Soạn Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương (Ngắn Gọn, Chi Tiết), Soạn Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương

Hướng dẫn soạn bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, trả lời câu hỏi đọc hiểu trang 3 SGK Ngữ Văn lớp 11 tập 2.

Đang xem: Soạn bài lưu biệt khi xuất dương

1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm2. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương ngắn nhất3. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương chi tiết4. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương lớp 11 nâng cao5. Luyện tập

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Lưu biệt khi xuất dương được biên soạn chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng trong việc tìm hiểu nội dung tác phẩm, cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu với giọng thơ tâm huyết sôi trào.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này. Cùng tham khảo…

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả Phan Bội Châu

1. Cuộc đời– Phan Bội Châu (1867 – 1940) biệt hiệu chính là Sào Nam quê ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một trong những nhà thơ Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới sau khi phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại.- Ông tham gia thành lập Duy tân hội, tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên của nước ta vào năm 1904. Suốt hai mươi năm tiếp theo, ông bôn ba nhiều nước để mưu sự phục quốc nhưng không thành.- Năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải, đưa về nước định thủ tiêu, nhưng vấp phải làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào khắp cả nước, nên phải xử trắng án, giam lỏng ông tại Huế cho đến lúc qua đời.2. Sự nghiệp văn học– Trên con đường hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã nắm lấy văn chương và coi đó là một thứ vũ khí đắc lực để phục vụ cho hoạt động cách mạng.
– Tuy sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu không thành nhưng ông đã trở thành cây bút xuất sắc nhất của thơ văn cách mạng trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX. Ông để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ.- Những tác phẩm nổi tiếng của ông, ban gồm: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Phan Bội Châu niên biểu (1929)…3. Phong cách nghệ thuật– Thơ văn Phan Bội Châu sục sôi nhiệt huyết yêu nước của chiến sĩ cách mạng. Ông là người khai sinh ra dòng thơ cách mạng mang tính chiến đấu cao trong lịch sử thơ văn của dân tộc.- Phan Bội Châu rất thành công trong lĩnh vực thơ văn tuyên truyền, cổ động cách mạng và thể loại tiểu thuyết chương hồi.

II. Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)

1. Hoàn cảnh xuất xứ– Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được sáng tác năm 1905, trước khi Phan Bội Châu lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè, đồng chí.2. Nội dung chínhÝ nghĩa của bài thơ Lưu biệt khi xuất dươngBài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với lý tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế và khát vọng lên đường cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
3. Bố cụcBố cục bài Lưu biệt khi xuất dương được chia như sau:- Hai câu đề: Đề cập vấn đề “chí làm trai” nói chung và khẳng định một lẽ sống đẹp.- Hai câu thực: Chí làm trai gắn với ý thức về “cái tôi” công dân đầy tính thần trách nhiệm trước cuộc đời.- Hai câu luận: Gắn chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của nước nhà.- Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương ngắn nhất

Gợi ý trả lời các câu hỏi Đọc hiểu và luyện tập để chuẩn bị bài soạn Lưu biệt khi xuất dương lớp 11 ngắn nhất.

Xem thêm:

Câu 1:Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử có ý nghĩa: Phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Tình hình chính trị đen tối. Trong bối cảnh đó, một số nhà Nho – trong đó có Phan Bội Châu đã nuôi ý tưởng đi tìm cho mình một con đường cứu nước mới theo lối dân chủ Tư sản đầu tiên ở nước ta, và ông đã hướng đến Nhật Bản, hay cũng chính là hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ.
Năm 1905, Phan Bội Châu sáng tác bài thơ này sau khi quyết định lên đường sang Nhật Bản.Câu 2:Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu hiện như sau:- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn.- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình.- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.Câu 3:So sánh nguyên tác với bản dịch trong câu 6 và câu 8 chưa lột tả được hết ý thơ:- Câu 6 dịch “học cũng hoài” chỉ nêu ý phủ nhận, còn phiên âm “có đọc sách cũng ngu thôi” vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.- Câu 8: bản dịch Muôn trùng sông biển tiễn ra khơi → êm ả, bình thường vẫn chưa lột tả được sự phi thường của con người so với nguyên tác: Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.=> Bức tranh mà con người là trung tâm vút bay cùng muôn ngàn sóng gió giữa biển khơi. Đây là một hình ảnh đẹp, kì vĩ lớn lao.Câu 4:Những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của bài thơ:- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.- Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.- Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại.- Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ vinh nhục.

*

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương chi tiết

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương lớp 11 nâng cao

Đọc tài liệu sưu tầm và chia sẻ phần soạn văn 11 nâng cao bài Lưu biệt khi xuất dương, từ đó các em học sinh học chương trình cơ bản mở rộng kiến thức, hiểu thêm về tác phẩm.Câu 1: Giải nghĩa bốn câu thơ đầu của bài thơ và làm rõ ý thức về hoài bão, sứ mệnh của nhân vật trữ tình – người thanh niên trước thời cuộc?Gợi ýQuan niệm về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ.Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: chủ động xoay chuyển thời thế. ⇒ một cái tôi đầy tinh thần trách nhiệm, gánh vác giang sơn.Câu 2: Tìm trong hai câu 5 – 6 những từ ngữ thể hiện thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của nhà thơ trước thực trạng đất nước. Riêng trong câu 6, nhà thơ đã bày tỏ thái độ nào đối với nền tư tưởng, học vấn cũ của nước nhà?Gợi ýNhững từ ngữ thể hiện rõ thái độ quyết liệt và tình cảm đâu đớn của nha fthow trước thực trạng đất nước: “tử hỉ”, “đồ nhuế”, “liêu nhiên”, “diệc si”.Câu thơ thứ 6: Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa là nhất đạo làm tôi phải trung với vua. Nhưng thời thế đã thay đổi, vua tài tướng giỏi không còn, chỉ còn ông vua phản dân hại nước nên trung với vua như vậy là ngu muội, chẳng có lợi ích gì. Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước.Câu 3: Hai câu 7 – 8 thể hiện mong muốn gì của tác giả? Dựa theo bản dịch nghĩa, hãy phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng Muôn lớp sóng bạc cùng bay theoGợi ýCâu thơ 7 – 8 thể hiện khát vọng lên đường với một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo: : là hình ảnh hào hùng lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước trào dâng chắp cánh cho ý chí vượt đại dương, tìm đường cứu nước thêm phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường của chủ thể trữ tình ở câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ.Câu 4: Theo anh (chị), vì sao bài thơ có được sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thế hệ thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX?Gợi ýKhát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương phần Luyện tập

Bài luyện tập trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.Trả lời:Nghệ thuật của hai câu thơ cuối bài:– Không gian: biển Đông rộng lớn- Hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng (trường phong, Đông hải, thiên trùng, bạch lãng)- Lối nói nhân hóa “thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”- Câu 7: Âm điệu rắn rỏi, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, trước bạn bè, đồng chí và đồng bào.- Câu 8: Âm điệu nhịp nhàng, bay bổng, cao dần, xa dần làm cho lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin. Tham khảo đoạn văn sau:“… Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất: Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.Sáu câu thơ trên gợi ra những suy nghĩ, những lựa chọn, những chuẩn bị trong tâm lí, trong tư tưởng của một con đại bàng. Ở hai câu này, chúng ta thấy con đại bàng ấy đang tung đôi cánh mênh mông của mình bay thẳng ra trùng dương, đối mặt với hết thảy những giông tố, bão bùng. Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế con chim lớn trong thơ Nguyễn Hữu Cầu: “Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu Hán – Phá vòng vây bạn với kim ô“. Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Bởi phong trào Đông Du mà ông là người chủ trương, bởi việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại “giang sơn đã chết”, tìm cách xoay chuyển càn khôn.Bài thơ kết thúc bằng câu thơ đầy hùng tâm tráng chí mà câu thơ dịch chưa thể chuyển tải hết được: Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. (Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế, cứu dân cứu nước. Khát vọng sống cao cả của Phan Bội Châu ở đây, một lần nữa, giúp ta hiểu được cái cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này”.(Phan Huy Dũng, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học II, NXB Giáo dục, 2006)

Tổng kết Lưu biệt khi xuất dương

Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu do Đọc Tài Liệu biên soạn gửi tới các em. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 11 bài Lưu biệt khi xuất dương này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Xem thêm:

<ĐỪNG SAO CHÉP> – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Lưu biệt khi xuất dương một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *