Cảm Thụ Văn Học Bài Quê Hương Tại Soanbai123, Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Lớp 3 Bài Quê Hương

Bất cứ một người Việt Nam nào cũng từng nghe và thuộc bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc với ca từ không hề thay đổi, bằng giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm. Ai đã từng nghe một lần, không dễ gì quên được. Sau khi nghe bài Quê hương, mọi người có cảm nhận gì? Cùng Top lời giải đến với bài viết về cảm thụ văn học lớp 5 bài Quê hương và một số thông tin về tác phẩm, tác giả ngay nhé!

1. Thế nào là cảm thụ văn học?

Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Đang xem: Cảm thụ văn học bài quê hương

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

2. Tác giả Quê hương

Tác giả của bài thơ Quê hương là nhà thơ Đỗ Trung Quân

Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng… Ông còn được biết đến với nhiều nghề “tay trái” khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Ông sinh tại Sài Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Đại học Vạn Hạnh.

Năm 1979, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978).

Xem thêm: Thông Tin Tuyển Sinh Học Viện Biên Phòng Thi Khối Gì, Điểm Chuẩn Học Viện Biên Phòng Năm 2021

Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như:

Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc

Bài học đầu cho con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài “Quê hương”

Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài Phượng hồng (1988)

Khúc mưa, Phú Quang phổ nhạc

Những bông hoa trên tuyến lửa, Nguyễn Cửu Dũng phổ nhạc

3. Cảm thụ văn học lớp 5 bài quê hương

*

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người. Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4.

Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên.

“Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi nhũng người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, đẹp như trong truyện cổ tích vậy.

Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Vì vậy, nếu ai không yêu quê hương, không nhớ quê hương mình thì không trở thành một người tốt được. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương, vì “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (Chế Lan Viên).

Xem thêm:

—————————————

Vậy là trên đây Top lời giải đã cùng bạn tìm hiểu về bài viết Cảm thụ văn học lớp 5 bài quê hương. Bài viết còn giúp bạn tìm hiểu về tác giả bài thơ cùng như thể loại cảm thụ văn học. Chúc các bạn học tập thật tốt! 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *