Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Pes 2008 Ps2 Việt Hoá Của Đồng Như Kiều Update

PhúcHồ Chí Minh, Quận 3 Phương 9, VietnamKhông tự nhận là game thủ chuyên nghiệp , nhưng có niềm say mê game là không có đối thủ !Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Subscribe

*

RSS Feed (xml)

Powered By

*

PES 2008 đã được chuyển thể sang tiếng Việt

>PES 6 V-League: Game chỉnh sửa của người Việt

*

Chỉ số của Huỳnh Quang Thanh trong game.

Đang xem: Pes 2008 ps2 việt hoá của đồng như kiều

Theo Kiều, đây là bản trò chơi có giao diện tiếng Việt ưng ý nhất mà anh từng chỉnh sửa (trước đó, game thủ Nghệ An này đã nội hóa được 5 bản PES khác). Tất cả những thông tin về các cầu thủ Việt Nam, dung mạo, chỉ số, trang phục đều đã thay đổi. Chỉ có điều, bản PES 2008 “thương hiệu Đồng Như Kiều” này chưa có bình luận tiếng Việt với giọng của Trần Quang Huy hay Ngô Quang Tùng. Tính năng này dự kiến sẽ được anh hoàn thiện trong bản nâng cấp ra đời sau đây 4 tháng.

Đồng Như Kiều đã có buổi trò chuyện với Game Thủ.NET ngay sau khi anh vừa buông chuột nghỉ ngơi sau hơn 2 tháng đầu tư cho niềm đam mê của mình.

– Anh bắt tay vào làm bản PES 2008 tiếng Việt này từ bao giờ?

– Bao giờ cũng vậy, ngay sau khi bản game chính thức của Konami ra đời, tôi sẽ thực hiện ngay bản chỉnh sửa để trò chơi có giao diện tiếng Việt và đội tuyển Việt Nam. Sau đó, tôi mới quay sang làm bản có bình luận tiếng Việt và thêm vào giải vô địch quốc gia V-League.

Việc chỉnh sửa nhân dạng các cầu thủ tuyển Việt Nam lần này rất khó khăn do Konami hạn chế người chơi dùng kiểu tóc đặc biệt để tạo cầu thủ mới. Thay vì chỉ việc chọn số kiểu tóc như trước, lần này hãng game Nhật không cho thay đổi, khiến tôi phải lắp ghép tóc người nọ vào đầu người kia. Ví dụ: tóc của trung vệ Nguyễn Huy Hoàng thực chất là lấy ra từ đầu của… Van Nistelrooy.

Tôi làm các trò chơi này chỉ vì niềm tự hào dân tộc, không có lợi nhuận. Năm nay đội Việt Nam thi đấu tệ quá, nên tôi cũng mất hứng cập nhật đội hình mới nhất.

– Anh có nhận được sự hỗ trợ nào để phát triển trò chơi?

– Làm vì niềm đam mê thôi. Bao giờ làm xong thì báo cho mọi người biết. Một số cửa hàng game cũng tỏ ý muốn giúp đỡ đôi chút về tài chính, nhưng không nhiều, chỉ khoảng 100 USD. Game làm ra không ai chơi thì để đó tự mình thưởng thức.

– Dự định tiếp theo của anh là gì?

– Tôi sẽ nghỉ xả hơi vài ngày hoặc vài tuần, rồi sau đó lao vào chỉnh sửa để có Bình luận tiếng Việt. Bản đó nhanh nhất chắc cũng phải mất 4 tháng. Được cái lần này tổng số file âm thanh của game chỉ là 13.000 (chứ không phải 14.000 như PES 6), nên công việc sẽ tiến triển nhanh hơn.

*
*
*
*

– Lúc đó giải bóng đá V-League đã kết thúc giai đoạn I, Kiều có đủ thời gian để hoàn tất phiên bản PES 2008 V-League trước khi mùa giải kết thúc?

– Có thể tôi sẽ làm song song cả 2 bản Bình luận tiếng Việt và V-League, như vậy, thời gian chỉnh sửa sẽ lâu hơn đôi chút. Khó khăn lớn nhất của tôi là phải bắt tay tìm hiểu thông tin về các đội bóng từ đầu do vừa kết thúc mùa chuyển nhượng.

May mắn là nền tảng cơ sở của PES 6PES 2008 không có nhiều khác biệt. Các file 3D vẫn như nhau. Tôi chỉ phải vẽ lại một số quần áo. Trò chơi năm nay có nhiều mục hay hơn, chẳng hạn như World Tour. Tôi đầu tư cho mục này công phu nhất khi phải “vẽ tiếng Việt” chứ không phải là “gõ Tiếng Việt”, bởi chữ toàn là ảnh chứ không phải văn bản. Bảng tỷ số mới cũng phải vẽ cho giống logo trên TV.

– Anh bắt đầu mày mò chỉnh sửa PES từ bao giờ?

Lý do chỉnh sửa cũng chỉ là thấy ở nước ngoài người ta có thể làm, thì mình cũng làm thôi. Bản đầu tiên ra đời chỉ có vài người chơi ở Nghệ An biết đến, 2 bản sau có một chủ cửa hàng ở TP.HCM trả 500.000 đồng mỗi game để mua về. Lúc đó cũng ít người muốn đá PES tiếng Việt, có người còn chê “Chỉ có nhà quê mới chơi game tiếng Việt”. Sang bản thứ 5, chủ cửa hàng Hotgame mới ngỏ ý giúp đỡ 100 USD.

*

Giao diện chơi của game.

Việc chỉnh sửa tốn rất nhiều thời gian. Có những chi tiết người ta chỉ nhìn thấy thoáng qua trong game, nhưng khi làm phải bỏ ra cả tuần liền.

– Khó khăn lớn nhất của anh khi mod các game này?

– Công việc nhàm chán nhất là gõ tiếng Việt. Còn thứ khó nhất là việc tìm thông tin về các câu lạc bộ Việt Nam. Đơn cử như phải tìm ảnh cầu thủ chụp chính diện, nhưng đâu có được mấy cái. Các phóng viên thể thao Việt Nam chỉ thích chụp ảnh nghệ thuật cho cầu thủ thôi, chứ đâu khoái ảnh chân dung.

Có những câu lạc bộ như Huda Huế lại không có cả logo, tôi buộc phải lấy biểu trưng của VFF và thêm chữ Huế lên.

Tìm được danh sách cầu thủ là một chuyện, dò la xem anh ta là tiền đạo, tiền vệ hay hậu vệ lại là chuyện khác. Rồi đến việc điều tra xem anh ta cao bao nhiêu, da trắng hay da đen. Chẳng may mà để Thonglao thành da đen, Phan Văn Santos thành da trắng thì người ta cười cho.

Mệt mỏi nhất là công đoạn làm tiếng bình luận, tôi suốt ngày phải lên Internet để vào VTCVTV thu giọng Quang Huy, Quang Tùng. Một trận đấu 90 phút giỏi lắm cũng chỉ lọc ra được 1,2 câu nói mình cần vì BLV ngoài đời nói rất cụ thể. Ví dụ như “phạt góc cho Chelsea”, “cú sút rất nguy hiểm của Ronaldo”. Trong khi đó, tiếng cho game chỉ cần chung chung không cần rõ tên riêng.

– Anh có nghĩ đến chuyện tự thu tiếng bình luận cho game?

– Không bao giờ. Tôi muốn làm cho người chơi có cảm giác họ đang xem TV hơn là đá PES.

PES có tất cả 14.000 file âm thanh. Thay thế tất cả những tệp tin này thành âm tiếng Việt hợp lý mới là công đoạn đau đớn. Bản PES 6 V-League còn một lỗi là khi cầu thủ phạm lỗi mà bóng vẫn lăn tiếp do phép lợi thế, thẻ vàng sau đó dành cho anh ta sẽ bị BLV đọc là “Thẻ vàng thứ 2”, trong khi đó chỉ là thẻ đầu tiên.

PES 6 V-League: Game chỉnh sửa của người Việt

“Và như vậy là trận đấu đã bắt đầu”, câu mở đầu quen thuộc của BLV Quang Huy vang lên trên màn hình TV với logo VTV3 trực tiếp khiến người chơi ngỡ mình đang theo dõi một trận đấu thật ở giải vô địch quốc gia Việt Nam. Nhưng không phải, đó là một trận đấu trong bản chỉnh sửa PES 6 V-League.

Đây chỉ là bản trò chơi đã được “mode” dưới tay một game thủ Việt Nam tên là Đồng Như Kiều. Anh này đã nhận được tài trợ từ một hãng bán lẻ game trong nước để phát triển riêng một bản bóng đá dành riêng cho người hâm mộ giải đấu quốc nội và đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Xem thêm: Cách Ghost Win 10 Không Cần Đĩa (2021) ♻️ Wiki Hdad ♻️, Hướng Dẫn Cách Ghost Win 10 Không Cần Đĩa, Usb

Màn hình đầu tiên đập vào mắt game thủ khi vừa nhét đĩa vào máy PS2 là dòng chữ “Việt Nam vươn tới đỉnh cao” viết theo lối thư pháp tạo cho người chơi cảm giác tác giả của bản game chỉnh sửa cũng là một fan hâm mộ của đội bóng áo đỏ. Ngoài ra, ở các nội dung khác đã được hiệu chỉnh, Đồng Như Kiều cũng thể hiện cho người chơi thấy anh này có tình cảm thiên về 2 câu lạc bộ khác là Sông Lam Nghệ An và Manchester United.

*

18 Câu lạc bộ Việt Nam.

Về cơ bản, PES 6 V-League vẫn là một bản Pro Evolution Soccer 6 bình thường, của Konami. Chỉ có điều, hầu hết những tấm hình nền đã được thay đổi bằng ảnh chụp của đội tuyển Việt Nam và các cầu thủ nổi danh khoác trên mình những chiếc áo cấp câu lạc bộ như Lê Công Vinh (Tài chính dầu khí Sông Lam Nghệ An) Thonglao (Hoàng Anh Gia Lai), Thanh Bình (Khatoco Khánh Hòa)…

Thêm vào đó, mọi phông chữ trước đây vốn là những dòng tiếng Anh đã được sửa lại hoàn toàn thành tiếng Việt. “Match” đã được chỉnh thành “Giao hữu” và “Master League” trở thành “Mùa giải CLB”. Ngay cả các phần điều chỉnh đội hình trước và trong trận đấu cũng như các thông báo sau trận cũng được thay thế hoàn hảo.

Màn hình chờ cũng là hình ảnh rất đẹp và quen thuộc mà những người hâm mộ bóng đá Việt Nam thường thấy trong thời gian gần đây: cảnh tiền đạo Quang Vinh trong chiếc áo số 9 dang rộng cánh tay ăn mừng chiến thắng với vẻ mặt rạng rỡ.

*

Hình ảnh quen thuộc của Công Vinh.

Trong số 24 sân vận động của PES 6 V-League, người ta dễ dàng tìm thấy 2 mặt cỏ lớn nhất của Việt Nam với đầy đủ các thông số cần thiết: Sân Thống Nhất, xây dựng năm 1958 với sức chứa 60.236 chỗ ngồi và sân Mỹ Đình, xây năm 1996 với 45.409 chỗ.

Biểu tượng của V-league trong bảng menu các giải đấu lớn cũng chính là biểu tượng hình ngọn lửa thường thấy ngoài đời của PetroVietNam Gas V-League 2007. Mở bảng V-League, game thủ sẽ tìm được bất cứ đội bóng nào mình yêu thích ở Việt Nam. Ngoài những tên tuổi như Đồng Tâm Long An, Hòa Phát Hà Nội, Becamex Bình Dương…, tác giả cũng rất chiều lòng người hâm mộ thủ đô khi đưa thêm vào Thể Công.

*

Bảo Khanh.

Màu áo, logo và tên các đội được cắt tỉa rất khéo, tên các nhà tài trợ Viettel, Hattrick, Tài chính dầu khí… dễ dàng đập vào mắt game thủ trên cả ngực cầu thủ lẫn các biển quảng cáo quanh đường pitch ngoài sân vận động. Không những thế, cờ của các đội, quốc kỳ và những khẩu hiệu cổ vũ tiếng Việt như “Việt Nam cố lên”, “Việt Nam vô địch”, “Việt Nam quyết thắng”được chăng khắp nơi.

Còn về các nhân vật, do chỉ có một cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm chỉnh sửa, nên việc khiến tất cả gương mặt cầu thủ tại V-League giống thật là điều “không tưởng”. Nhưng ít ra, rất nhiều tuyển thủ quốc gia Việt Nam có ngoại hình rất dễ nhận dạng. Tiêu biểu trong số đó là những Công Vinh, Huy Hoàng, Minh Phương, Tài Em, Bảo Khanh…

*

Sân Mỹ Đình.

Về mặt gameplay, đương nhiên chỉ số của các cầu thủ V-League khá thấp. Các pha bứt phá tốc độ hoặc sút xa thường thấy trong PES 6 nguyên bản gần như không thể thực hiện được hiệu quả. Thêm vào đó, khả năng tì đè của các cầu thủ, ngay cả các thành viên của đội tuyển, cũng yếu. Họ dễ dàng để cho đối phương lấy được bóng trong chân ngay cả khi đã che người. Đây là chủ ý của Đồng Như Kiều khi anh này muốn đem lại những trải nghiệm giống thật hơn cho người chơi để đảm bảo tính… “nguyên bản”.

Trong đoạn clip gameplay ở trên, khi ghi bàn thắng, tiền đạo Lê Công Vinh cũng ăn mừng rất đúng với phong cách thường thấy của anh, và cũng là phong cách đặc trưng của cựu tiền đạo AS Roma, “tiểu phi cơ” Vicenzo Montella.

Một mặt khác của PES 6 V-League cũng rất thú vị là âm thanh. Nếu ở những phần lựa chọn bên ngoài, người nghe có thể nhận ra những bài hát của Manchester United, thì trước và giữa những trận đấu của tuyển Việt Nam hoặc trong giải quốc nội, bạn có thể nghe thấy tiếng hát của… Đan Trường.

*

Tài Em.

Tiếng hò hét của khán giả trên sân cũng được Việt hóa khá ấn tượng. Tiếng kèn đồng quen thuộc của những nghệ sỹ trên sân Mỹ Đình vang lên suốt trận với các giai điệu Như có Bác Hồ, Huế thương… Thỉnh thoảng, người ta còn nghe thấy tiếng nhạc trong bài “Alibaba” (Sau mỗi lần tiếng nhạc tạm ngưng một chút, lập tức hàng nghìn khán giả lại gào theo Á-li-ba-bà).

Nếu muốn thấy bộ đôi Quang Huy và Quang Tùng cùng bình luận trong một trận đấu ở thời điểm này, bạn chỉ có thể đến với PES 6 V-League. Ngay trước trận đấu, người chơi sẽ được giới thiệu bằng bảng chữ: Bình luận Quang Huy – Quang Tùng, Sắp xếp lời thoại Đồng Như Kiều.

Người khởi đầu bao giờ cũng là Quang Huy với câu nói: Xin chào tất cả các bạn, và anh này cũng là người cất tiếng nhiều nhất trong trận: “Và như vậy là trận đấu đã bắt đầu, Công Vinh, Huy Hoàng, trọng tài đã nổi hồi còi kết thúc hiệp một của trận đấu, trận đấu đã kết thúc với tỷ số 0 đều“… Thỉnh thoảng, người ta mới nghe thấy giọng Quang Tùng hét lên “Tấn Tài“, “vào“…

*

Menu trước trận.

Do không lấy được đủ các đoạn ghi âm cần thiết nên sự lặp lại liên tục của các câu nói trong nhiều tính huống là không tránh khỏi. Có những thời điểm đá luân lưu, người chơi chỉ nghe thấy đến 6,7 lần “Rất tốt, rất tốt” hoặc những câu như “Rất quả cảm” mặc dù người sút bóng thì đá rất nhẹ, còn thủ môn thì vẫn để bóng bay vào lưới.

Xem thêm:

Tất cả các trận đấu của V-League, giải đấu có tuyển quốc gia thi đấu đều được… truyền hình trực tiếp. Có nghĩa là trên màn hình luôn xuất hiện logo như VTV3 trực tiếp, VTC trực tiếp, ESPN Live hay StarSport Live…

Đáng tiếc, PES 6 V-League ra đời hơi muộn (đầu tháng 9) vì ở thời điểm này, PES 2008 đã sắp được phát hành còn V-League cũng đã kết thúc

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *