo, ngần ngại khi sử dụng những loại thuốc kích thích, tăng trưởng. Thậm chí, dù người cung cấp và người buôn bán đều biết rõ nguồn thực phẩm đang gặp những vấn đề về an toàn nhưng vẫn thỏa hiệp và tung ra thị trường. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thịt lợn bị nhiễm sán nhưng không hề bị đem đi tiêu hủy mà vẫn xuất hiện trên các kệ bày bán. Và việc sản xuất, cung cấp thực phẩm bẩn chắc chắn xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, bởi có “cung” ắt hẳn phải do “cầu”.

Việc chuộng những sản phẩm có giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt mà không hề quan tâm đến chất lượng, quy trình sản xuất là tâm lí chung của người tiêu dùng. Chính điều này đã làm giảm đi những giá trị bền vững mà thực phẩm sạch mang lại. Không chỉ dừng lại ở đó, không ít người tiêu dùng mang trong mình quan điểm “ăn bẩn sống lâu” đầy lạc hậu để ngụy biện cho hành vi sử dụng thực phẩm bẩn và thờ ơ với chính sức khỏe – tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi một con người. Như vậy, vì lợi ích trước mắt mà con người đã vô tình thỏa hiệp và đặt những bước chân của mình vào thế giới của bệnh tật đầy những hiểm nguy do thực phẩm bẩn gây ra bằng con đường dạ dày. Ngoài ra, việc quản lí lỏng lẻo, kiểm định vệ sinh không chặt chẽ cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho thực phẩm bẩn xuất hiện và tồn tại.

Ít ai có thể ngờ rằng, sự qua loa và thờ ơ trong việc lựa chọn thực phẩm lại dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không kém hậu quả do những vấn đề như chiến tranh và ô nhiễm môi trường gây ra. Trước hết, sử việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và chứa các chất độc hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…. Không chỉ dừng lại ở đó, các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, chất bảo quản còn ngấm dần và thấm sâu vào tế bào và cơ thể con người, trở thành nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh vô cùng nguy hiểm, trong đó có ung thư. Theo số liệu thống kê của Bộ y tế vào năm 2015, số người mắc bệnh ung thư do thực phẩm bẩn gây ra chiếm khoảng 35% trên tổng số 150.000 người mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Như vậy, thực phẩm bẩn chính là tác nhân gây hại đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người. Thậm chí, nó còn là mầm mống phá hủy giống nòi và tương lai của nhân loại.

Trong thời gian gần đây, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về sự việc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể là thịt lợn bị nhiễm sán gạo nổi đầy hạch trắng hay thịt gà đông lạnh từ lâu xuất hiện trong bữa ăn và thực đơn của các em nhỏ tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, chính sự nhẫn tâm, vô trách nhiệm trong việc chọn lọc và kiểm soát nguồn thức ăn đã vô tình khiến các em nhỏ gặp những mối nguy hại khôn lường về sức khỏe.

Những hiểm họa do thực phẩm bẩn gây ra đã gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, làm như thế nào để phòng và tránh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại là câu hỏi không dễ gì tìm ra đáp án. Trước hết, để thực hiện được điều này, mỗi một con người cần nâng cao ý thức của chính bản thân mình qua những hành động cụ thể. Chúng ta có thể hạn chế tiếp xúc với thực phẩm bẩn bằng việc tự trồng hoặc lựa chọn nguồn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và minh bạch trong vấn đề kiểm định vệ sinh an toàn.

Xem thêm:

*

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn hiện nay số 7

Thực phẩm độc hại là nguyên nhân gây bệnh cho người dân Việt Nam nhưng vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải. Mọi người thường cho rằng xã hội càng hiện đại văn minh, con người ngày càng có tri thức và hiểu biết thì hẳn phải lo lắng cho sức khỏe của thế hệ. Nhưng thực tế là một số người đã bất chấp tạo ra những loại thực phẩm bẩn để phục vụ cho lợi ích của chính mình.

Theo thống kê, Việt Nam là một trong 18 quốc gia mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới và xu hướng số người mắc tăng mạnh. Mỗi năm cả nước có khoảng 150 nghìn ca mới mắc bệnh ung thư, hơn 75 nghìn trường hợp tử vong (cao gấp bảy lần so với người tử vong do tai nạn giao thông). Trong các bệnh nhân ung thư, số người mắc từ việc ăn, uống các thực phẩm chứa chất độc hại chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trên thực tế, không chỉ có người dân sản xuất nhỏ lẻ để bán mà còn có các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm kém chất lượng, những thực phẩm độc hại cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thu lợi. Nhóm người này chỉ chú ý đảm bảo an toàn cho những thực phẩm mà mình sử dụng hàng ngày còn coi thường chất lượng của sản phẩm đem bán, tiêu thụ. Nguyên nhân khiến những người kinh doanh không quan tâm sức khỏe của người khác chính là vấn đề lợi nhuận. Vì lợi nhuận nên khi trồng trọt, chăn nuôi họ thường sử dụng các loại chất kích thích, các hóa chất độc hại thì cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh, ít sâu bệnh, nhanh thu lợi. Đi liền mục đích lợi nhuận chính là sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ. Gần đây báo có đăng một số nơi đã tự trồng rau củ tại nhà để đảm bảo có rau sạch cho bữa ăn hằng ngày. Nhiều người đã tự chăn nuôi gia súc gia cầm để có nguồn thịt đảm bảo.

Tuy sản lượng rau củ này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cũng giúp đỡ phần nào mối lo về chất lượng thực phẩm của một số gia đình, trồng rau tưới cây còn là một phương pháp giải trí lành mạnh giúp con người tập trung, thoải mái tinh thần. Thịt heo có chất tạo nạc salbutamol, thịt bò được chế biến từ thịt heo tẩm hóa chất, thịt gà chết được nhuộm thành thịt gà vàng rụm, Chưa khi nào người Việt băn khoăn hơn thế về việc lựa chọn loại thực phẩm nào cho bữa cơm gia đình. Thực phẩm thiếu vệ sinh, an toàn lại một lần nữa được nhắc đến bởi nhà báo Lê Bình trong chương trình Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân Phẳng hay không phẳng, buộc con người ta phải suy nghĩ về quốc nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn xã hội. Nói không với thực phẩm bẩn. Khi xã hội bất cứ nơi đâu cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học Con người tự đối phó bằng cách tự sản xuất, tự tiêu thụ nhưng không ai có khả năng tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống muôn hình muôn vẻ nên có trồng rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu Đến cuối cùng, chẳng ai sạch cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ Họ chỉ biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng mình hại người khác người khác lại hại mình.

Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng…Giải pháp nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm Trong thời gian qua nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩ, như: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.

Thực phẩm bẩn đang tuồn vào các siêu thị uy tín.

Như vậy, vấn nạn thực phẩm bẩn đang hoành hành từ các khu chợ thuận tiện cho việc mua bán thường nhật đến những siêu thị lớn gửi gắm niềm tin của người tiêu dùng. Nguyên nhân Doanh nghiệp, nhà sản xuất: Tâm lí muốn thu về lợi nhuận nhanh chóng bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn trong sản xuất, đối với người nông dân đôi khi còn là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Sự thiếu hiểu biết về ảnh hưởng nghiêm trọng của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Sản xuất, canh tác, gieo trồng trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng từ đất đai, nguồn nước đến không khí. Người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc. Tâm lí ham của rẻ vô tình tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém chất lượng. Cơ quan có thẩm quyền chưa có biện pháp xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản xuất không bảo đảm vệ sinh, buôn bán thực phẩm bẩn khiến vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn tiếp tục tái diễn. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với tổ chức khoa học để đẩy nhanh quá trình phát hiện thực phẩm bẩn, ngăn chặn hoạt động sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn. Hậu quả của việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bẩn Sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa khi sử dụng thực phẩm bẩn hàng ngày.

Nhận định của nhà báo Lê Bình một lần nữa đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trong thị trường, ẩn chứa những hậu quả nghiêm trọng thời gian vừa qua. Giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn không phải là công việc có thể thực hiện một sớm, một chiều, bởi một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ. Đây là một nhiệm vụ dài hạn đòi hỏi sự chung sức của cả cộng đồng để người ta thôi nghĩ về thực phẩm bẩn như một quốc nạn

*

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn hiện nay số 9

Khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả người ta chỉ cần đến “ăn no mặc ấm”. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn, con người không chỉ ăn no mặc ấm mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Ăn ngon ở đây không chỉ là ở mùi vị và mà còn là ở chất lượng thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Ấy vậy nhưng, càng ngày hiện tượng thực phẩm bẩn lại càng gia tăng đến mức đáng lo ngại.

Thực phẩm bẩn là những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh, sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc bảo quản độc hại… Khi đưa chúng vào cơ thể có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm cho người dùng.

Thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan đã trở thành một vấn nạn đối với toàn xã hội. Chỉ cần đánh chữ “thực phẩm bẩn” chỉ trong 0,25 giây đã cho ra 15.300.000 kết quả. Một con số thực sự đáng sợ và đáng lo ngại đối với thực trạng thực phẩm hiện nay. Người ta bắt được hàng tấn nội tạng động vật, chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tiêu thụ, những thực phẩm đã bốc mùi hôi thối, nhưng chỉ cần qua một lần nhúng vào thùng hóa chất là chúng sẽ trở nên thơm ngon, tươi rói trở lại. Cũng không khó để ta bắt gặp ngoài chợ những loại hoa quả tắm thuốc để hàng tuần, thậm chí hàng tháng mà không hề hỏng. Những thực phẩm ấy, các loài côn trùng không hề động đến, nhưng con người lại hàng ngày hàng giờ tiêu thụ vào cơ thể. Thịt được bơm chất để tạo nạc, rau bị bơm chất giúp tươi xanh, hoa quả bơm chất giúp chống thối rữa,… xung quanh chúng ta đâu đâu cũng thấy thuốc độc. Con người với lòng tham không đáy, và sự độc ác khôn cùng đang giết chính đồng loại của mình.

Các loại thực phẩm đó có dư lượng chất bảo quản và thuốc trừ sâu lớn, tồn tại nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ nhất, thực phẩm bẩn gây ngộ độc cho người tiêu dùng, phải đi rửa ruột. Vào tháng 5 vừa qua, tại Sơn La đã có hơn 300 người bị ngộ độc sau khi ăn đám cưới của một người cùng làng. Những người này đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đi ngoài,… phải nằm điều trị tại trạm xá hoặc bệnh viện. Nặng hơn thực phẩm bẩn tích trữ lâu ngày sẽ dẫn đến những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và một trong số đó chính là ung thư. Các thai phụ khi mang thai ăn các thực phẩm bẩn có thể dẫn đến con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây tác hại đến một thế hệ mà nó còn ảnh hưởng dài lâu đến thế hệ tương lai.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực phẩm bẩn tràn lan như vậy. Trước hết là do sự hám lợi của những người bán. Thấy đồ rẻ họ không cần biết đến chất lượng, miễn là doanh thu của mình đạt cao. Họ bất chấp đạo lí, sống không tình yêu thương mang những loại thực phẩm đó bán cho người tiêu dùng. Thứ hai, là do quản lí con chưa nghiêm, các hình thức sử phạt còn quá nhẹ. Ví như cả xe tải hàng nội tạng thối bắt được chỉ phạt vài triệu đồng, số tiền quá ít ỏi, không đủ sức răn đe. Chúng ta cần xây dựng luật chặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn để những người lưu thông thực phẩm bẩn không thể tái phạm. Thứ ba là chính ý thức của người tiêu dùng, đôi khi chúng ta vẫn tặc lưỡi, ăn một lần, ăn ít không sao. Nhưng các bạn đâu biết rằng mỗi một lần nhỏ ấy tích tụ lớn dần, nó chính là nguồn gốc nảy sinh mọi bệnh tật. Bên cạnh đó, dân ta vẫn còn tâm lí ham của rẻ, thích đồ miễn phí, bởi vậy những kẻ buôn bán bất lương lợi dụng điều này, vẫn hàng ngày, hàng giờ buôn bán thực phẩm bẩn.

Với thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan như hiện nay thì chính bản thân mỗi chúng ta phải trở thành một một người tiêu dùng thông minh, thông thái. Lựa chọn những cơ sở uy tín, siêu thị cũng là một lựa chọn tốt, bởi luôn được kiểm định trước khi bán ra ngoài thị trường. Thứ hai, chính là những người buôn bán, sản xuất cần phải có lương tâm, trách nhiệm với những sản phẩm mình bán ra. Đây là điều quan trọng nhất, bởi người tiêu dùng không thể tinh tường, phân biệt tất cả các loại nhãn hàng, mà cần đến lương tri trong chính những người bán. Và cuối cùng là sự can thiệp của các cơ quan chức năng, có biện pháp xử lí nghiêm minh với những cá nhân, tổ chức vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Trường Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội 2021, Điểm Chuẩn Đh Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội Năm 2020

Vấn đề thực phẩm bẩn thực sự là một vấn đề nan giải. Để giải quyết nó, không chỉ cần sự nỗ lực của cá nhân mà cần phải có sự kết hợp giữa cơ quan quản lí, người sản xuất và người tiêu dùng thì vấn nạn này mới có thể đầy lùi. Hãy cùng nhau chung tay, góp sức vì sức khỏe của cộng đồng và của chính mình.

*

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Cụm từ tìm kiếm : nghị luận về thực phẩm bẩn, nghị luận về vấn đề thực phẩm bẩn, nghị luận về thực phẩm bẩn hiện nay, dàn ý nghị luận về thực phẩm bẩn, bài văn nghị luận về thực phẩm bẩn, nghị luận về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay, nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn, nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn, nghi luan xa hoi ve thuc pham ban, nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn hiện nay, nghị luận về tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay, nghi luan ve thuc pham ban, nghi luan xa hoi ve van de thuc pham ban, bài nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn, viết đoạn văn nghị luận về vấn đề thực phẩm bẩn, nghi luan ve van de thuc pham ban, văn nghị luận về thực phẩm bẩn, nghị luận về thực phẩm bẩn trước cổng trường, nghị luận về hiện tượng thực phẩm bẩn, bài nghị luận về thực phẩm bẩn

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *