Bài Văn Tả Bữa Cơm Gia Đình Em, Tả Bữa Cơm Sum Họp Thân Mật Của Gia Đình Em

Bữa ăn tối của gia đình em bắt đầu từ sáu giờ cũng đúng là lúc ba em đi làm mới về. Em em và em cũng vừa mới đi học về. Mẹ em thì cũng mới vừa về. Cả nhà ai cũng đói bụng. Nhưng cơm thì chưa nấu. Nên gia đình em quyết định đi ăn phở. Có hôm ăn bún bò Huế, có hôm ăn cơm tấm dưới bùng binh, có hôm cả nhà em đi cỡ năm bước ra khỏi nhà đi ăn cơm sinh viên. Trước nhà em là một con đường đầy những quán ăn, chiều nào cũng làm đồ ăn thơm phức. Em và em của em đã thuộc từng cái mùi của từng món ăn của từng quán. Tụi em cũng biết hôm nào mình thèm ăn món nào. Có hôm tụi em ăn cá chiên, có hôm tụi em ăn thịt kho, có hôm tụi em ăn cá kho, lại có hôm tụi em ăn mực nhồi thịt băm, canh thì lần nào hai đứa em cũng ăn canh khổ qua dồn thịt, rất ngon.

Đang xem: Bài văn tả bữa cơm gia đình

Mẹ em nấu ăn rất ngon, nhưng chủ nhật mới nấu. Mấy ngày khác ba mẹ em bận dữ quá nên cả nhà em cứ đi ăn tiệm. Nhưng mỗi lần ra quán cả nhà em đều thích gọi “kiểu ăn gia đình.” Có nghĩa là giống y chang như ăn ở nhà, có chén, có dĩa thức ăn, một tô canh bự, một nồi cơm bự.. Mẹ em nói đáng lẽ kêu bốn cái dĩa ăn đại cho nó lẹ đi về hai em học bài rồi đi ngủ mai đi học, nhưng mà ba em nói kêu “kiểu gia đình” cho nó vui. Mùa thi đến hay mùa tốt nghiệp đến, ba mẹ em nhảy còn hơn popcorn, hai đứa em vừa học vừa nổ đùng đùng như cốm nổ. Cả nhà ai cũng vắt giò lên cổ chạy, lo chuyện học chuyện làm của mình. Mẹ em nói thôi tối đi học về cứ ăn mì, vì hai chị em còn nhỏ không thể ra ngoài ăn một mình được. Thế là hai chị em em ăn mì, nhưng có lúc ngán quá cũng ra ngoài quán ăn bà mập mua đồ ăn rồi về nhà tự nấu cơm. Rồi hai chị em ăn cơm với nhau. Rồi học bài, nhưng rồi không dám đi ngủ vì sợ ma, nên em tập uống cà phê, em của em tập uống trà, nó phải uống trà vì em không cho nó uống cà phê. Rồi em với em của em ngồi thức đợi ba mẹ tới nửa đêm. Có khi ba mẹ về nửa đêm mà chưa ăn gì, thấy hai em còn thức nên ba ra ngoài kêu anh mì gõ đem vô bốn tô ăn no cành hông, no muốn bể bụng. Có khi ba em ăn đến hai tô, có khi ba em ăn luôn phần của em. Nói chung là em thấy ăn uống như vậy rất là vui vì không phải lúc nào cũng ăn cơm mà ngoài ra mình còn ăn được phở, bún bò, cơm sinh viên và mì gõ… Mà có ăn như vậy nên bà mập quán cơm sinh viên mới biết hai đứa em, mà không những bả biết mà cả con phố hàng quán nào cũng biết mặt hai đứa em, thậm chí người ta còn biết em thích ăn thịt kho hột vịt nữa… Em thấy tuy là giờ giấc ăn nó không có ổn định nhưng mà như vậy thì nó rất là cơ động, vả lại em chưa bao giờ bị đau bao tử bởi giờ giấc ăn uống lộn xộn nên em thấy như vậy thì cũng đâu có sao đâu. Vả lại em thích chờ ba mẹ về ăn vì như vậy nó vui hơn vì trong lúc chờ em sẽ được thức khuya coi phim kiếm hiệp của ba mẹ mà lúc trước ba mẹ không cho tụi em coi. Mặc khác, nếu như hai chị em em ở nhà một mình thì chị họ em sẽ sang chơi và tụi em sẽ chơi tắt đèn kể chuyện ma, rất rùng rợn nhưng rất vui. Nên em nghĩ, không nấu ăn thì đã sao, em vẫn thấy vui vì nói gì thì nói em cũng chưa bao giờ ăn cơm một mình, nếu không có ba mẹ thì em ăn cơm với em của em, có nó cũng vui thấy mồ, vì thường tụi em hay phân công ra ăn xong đứa nào rửa chén, đứa nào cho mèo ăn, đứa nào lau nhà, có những lúc em lười quá thì em hay giả vờ đau bụng phải vào toilet nên em em nó làm hết… Hoặc có những lúc em của em cũng lười mà em cũng lười thì tụi em ra ngoài nhà sau khoá cái đồng hồ nước lại rồi giả vờ như nhà bị cúp nước không thể rửa chén được, rồi sáng mai âm thầm mở đồng hồ nước, rồi……vô tư đi học tối mai về rửa.

Tả bữa ăn – Bài mẫu 2

*

Mấy năm gần đây, đời sống kinh tế ở nông thôn đã có nhiều thay đổi. Gia đình em đã bớt khó khăn. Bố mẹ em vẫn làm ruộng, cả nhà có năm miệng ăn, ba chị em em vẫn đang đi học.

Bữa cơm sáng thường vội vội vàng vàng. Cơm vừa xong, mẹ mang quang gánh ra vườn rau, bố vác cuốc ra đồng, ba con cắp sách tới trường. Chỉ có bữa cơm tối của gia đình em mới đông vui. Mẹ đi chợ bán rau đã về. Bố ở nhà làm vườn. Ba chị em em đã đi học về.

Chị Xuân lo nấu nướng. Em chuẩn bị mâm bát. Đũa ăn cơm tuy chỉ là đũa tre, nhưng hôm nào chị Xuân cũng nhắc em phải lau thật sạch, thật cẩn thận từng đôi, không được làm qua loa.

Chiếc chiếu cũ đã được trải ra trên thềm nhà láng xi măng bóng nhẵn. Mâm, bát đũa đã

đặt lên. Một nồi cơm đầy, cơm gạo quê giống lúa mới dẻo thơm, toả khói. Chị Xuân, bếp trưởng bày đĩa rau xào lên mâm, một đĩa rau thật to, thật đây.

Rau cải vườn nhà, rau tươi, rau ngon, rau sạch, tha hồ ăn. Trên mâm còn có một đĩa cá kho và một bát canh rau ngót. Đĩa cà muối mặn thì không bữa nào vắng mặt trên chiếc mâm nhôm. Hôm nào mẹ bán được nhiều rau, thì hôm ấy có đĩa thịt khiêm tốn, nhưng bữa cơm chiều nay không có.

Năm bát cơm đầy toả khói nghi ngút. Bố em bảo: “Ăn chắc, mặc bền. Cơm phải xới thật đầy!”. Bố và mẹ nói đủ thứ chuyện. Em Hoa xin mẹ tiền nộp học phí. Chị Xuân xin ý kiến bố mẹ về việc chọn trường nộp đơn thi Cao đẳng. Ăn xong, em đứng dậy mang ấm nước vối ra.

Bữa cơm thường của nhà em như thế đó. Bình dị thôi, chưa có nhiều thịt cá nhưng ấm cúng và vui.

Xem thêm:

Tả bữa ăn – Bài mẫu 3

*

Mẹ em nói: “ Thời bao cấp, ăn gạo sổ, gia đình ta khó khăn lắm. Mấy năm lại đây, kinh tế khấm khá hơn nhiều…”. Lúc nào vui, mẹ vẫn hay nói thế.

Nhà cửa nay được sửa sang lại khang trang hơn. Nền nhà lát gạch hoa. Giường, chiếu,bàn ,ghế…được mua sắm. Mẹ đã mu axe máy cho anh Dũng đi dạy học. Bố mẹ không phải mặc áo vá. Các con đi làm, đi học đều được ăn mặc tươm tất. Bữa cơm đã có thịt, cá. Vui nhất, ngon lành nhất là những bữa cơm sum họp gia đình vào tối thứ bảy hằng tuần.

Tối thứ bảy này vui quá. Vợ chồng dì Thu đưa Mỹ Lan đến chơi. Anh Dũng đưa cô Thư- bạn gái, dạy học cùng trường, cô dâu tương lai về “ra mắt” bố mẹ. Rau ở vườn hái về, gà nuôi trong chuồng bắt ra giết thịt. Bia hộp thì vợ chồng dì Thu đưa sang. Cô Vân và em thì phụ bếp cho mẹ.

Độ bảy giờ tối, cả nhà đã quay quần xung quanh mâm cơm. Đông người, nhưng chỉ ăn chung một mâm cho ấm cúng. Cả bố mẹ, vợ chồng dì Thu, cô Vân, em và Mỹ Lan ngồi trên hai chiếc chiếu trải rộng giữa nhà. Anh Dũng, chú Lợi ngồi cạnh bố. Cô Thư ngồi cạnh mẹ và em. Dì Thu phải quản con nhỏ. Bố và chú Lợi chồng dì Thu thì uống rượu. Mẹ và dì Thu, anh Dũng và cô Thư thì uống bia. Bố mẹ vui lắm. Chuyện trò râm ran. Anh Dũng kể chuyện đi thi giáo viên giỏi toàn huyện. Bố nói về chuyện tòa án thị xã mới xử vụ án đánh bạc lớn, chuyện cá độ bóng đá. Mẹ hỏi về tình hình dịch cúm gia cầm. Cô Thư ăn rón rén. Bé Lan lẫm chẫm đi vòng quanh, lúc sà vào bố, lúc ôm cổ mẹ, lúc ngồi vào lòng cô Vân…Chú Lợi kể chuyện cơ quan ngân hàng của chú mới làm lễ đón nhận huân chương lao động hạng nhì…

Cả nhà vừa ăn cơm vừa xem ti vi. Mẹ hỏi chuyện cô Thư. Mẹ có vẻ hài lòng lắm về người yêu của anh Dũng. Độ 8 giờ rưỡi thì mọi người đã ăn cơm xong. Đến 9 giờ thì vợ chồng dì Thư đưa Mỹ Lan về nhà, bé giơ tay vẫy “ bai…bai”. Cô Thư chào bố mẹ ra về. Anh Dũng tiễn về đến tận trường rồi mới quay lại nhà. Em và cô Vân thu dọn, rửa bát đĩa…

Tối thứ bảy nào ở nhà em cũng đông vui. Nhưng đông vui nhất là tối thứ bảy tuần cuối tháng vì hôm ấy nhà thường có khách- con dâu tương lai của bố mẹ. Tiếc là nhà em không có ao cá như bên nhà bác Đức, nhưng vườn rau của gia đình luôn tươi tốt. Không mua sắm đồ đoàn gì mới mà nhà cửa đẹp hẳn lên. Hình như anh Dũng chuẩn bị cưới vợ. Bố mẹ dào dạt niềm vui. Niềm vui của con cháu. Niềm vui của gia đình yên vui, hạnh phúc.

Tả bữa ăn – Bài mẫu 4

Đối với mỗi người chúng ta, bữa cơm gia đình chiều cuối năm là một bữa cơm vô cùng đặc biệt, nó không chỉ là bữa ăn bình thường mà nó còn là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau những tháng ngày bận rộn vất vả với những lo toan bộn bề của cuộc sống.

Guồng quay hối hả của cuộc sống đã vô tình làm cho con người ta quên đi những giây phút thanh bình đầm ấm bên bữa cơm gia đình. Những tiệc tùng, hội họp, đôi khi là những lo toan cơm áo gạo tiền khiến ta trở nên khô khan và bữa cơm tối với gia đình bỗng trở nên xa xỉ với nhiều người.

Nhưng cứ mỗi khi vào dịp cuối năm, cái bộn bề chóng mặt của cuộc sống lại lặng lẽ lùi xa để thay vào đó là không khí của tình thân gia đình, của sự gắn kết yêu thương giữa những thành viên trong gia đình. Bữa cơm ấy không chỉ là bữa cơm bình thường mà bữa cơm ấy là bữa cơm sum họp của gia đình đông đủ để thấy người già còn mạnh khỏe, con cái ngày càng lớn lên. Không chỉ là sum họp giữa những người trong gia đình, thường ngày vì công việc hay học hành ít có dịp ngồi lại cùng nhau mà còn là giữa những người thân trong dòng tộc ngày 30 Tết về thăm ông bà, họ hàng. Bữa cơm cuối năm còn mang ý nghĩa lớn lao là mời tổ tiên, những người đã khuất về cùng ăn Tết. Thế nên bữa cơm cuối năm, dù giản dị thôi nhưng lại là thời điểm hết sức đầm ấm, gắn kết mọi người, ngồi ôn lại chuyện năm cũ bàn chuyện năm mới mà không sợ phải kiêng cữ lời ăn tiếng nói như những ngày đầu năm mới. Bữa cơm chiều cuối năm thường là bữa đầu tiên trong mấy ngày Tết. Cả nhà sum vầy đủ đầy bên mâm thức ăn ngon. Khi mâm cỗ cúng được đưa từ ban thờ xuống, cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Bên bữa cơm gia đình ấm áp, những khó khăn bộn bề của cuộc sống tạm thời bị gác sang một bên để nhường lại cho những nụ cười, những niềm vui và cả những giọt nước mắt cảm động của tình cảm gia đình.

Xem thêm:

Bữa cơm gia đình cũng là dịp để những đứa con từ nơi xa trở về bên vòng tay yêu thương của cha mẹ, để cảm nhận những điều hạnh phúc giản dị nhưng ngọt ngào nhất. Với mỗi con người, cha mẹ và gia đình mãi là nơi bình yên nhất, thoải mái nhất để trở về sau mỗi chuyến đi của cuộc đời.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *