Tất Tần Tật: Cách Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Năm 2019, Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Chuẩn Nhất

(upes2.edu.vn) Cúng Giao thừa năm 2022 vào ngày nào, giờ nào đẹp, cúng trong nhà hay ngoài trời trước, sắm lễ ra sao, mâm cỗ cúng thế nào, văn khấn giao thừa chuẩn văn khấn cổ truyền là gì… Mọi thắc mắc đề sẽ được giải đáp bên dưới.

Đang xem: Cúng giao thừa ngoài trời năm 2019

Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Giao thừa là gì, cúng giao thừa là cúng ai?2. Cúng giao thừa năm 2022 vào ngày nào, giờ nào?3. Giao thừa 2022 cúng ngựa, bài vị, quần áo quan Hành khiển màu gì?4. Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?- Cúng giao thừa trong nhà- Cúng giao thừa ngoài trời- Cúng lễ giao thừa ngoài trời quay về hướng nào?- Nhà chung cư có cần cúng khấn giao thừa ngoài trời hay không?5. Sắm lễ cúng giao thừa đúng chuẩn6. Văn khấn giao thừa Tết Nhâm Dần 2022- Văn khấn cúng Giao thừa trong nhà Tết Nhâm Dần- Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời Tết Nhâm Dần7. Ai cúng giao thừa trong gia đình sẽ mang lại may mắn?8. Kiêng kỵ đêm giao thừa9. Việc nên làm đêm giao thừa
“Giao thừa” theo nghĩa đen tức là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy”, ý chỉ lúc năm cũ qua, năm mới đến. Vậy giao thừa chính là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày đầu tiên của năm mới. Được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.
+ Giao thừa dương lịch: Theo tiếng Anh là “New Year”s Eve”. Nghi thức này diễn ra vào ngày 31/12, ngày cuối cùng của năm cũ, là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới theo dương lịch. + Giao thừa âm lịch: Là thời khắc chuyển giao, giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Thời điểm này trời đất hòa hợp, âm dương hòa quyện, vạn vật bừng lên sức sống mới.

– Cúng lễ giao thừa là cúng ai?

Nghi lễ cúng lúc giao thừa là để đón các Thiên binh thiên tướng đi hành khiển, thị sát. Người xưa tin rằng, ở dưới dương gian không có người cai quản, nên Ngọc Hoàng đã cử 12 ông hành khiển luân phiên nhau coi sóc việc ở cõi trần. Tại đúng thời điểm giao thừa, các quan hành khiển sẽ đi thị sát cõi trần và làm lễ bàn giao. Nghi lễ cúng đêm giao thừa nhằm bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn với các quan hành khiển đã chăm lo đời sống dân chúng trong suốt cả năm. Đồng thời cầu mong quan hành khiển năm mới độ trì cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên ấm, làm ăn may mắn, gia đạo hưng vượng. 12 quan hành khiển coi sóc mỗi năm gồm:Năm Tý: Quan hành khiển Chu Vương, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.Năm Sửu: Quan hành khiển Triệu Vương, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.Năm Dần: Quan hành khiển Ngụy Vương, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.Năm Mão: Quan hành khiển Trịnh Vương, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.Năm Thìn: Quan hành khiển Sở Vương, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.Năm Tị: Quan hành khiển Ngô Vương, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.Năm Ngọ: Quan hành khiển Tấn Vương, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.Năm Mùi: Quan hành khiển Tống Vương, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.Năm Thân: Quan hành khiển Tề Vương, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.Năm Dậu: Quan hành khiển Lỗ Vương, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.Năm Tuất: Quan hành khiển Việt Vương, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.Năm Hợi: Quan hành khiển Lưu Vương, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Mỗi năm có 1 vị quan Hành khiển được Ngọc Hoàng phái xuống chăm sóc việc dưới hạ giới. Vì thế, việc sửa soạn lễ vật dâng cúng vị thần đó lại có màu sắc khác nhau. Vì thế sẽ có nhiều người thắc mắc năm 2022 cúng ngựa màu gì vào đêm giao thừa? Năm Nhâm Dần 2022, có quan Hành khiển hạ trần là Ngụy Vương, Hành binh là Mộc Tinh, Phán quan là Tiêu Tào. Năm có Thiên can Nhâm thuộc Thủy, nên màu sắc ngựa, bài vị, quần áo, mũ mão đều là màu đen.
Gà trống hoặc thủ lợnBánh chưngBánh kẹoTrầu cauHoa quảRượu nướcVàng mã, mũ áo, bài vị của quan Hành khiển năm Nhâm Dần (màu đen)
Lưu ý: Tùy vào quan niệm và phong tục từng vùng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau.
Rất nhiều người thắc mắc nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Câu trả lời như sau: Nên tiến hành làm lễ cúng ngoài trời trước, lễ cúng trong nhà sau. Nguyên nhân là bởi lễ cúng khấn giao thừa ngoài trời có ý nghĩa “nghênh tân, tiễn cựu”, tức là đón vị quan hành khiển mới về và tiễn vị quan cũ đi.
Đây là nghi lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời.Nó là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn và là một hình thức lưu giữ sợi dây gắn bó giữa các thành viên, là sự tưởng nhớ của con cháu đối với thế hệ đi trước.
Nghi lễ này mới nhằm mục đích chính là tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần năm mới tới chăm lo việc cho nhân dân. Trong khoảng thời gian này, các vị hành khiển đi trên đường đều rất vội vàng, nên chỉ đi lướt qua mỗi hộ gia đình, vì thế mà mâm cỗ cúng thường để ở ngoài sân (hoặc ngay gần lối vào nhà).

– Cúng lễ giao thừa ngoài trời quay về hướng nào?

Năm nay, Hỷ thần ở hướng Tây Nam, Tài thần cũng ở hướng Tây Nam. Vì thế, gia chủ có thể nhằm vào hướng này mà cúng khấn.
Lưu ý: Người đứng khấn cần quay mặt về hướng Tây Nam mà cúng chứ không nhất thiết phải đặt mâm cỗ (con gà, đĩa xôi…) về hướng đó.

Xem thêm:

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần trong thời điểm này diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ.
Còn hướng mâm lễ cúng nên đặt hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình. Theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là nơi Thượng Đế ngự còn hướng Đông thể hiện việc cúng Thiên Tử.
Theo quan niệm dân gian, đối tượng mà nghi lễ cúng ngoài trời hướng tới là “Thiên”, tức Ông Trời và quan Hành Khiển được phân nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm đó. Do vậy, nghi thức này phải được thực hiện ở nơi vừa có đất, vừa có trời.
Những gia đình ở chung cư muốn cúng khấn giao thừa ngoài trời thì có thể xuống sân của tòa chung cư, chứ không nên làm lễ cúng ở tầng thượng hoặc ngay ngoài hành lang của nhà mình. Vì thế, với nhà chung cư, việc cúng khấn giao thừa ngoài trời là không nhất thiết. Xem chi tiết tại bài viết:
Cúng lễ giao thừa ngoài trời ở chung cư: Có nhất thiết phải làm? Cúng ở đâu để đón được Thiên khí?

5. Sắm lễ cúng giao thừa đúng chuẩn

– Đối với lễ trong nhà

Xét về mâm cỗ cúng lễ giao thừa, lễ vật cúng trong nhà gồm lễ chay và lễ mặn. Lễ chay gồm có hương, hoa, đèn nến, các loại bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia, nước ngọt hoặc các loại đồ uống khác.
Lễ mặn gồm gà trống, bánh chưng, giò chả, xôi gấc… và các món mặn khác tùy theo mỗi gia đình.
Tùy vào quan niệm và phong tục từng vùng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau.

Xem thêm:

Tuy nhiên về cơ bản, các lễ chủ yếu gồm: 3 cây nhang, 1 con gà trống luộc, 1 đĩa bánh chưng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, mứt kẹo, hoa quả, trầu cau, rượu nước và vàng mã.
Trong các lễ vật kể trên, gà trống là món lễ không thể thiếu, được các gia đình vô cùng chú trọng, đặc biệt là cách bày gà quay đầu vào trong hay ra ngoài. Cúng khấn giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và chào đón quan quân cải quản năm mới. Do đó, khác với gà cúng gia tiên trong nhà, với mâm cúng đêm giao thừa ở ngoài trời, nên đặt đầu gà quay ra ngoài để đón quan Tân niên Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Cách đặt này còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. Riêng về mâm cỗ cúng lễ giao thừa đúng chuẩn ra sao, xem chi tiết ở bài viết:

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *