Kế Hoạch Phát Triển Bản Thân Trong Công Việc, Xây Dựng Kế Hoạch Phát Triển Bản Thân

Để theo kịp sự phát triển trong thế giới 4.0, phát triển bản thân, bạn cần hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình và có kế hoạch để tiến lên phía trước. Nếu không chuẩn bị cho điều này, bạn sẽ vẫn trì trệ và khó thăng tiến trong sự nghiệp. Hiện tại là lúc bạn cần xây dựng kế hoạch phát triển bản thân (IDP) để nâng cấp chính mình.

Đang xem: Kế hoạch phát triển bản thân trong công việc

Kế hoạch phát triển bản thân (IDP) là gì?

Kế hoạch phát triển bản thân (IDP) là bản kế hoạch phát triển bản thân dựa trên mục tiêu, các phân tích SWOT nhằm làm rõ lộ trình thực hiện để đạt được mục tiêu trong công việc. IDP giúp bạn xác định kiến thức, kỹ năng và khả năng của mình. Hãy xem đây là một bản đánh giá hàng năm về kỹ năng của bản thân để bạn có thể sử dụng và chuẩn bị cho tương lai của mình. Khi có IDP tốt, bạn sẽ biết cách phát triển năng lực chuyên môn và củng cố những điểm yếu bản thân. IDP có thể sử dụng để lập mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Từ đó có thể đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu bạn đặt ra như thế nào.

*

Làm thế nào để xây dựng IDP hiệu quả?

Làm thế nào để xây dựng IDP hiệu quả?

Xây dựng IDP không phải là điều bạn nên làm một mình. Thực tế là bạn cần sự trợ giúp của người quản lý trực tiếp, các thành viên trong đội ngũ làm việc, bạn đồng hành, mentor để đánh giá IDP và hiệu suất hoàn thành mục tiêu của bạn.

Về cốt lõi, kế hoạch IDP phải là một tài liệu đơn giản, tóm tắt sự nghiệp hiện tại và các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Thông tin chính xác có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng mỗi kế hoạch nên thể hiện một số yếu tố sau:

Thể hiện danh sách kỹ năng, kiến ​​thức của bạn.Điểm yếu và nhu cầu phát triển của bạn.Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn.Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bản thân.Chiến lược bạn sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu của mình.

Để đảm bảo rằng mỗi mục tiêu và chiến lược đều thực tế và có thể thực hiện, bạn nên liệt kê thời gian hoàn thành dự kiến. Điều này đặc biệt hữu ích để bạn thiết lập kế hoạch thực hiện IDP của mình. Bạn cũng sẽ muốn xem xét các thay đổi về công nghệ, những nhiệm vụ cần thực hiện và dự báo một số thay đổi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của bản thân.

4 bước bạn cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch phát triển bản thân

1. Nhận diện mục tiêu cá nhân

Bước đầu tiên khi xây dựng IDP là chỉ ra mục tiêu cá nhân trong ngắn hạn và dài hạn. Để làm được điều này, bạn cần xác định động lực và cơ hội nào sẽ giúp bạn thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Đam mê, điều khiến bạn phấn khích sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong việc hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. 

Bạn cần trả lời những câu hỏi như:

Những cơ hội nào giúp bạn hoàn thành kế hoạch?Bạn thấy mình ở đâu trong 6 tháng, 1 năm, 3 năm tới?Bạn chuẩn bị gì để phát triển bản thân trong tương lai?Điều gì khiến bạn hứng thú và có động lực trong công việc?

*

2. Hiểu bản thân

Kế hoạch phát triển bản thân (IDP) chỉ có giá trị khi có sự trung thực. Nếu bạn không biết mình ở vị trí lãnh đạo, quản lý hay nhân viên, bạn không thể chủ động lập kế hoạch cho tương lai của mình. Điều quan trọng là bạn có thể nhận diện các kỹ năng và nhu cầu phát triển của mình. Những thông tin này thể hiện rõ nét điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Từ đó giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho cơ hội việc làm trong tương lai.

Xem thêm: Top 10 Phần Mềm Học Tiếng Anh Qua Bài Hát Cho Bé, Học Tiếng Anh Qua Bài Hát

Hãy ngồi xuống và trò chuyện với mentor, chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của bản để nói về các kỹ năng, kiến thức và những điều bản thân bạn cần cải thiện. Hãy đặt câu hỏi “Tại sao” trước mỗi vấn đề cụ thể. Nếu bạn cảm thấy mình là một trưởng nhóm chưa giỏi, hãy tự hỏi lý do là gì. Sau đó hỏi bản thân làm thế nào để cải thiện điều này.

*

3. Lập kế hoạch cho các mục tiêu và các bước cần hành động

Đừng để các hoạt động brainstorm chỉ dừng lại ở bước 2 và không chuyển sang hành động. Hành động là một trong những yếu tố quan trọng để bạn hoàn thành kế hoạch phát triển bản thân. Kế hoạch của cần có các mục lớn và sắp xếp, chắt lọc thành các bước dễ thực hiện. Phần này là những gì bạn cần làm để đạt mục tiêu của mình. Đã đến lúc đặt các câu hỏi: “Tôi cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình?”. Hoặc “Tôi có thể làm gì để cải thiện điểm yếu của mình?”

Ví dụ: Nếu một trong những mục tiêu của bạn là trở thành nhà quản lý của công ty, thì đây là cơ hội để bạn phác thảo cách thức cần thực hiện. Trong trường hợp đó, một trong những mục tiêu của bạn có thể là nói chuyện với cấp trên về một nhiệm vụ đầy thử thách, cho phép bạn phát triển và thể hiện năng lực. Hay mục tiêu có thể là lãnh đạo một dự án nhóm nhỏ và sau đó là trình bày một dự án mới cho cấp trên.

*

4. Cụ thể hóa

Chìa khóa cho một kế hoạch thành công là sự cụ thể. Đừng chỉ viết: “Tôi muốn trở thành một trưởng nhóm tốt hơn”. Bạn cần đi vào chi tiết và xem xét kế hoạch phát triển khả năng lãnh đạo:

Dành thời gian trò chuyện với nhóm của bạn.Đánh giá hiệu suất và mức độ hoàn thành mục tiêu bạn đặt ra.Tham gia khóa học phát triển năng lực lãnh đạo

Để thực hiện kế hoạch phát triển bản thân, hãy liệt kê từng khoản thời gian để đạt mục tiêu. Ngoài ra, sau khi lập kế hoạch, bạn cần dự báo những rủi ro và phương án xử lý trong trường hợp mọi thứ không theo đúng lộ trình.

Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng

Bước cuối cùng là thực thi kế hoạch của bạn. Khi bạn đã có một IDP hoàn chỉnh, đừng chỉ để đó mà cần phải thực hiện nó. Để làm được điều đó, hãy đảm bảo bạn luôn theo sát kế hoạch trước mặt và đánh dấu hoàn thành mục tiêu sau khi thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tiến trình của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng không quên điều chỉnh kế hoạch theo từng thời điểm cụ thể nếu cần thiết.

Xem thêm: Những Câu Nói Hay Chào Ngày Mới Hay, Ý Nghĩa, Những Stt, Thông Điệp Chào Ngày Mới Hay, Ý Nghĩa

*

Chu trình PCDA gồm 4 bước: Plan (Lập kế hoạch), Do (Thực thi), Check (Đánh giá) và Act (Điều chỉnh). Khi lập IDP, bạn nên sử dụng chu trình này để nêu ra các bước cần thực hiện. Tiếp theo đó bạn sẽ biết mình nên hành động như thế nào, đến những cột mốc nhất định sẽ dừng lại và đánh giá những gì đã làm. Nếu những điều bạn đang thực thi đúng như mục tiêu cuối cùng, hãy tiếp tục thực hiện. Ngược lại, hãy điều chỉnh để biết được bạn nên làm gì tiếp theo.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *