20 Lời Viếng Đám Ma Cảm Động, Câu Chia Buồn Viếng Tang Lễ Ý Nghĩa Hay Nhất

Những Lời chia buồn viếng đám ma cảm động, Câu chia buồn viếng tang lễ ý nghĩa hay nhất, lời phúng viếng đám ma, lời viếng người quá cố, lời viếng chia buồn, tin nhắn chia buồn đám tang, lời chia buồn sâu sắc. Những điều kiêng kỵ trong lễ viếng tang lễ. Giải mã giấc mơ thấy Đám Ma (Đám Tang).

Đang xem: 20 lời viếng đám ma cảm động, câu chia buồn viếng tang lễ ý nghĩa hay nhất

*

#1 – Lời viếng đám tang ý nghĩa, Lời chia buồn chân thành cảm động nhất

Lời chia buồn 1. Thay mặt đoàn thể anh em, tôi xin phép được chia buồn với gia đình. Ai rồi cũng sẽ phải ra đi, mong gia đinh hãy cố gắng vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

Lời chia buồn 2. Cầu mong cho hương hôn …. sẽ về cõi lành. Lẵng hoa này như một lời nhắc nhở rằng, chúng tôi sẽ mãi nhớ về bạn. An nghỉ bạn nhé!

Lời chia buồn 3. Vòng hoa này như một lời chia buồn chân thành nhất chúng tôi muốn gửi đến gia đình. Mong gia đinh vượt qua khó khăn này. Vô cùng thương tiếc.

Lời chia buồn 4. Ai rồi cũng sẽ phải ra đi, chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ những việc làm và nghĩa cử cao đẹp của Anh/Chị/Bạn.. Xin phép gia đinh cho phép chúng tôi được cùng san sẻ nỗi buồn này.

Lời chia buồn 5. Sinh lão bệnh tử, phàm là người ai cũng phải trải qua. Mong cho anh/chị/bạn/cô/chú được siêu thoát và về với cõi lãnh. Xin phép gia đình cho tôi được cùng san sẻ nỗi buồn này!

Lời chia buồn 6. Sinh lão bệnh tử, không ai có thể tránh khỏi. Chị (tên người thân người đã mất) đừng quá đau lòng mà làm ảnh hưởng sức khỏe nha. Em xin chia buồn cùng chị và gia đình, mong chị sớm vượt qua nỗi đau này. Em nghĩ mẹ chị sẽ luôn ở bên dõi theo chị và mong chị sống vui vẻ hạnh phúc.

Lời chia buồn 7. Em ko biết nói gì hơn ngoài câu chia buồn cùng Anh/Chi/Cô/Chú .. kiên cường lên nha , cố gắng Vượt qua nỗi mất mát nàY , mọi người sẽ luôn ở bên Anh/Chi/Cô/Chú ..

Lời chia buồn 8. Em có thể hiểu nỗi đau của chị lúc này. Chân thành gửi tới chị lời chia buồn từ tận đáy lòng.

Lời chia buồn 9. Chị AAA thân mến, Em xin chia buồn với chị cùng gia định. Bây giờ mà em an ủi chị bằng câu ” đừng buồn chị ạ ” thì cũng vô ích thôi bởi trong lúc này không ai không buồn được, không ai không khóc trong tuyệt vọng đươc khi phải xa….Vậy nên em chỉ muốn nói với chị là chị cứ khóc đi lúc chị cảm thấy cô đơn, hụt hẫng.Thời gian sẽ hàn gắn tất cả nhưng sẽ phải mất rất lâu để chị thôi không nhớ mẹ nữa.Cố gắng vượt qua thời gian khó khăn này chị nhớ!!

Lời chia buồn 10. Thành kính chia buồn cùng bác AAA và cầu nguyện cho hương hồn BBB thanh thoát trong cõi diệu lạc của Thế Giới Mới! Thân kính viếng!

Lời chia buồn 11. Xin được chia buồn cùng Bác AAA và gia đình, xin Thắp nén nhang lòng cho BBB được yên nghỉ

Lời chia buồn 12.

 ” Sinh ký tử quy ! ”Kính dâng hương hồn AAA !Thành kính phân ưu với BBB và gia quyến !

#2 – 7 Bài thơ thay lời chia buồn viếng đám ma cảm động

Lời chia buồn bằng thơ số 1:

Ai qua được vòng đời sinh tửMà biết tin vẫn rớt u sầuĐịnh mệnh thế ai biết trước được đâuXin cầu cho hồn an nơi ấy

Lời chia buồn bằng thơ số 2:

Chuyện nhân gian vui buồn điều có .Kiếp nhân sinh như gió thoáng qua .Sinh ra trong một kiếp con người .Sớm ở tối về là lẻ thường thôi …Thật ngon giấc nhé .

Lời chia buồn bằng thơ số 3:

Đời người như chiếc lá thôiHôm qua còn thật rạng ngời đẹp tươi.Hôm nay lá đã xa rờiMột cơn bão tố cuộc đời LÁ tan.Kiếp nhân sinh lắm bẽ bàngNgười đi để lại bàng hoàng cho ai.Niềm vui như gió thoảng bayVèo trôi theo những tháng ngày hắt hiu !

Lời chia buồn bằng thơ số 4:

Bạn ơi! Ai chẳng cóMột chỗ trống trong lòng?Bạn ơi! Ai chẳng cóMột nấm đất ngoài đồngĐể thắp một nén hươngVẩy một giọt nước mắt!Cho người đã ra đi.

Lời chia buồn bằng thơ số 5:

Được tin chị/anh qua đờiChúng tôi đều sửng sốtSửng sốt cả thằng tôiVốn lì với đau xót

Người chép miệng thở dàiNgười rơm rớm nước mắtCó người đã thốt raMột tiếng cười não nuột!

Biết rằng tiếng thở dàiTiếng cười hay tiếng khócCó đem đến lòng anhĐược chút nào ấm áp?

Lời chia buồn bằng thơ số 6:

Đời con người nghĩ sao mà ngắn vậy ?Nhìn phía sau ta đã kịp những gì?Buồn thì nhiều bởi muôn ngả phân lyTa đâu biết được chi mà tránh được ?

Lời chia buồn bằng thơ số 7:

Có một ngày ta tan thành mây nướcChẳng còn chi tồn tại ở trên đờiĐể lại sau mình bao khoảng trống chơi vơiCho tất cả những người ta yêu quý !

1 1

#3 – 10 Lời Chia buồn bằng tiếng anh ý nghĩa

1.My deepest sympathy in your great loss: Xin chia buồn sâu sắc với sự tổn thất của bạn

2.My sympathy goes to you and your husband from the bottom of my heart: Xin chia buồn với bạn và chồng bạn từ tận đáy lòng mình

3.May the knowledge that your friends share your sorrow be a solace to you: Ước gì việc chia sẻ nỗi buồn của bạn sẽ là nguồn an ủi cho bạn

4. I share your loss and send you my deeppest sympathy: Xin chia sẻ sự mất mát của bạn và gửi bạn lời chia buồn sâu sắc.

5.I wish to be among those who are offering sincerest sympathy at this time: mình mong rằng là một trong số những người cảm thông với bạn nhất lúc này

6.Mrs Tam and family acknowledge with gratitude your expression of sympathy: Ba Tám và gia đình xin ghi nhận với lòng biết ơn từ lời chia buồn của bạn

7. I am sorry to hear about your loss : Mình lấy làm tiếc vì sự mất mát của bạn

8. I am here for you if you need anything: Anh sẽ luôn ở bên em nếu em cần bất kỳ điều gì

9. I was heartbroken by this sad news: Trái tim tôi như tam vỡ bởi tin buồn này

10. I was told about it, I flet so sad: Tôi đã biết về chuyện đó, tôi thật sự cảm thấy rất buồn.

#4 – Những Điều Kiêng Kỵ Trong Lễ Tang Không Phải Ai Cũng Biết

Dưới đây là 12 điều kiêng kỵ trong lễ tang mà chúng ta cần phải biết. Những điều này tuy nhỏ những nếu không biết rất dễ sẽ phạm phải.

#1 Kỵ để người đã khuất ở trần

Người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường rất kĩ tính trong nghi thức khâm niệm. Gia đình phải chuẩn bị sẵn quần áo đẹp cho người mất, kỵ để người đã khuất ở trần. Thường thì người già đến một tuổi nào đó hoặc sức khỏe yếu sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm. Áo liệm thường được chuẩn bị theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái… Vì theo quan niệm dân gian, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban phúc cho con cháu. Đặc biệt, áo liệm không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.

Khi thi hài chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm để tỏ lòng thương tiếc. Bên cạnh đó, việc coi giữ này nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là người chết bật dậy để bắt người).

Xem thêm: Cách Gõ Có Dấu Trên Máy Tính Bằng Phần Mềm Unikey, Cách Gõ Tiếng Việt Có Dấu Trên Máy Tính

#3 Kiêng kỵ để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết

Trong quá trình khâm niệm, con cháu cần kiêng không để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết để tránh người đã khuất lưu luyến, ra đi không thanh thản. Người trực tiếp khâm niệm không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm. Do đó, tại một số gia đình, người thân không để vợ, chồng hoặc con cái người đã khuất khâm niệm để tránh nhỏ nước mắt vào thi thể.

#4 Quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu

Theo quan niệm của dân gian, quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Bởi cây liễu không có hạt, sợ đời sau không có người nối dõi. Chất liệu tốt nhất để làm quan tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách.

#5 Kiêng kỵ Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất

Thông thường, các gia đình Việt Nam phải xem ngày, xem giờ và vị trí chôn cất để tránh những điều không may xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau.

*

Dưới đây là một số kiêng kỵ khi chọn vị trí chôn cất:

Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớnKhông chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiếtKhông chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắngKhông chôn trên đỉnh núi cô độcKhông chôn xung quanh đền, chùa, miếuKhông chôn gần nhà tùKhông chôn nơi đồi núi hỗn loạnKhông chôn nơi phong cảnh u sầuKhông chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định.

#6 Kiêng kỵ đi nhanh khi khiêng linh cữu

Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Thậm chí, những người khiêng linh cữu phải cố tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

#7 Kiêng Cấm kỵ sau khi hạ huyệt

Sau khi hạ huyệt người đã khuất, những người đưa tang khi ra về cần tuyệt đối tránh quay đầu lại. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu người đi đưa tang quay đầu lại linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.

#8 Kiêng kỵ khi thờ người mới chết

Những người mới chết thường kiêng không thờ chung tại bàn thờ gia tiên mà lập một bàn thờ riêng chỉ gồm một bát hương, một bộ đài, một vài lọ hoa, bài vị và ảnh thờ. Lập bàn thờ riêng này nhằm thuận tiện cho việc cúng bái hàng ngày và hàng tuần từ sơ thất đến thất thất. Mặt khác, theo quan niệm dân gian, người mới mất thân thể chưa bị phân hủy nên không thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.

#9 Kiêng kỵ Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng

Những gia đình có tang thường đại biểu cho điềm không may nên cần tránh đến thăm bạn bè, họ dàn trong thời gian để tang. Điều này thể hiện rõ nhất trong những ngày Tết. Thông thường, con cái, vợ/chồng của người mới mất hạn chế đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, đặc biệt kiêng đến những gia đình có người bệnh.

#10 Kiêng kỵ động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang

Sau khi chôn cất người đã mất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Sau lễ này, dân gian kiêng không đắp mộ, động cuốc hoặc động thuổng trong vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.

#11 Kiêng kỵ lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ

Việc để tang, kiêng lấy vợ hoặc chồng trong thời gian gia đình có tang nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất. Thời gian để tang theo quan niệm xưa là 3 năm. Nhưng ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu.

#12 Kiêng kỵ để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng

Thông thường, các gia đình thường xem ngày, giờ để cải táng (sang cát). Việc cải táng luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại.

1 1

#5 – Cách thức vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống của người việt nam

1. LẠY tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo.

2. VÁI là đứng (hoặc quỳ), hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái.Thông thường thì Lạy có 3 kiểu: lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn Vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế).

3. Theo người Việt Nam, việc VÁI LẠY không chỉ dành cho khi khi đi dự đám tang, lạy khi cúng tế, lạy Phật ở chùa… mà Vái lạy còn dùng cho người sống nữa. Ngày xưa, chắc các bạn nghe từ “Lạy mẹ con đi lấy chồng”, đọc thơ Nguyễn Du cũng thấy có việc lạy người sống đấy thôi. Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là “lễ”) cha mẹ chồng. Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi.

4. Về cách lạy: người ta chỉ lạy 2 lạy dành cho người sống; lạy 3 lạy dành cho lạy Phật, lạy thần thánh (ví dụ khi cúng đất đai)và lạy 4 lạy để lạy vong (hồn người chết)

5. Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy.

6. Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

7. Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em… của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ…) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố. Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng. Do đó, khi người đi viếng LẠY bao nhiêu LẠY thì phải đáp trả bấy nhiêu LẠY (không nhiều hơn, không ít hơn). Điều này không phải là “trả hết lễ” mà chỉ mang ý nghĩa “đáp lễ một cách đầy đủ”.

Từ khóa tìm kiếm: lời chia buồn đám tang hay nhất, lời chia buồn đám tang hay,viết lời chia buồn đám tang,gửi lời chia buồn đám tang,lời chia buồn hay nhất,lời chia buồn đám tang bằng tiếng anh,lời chia buồn trong đám tang bằng tiếng anh,chia buồn đám tang,những lời chia tay buồn hay nhất,lời chia buồn hay,lời chia buồn tang lễ,chia buồn đám tang bằng tiếng anh,lời chia buồn,lời dẫn chương trình đám cưới hay nhất,chia buồn dam tang.

1 1

#6 – Giải mã giấc mơ thấy đám ma

#7 – 7 Mẫu bài Điếu Văn Tang Lễ, Truy Điệu ý nghĩa nhất

#8 – 18 điều kiêng kỵ trong đám tang tuyệt đối không phạm phải

1. Với những người treo cổ tự tử.

Xem thêm:

Người thân phải chém đứt dây mà không tháo dây vì như vậy mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *