Nghị Luận Văn Học Bài Đất Nước, Nghi Luận Bài Thơ Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm :

Sưu tầm và tuyển chọn những bài văn mẫu hay về chủ đề Phân tích bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm – Văn mẫu lớp 12.

Đang xem: Nghị luận văn học bài đất nước

1. Hướng dẫn phân tích bài Đất nước1.1. Phân tích yêu cầu đề bài1.2. Hệ thống luận điểm2. Lập dàn ý chi tiết2.1. Mở bài2.2. Thân bài2.3. Kết bài2.4. Sơ đồ tư duy3. Một số bài văn hay3.1. bài số 13.2. bài số 23.3. bài số 33.4. Kiến thức mở rộng4. Tổng kết

Phân tích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để hiểu và cảm nhận rõ hơn cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hoá,… cùng với sự nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha.

I. Hướng dẫn phân tích bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

II. Lập dàn ý chi tiết phân tích bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

1. Mở bài phân tích Đất nước

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:+ Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp nhà thơ lớn lên trong những ngày hòa bình và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ.
+ Bài thơ Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng, là một bài thơ có chất triết lí sâu sắc, thể hiện tư tưởng “Đất nước của nhân dân”, thức tỉnh thanh niên, tuổi trẻ thành thị miền Nam xuống đường đấu tranh.

2. Thân bài phân tích Đất nước

Luận điểm 1: Cảm nhận của tác giả về đất nước từ nhiều phương diện- Lí giải cội nguồn của đất nước (phương diện lịch sử, văn hoá dân tộc)+ “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi” -> Đất nước đã có từ lâu đời+ “ngày xửa ngày xưa” -> gợi nhớ đến câu mở đầu các câu chuyện dân gian+ “miếng trầu” -> tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau+ “Tóc mẹ thì bới sau đầu” -> thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam=> Đất nước gắn liền với truyền thống văn hoá, quá trình hình thành phong tục tập quán.+ “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn” -> thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.+ “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương” -> Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất.

Xem thêm:

=> Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa mà không hề xa xôi, trừu tượng.- Cảm nhận về đất nước qua phương diện không gian và thời gian+ Về không gian địa lí:”Đất / nước“: hai yếu tố được tách riêng để suy tư một cách sâu sắc“nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, “nơi em đánh rơi… thương thầm” : là nơi sinh sống của mỗi người (sinh ra, lớn lên, đi học, trưởng thành và những những rung động đầu đời,…)“nơi con chim phượng hoàng”, “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi” : Là núi, sông, rừng, biển”là nơi dân mình đoàn tụ…” : là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ ()+ Về thời gian:Dài “đằng đẵng” từ xa xưa, gắn liền với truyền thuyết các dân tộc anh em cùng chung con Rồng, cháu Lạc và truyền thuyết dựng nước của vua Hùng cùng ngày giỗ Tổ.Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giữa cái riêng và cái chung.Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa”, “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.

*

III. Một số bài văn hayphân tích bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

IV. Kiến thức mở rộng về bài thơ Đất nước

* Khái quát về trường ca Mặt đường khát vọngHoàn cảnh sáng tác: Trường ca được viết năm 1971, khi Nguyễn Khoa Điềm đang tham gia chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc.- Giá trị nội dung: Bản trường ca ra đời thức tỉnh tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiếm ở miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước. Từ đó, kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.* Khái quát về đoạn trích Đất nước– “Đất nước” thuộc phần đầu của chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng.

Xem thêm: Biểu Mẫu Nghị Quyết Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần, Biểu Mẫu Nghị Quyết Đại Hội Đồng Cổ Đông

– Cảm hứng bao trùm đoạn trích là ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.- Đoạn trích gồm hai phần:+ Phần 1: “Khi ta lớn lên… Đất Nước muôn đời” => Cách cảm nhận và lí giải của nhà thơ về đất nước.+ Phần 2: Từ “Những người vợ nhớ chồng… trăm dáng sông xuôi” => Tập trung thể hiện tư tưởng đất nước là của nhân dân.* Một số nhận định hay về đoạn trích Đất nước– “… Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn…”(Nguyễn Khoa Điềm)- “… Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam… Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam”.- “… Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ…”.(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn)- “… Những sợi nganh dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian – đó là một lực hút nữa của đoạn thơ Đất Nước… để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm…”.(Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12)-/-

V. Tổng kết bài hướng dẫn phân tích bài thơ Đất nước

Qua những nội dung gợi ý cũng như một số bài văn mẫu tham khảo phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mà Đọc Tài Liệu vừa cung cấp ở trên, hi vọng các em sẽ dễ dàng nắm được những ý quan trọng của bài thơ, có vốn từ ngữ rộng hơn vận dụng trình bày trong bài làm của mình.Chúc các em làm bài tốt !

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *