Top 5 Phần Mềm Kiểm Tra Sức Khỏe Ổ Cứng, Tốc Độ Đọc Ghi Tốt Nhất 2022

Kiểm tra sức khỏe ổ cứng là một trong những thao tác người dùng cần thực hiện sau một thời gian sử dụng nhằm giúp laptop luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Sau đây là những cách thực hiện kiểm tra sức khỏe ổ cứng được nhiều người dùng sử dụng. Cùng tham khảo nhé!

1. Cách kiểm tra ổ cứng bằng lệnh WMIC trong CMD

– WMIC là một giao diện dòng lệnh cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ quản trị, bao gồm cả kiểm tra tình trạng ổ cứng. Nó sử dụng tính năng SMART (Công nghệ tự giám sát, phân tích và báo cáo) của đĩa cứng để xem trạng thái và đưa ra những kết luận đơn giản về tình trạng thực của ổ cứng như “OK”, “Pred Fail”, v.v. Nhìn chung, WMIC vẫn là một lệnh cực kỳ cơ bản và cung cấp khá ít thông tin. Nhưng đổi lại nó cho kết quả nhanh chóng và vẫn là một tính năng được tích hợp sẵn của Windows trên laptop, máy tính.

Đang xem: Phần mềm kiểm tra sức khỏe ổ cứng

– Để lệnh kiểm tra ổ cứng bằng WMIC như sau:

+ Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở cửa sổ Run. Tiếp theo, bạn nhập từ khóa “cmd” rồi nhấn “OK” để mở cửa sổ Command Prompt.

+ Bước 2: Tại cửa sổ Command Prompt, bạn gõ lệnh: wmic diskdrive get model, status.

+ Bước 3: Kết quả sẽ trả về “Pred Fail” nếu ổ của bạn sắp hỏng hoặc “OK” nếu nó cho rằng ổ đang hoạt động tốt.

*

2. Tối ưu hóa và chống phân mảnh trong Windows 10

– Các ổ cứng SATA truyền thống đã dần bị những ổ SSD nhanh hơn nhiều “soán ngôi”, nhưng chúng vẫn rất phổ biến và là một cách với chi phí hợp lý để lưu trữ những thứ như hình ảnh, video và các loại file không quá nặng khác. SSD hoạt động hơi khác một chút và mặc dù chúng không bao giờ cần chống phân mảnh (vì việc phân mảnh liên quan đến nơi dữ liệu được lưu trữ trên ổ và đó không phải là một yếu tố cần quan tâm trên SSD), nhưng đôi khi chúng cần được tối ưu hóa.

*

– Nếu bạn cảm thấy ổ cứng không phải SSD của mình bị chậm, thì bạn nên kiểm tra xem nó bị phân mảnh ra sao. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng công cụ chống phân mảnh được tích hợp trong Windows 10: Nhập “defrag” vào menu Start > Truy cập vào “Defragment and Optimise Drives” > sau đó chọn ổ và nhấp vào “Analyse”. Nếu việc phân mảnh được phát hiện, hãy nhấp vào “Optimise” (trước đây được gọi là Defrag) cho ổ đó.

3. Cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng bằng công cụ có sẵn trên Windows

Bước 1: Chạy công cụ Check Disk từ desktop trong Windows thật dễ dàng. Trong File Explorer, bấm chuột phải vào ổ đĩa bạn muốn kiểm tra, rồi chọn “Properties”.

Bước 2: Trong cửa sổ Properties, chuyển sang tab “Tools” và sau đó nhấp vào nút “Check”. Trong Windows 7, nút được đặt tên là “Check now”.

*

Bước 3: Trong Windows 8 và 10, Windows có thể thông báo cho bạn rằng nó không tìm thấy bất kỳ lỗi nào trên ổ đĩa. Bạn vẫn có thể thực hiện quét thủ công bằng cách nhấp vào “Scan driver”. Điều này trước tiên sẽ thực hiện quét mà không cần sửa chữa, vì vậy nó sẽ không khởi động lại PC của bạn tại thời điểm này. Nếu việc quét nhanh ổ đĩa cho thấy bất kỳ sự cố nào, Windows sẽ trình bày tùy chọn đó cho bạn.

*

Bước 4: Sau khi Windows quét ổ đĩa của bạn, nếu không tìm thấy lỗi, bạn có thể chỉ cần nhấp vào “Close”.

4. Kiểm tra BIOS

– Miễn là bạn đang sở hữu một bo mạch chủ tương đối hiện đại, bạn có thể khởi chạy quy trình kiểm tra ổ cứng trong BIOS mà không phải quan tâm tới bất kỳ sự can thiệp khó chịu nào có thể bắt nguồn từ hệ điều hành.

– BIOS (viết tắt của Basic Input/Output System – hệ thống đầu vào/ra cơ bản) là nơi chứa nhiều nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip Firmware của mainboard giúp kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính.

– Để truy cập BIOS, bạn sẽ phải sử dụng đến một vài tổ hợp phím nhất định (tùy theo loại mainboard hoặc dòng máy). Những phím truy cập BIOS phổ biến nhất cho máy tính hiện nay F1, F2, F10, F12, DEL hoặc ESC.

– Khi đã ở trong BIOS, các hướng dẫn chính xác về cách kiểm tra tình trạng ổ cứng sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất bo mạch chủ của bạn. Chẳng hạn trên bo mạch MSI Mortar WiFi B550M này, trong BIOS, bạn có thể điều hướng tới “Settings -> Advanced -> NVME self-test” để kiểm tra tình trạng cụ thể của ổ cứng NVMe của mình.

*

– Bên cạnh đó, trong môi trường BIOS, bạn cũng có thể kiểm tra xem liệu ổ cứng của mình có đang thực sự được PC/bo mạch chủ nhận diện và tương thích tuyệt đối hay không.

– Trên máy tính xách tay Dell và HP, bạn có thể kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng cách truy cập BIOS và tìm kiếm tùy chọn “Diagnostics”.

5. Sử dụng phần mềm kiểm tra ổ cứng SSD, HDD

11 phần mềm sau đây giúp các bạnkiểm tra sức khỏe ổ cứng cực nhanh chóng và tiện lợi như sau:

5.1. Phần mềm Hard disk Sentinel

– Hard Disk Sentinel (HDSentinel) là một phần mềm nổi tiếng về kiểm tra phần cứng bao gồm cả SSD và HDD. Phần mềm có thể giúp người dùng tìm kiếm, kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các lỗi liên quan đến ổ cứng của máy tính.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Đo lường hiệu suất ổ cứng.

+ Nhanh chóng cảnh báo đến người dùng khi ổ cứng gặp trục trặc.

5.2. Phần mềm CrystalDiskMark

CrystalDiskMark là phần mềm ghi lại tốc độ đọc ghi ổ cứng thông qua thực hiện một bài kiểm tra, từ đó giúp bạn so sánh được chất lượng ổ cứng ở thời điểm hiện tại so với lần kiểm tra trước. Phần mềm này có thể dùng để kiểm tra được cả hai ổ cứng SSD và HDD.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Kiểm tra được tất cả ổ cứng.

+ Hiển thị đầy đủ các thông số của ổ cứng.

5.3. Phần mềm Intel Solid State Drive Toolbox

Đây là phần mềm được phát triển bởi ông lớn Intel và được rất nhiều người dùng ưa chuộng, tin dùng. Phần mềm không chỉ kiểm tra, khắc phục lỗi trên ổ cứng SSD, HDD của Intel mà còn có thể dùng được với các ổ cứng của hãng khác.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Quét sơ bộ và quét toàn bộ ổ cứng, xóa an toàn các nội dung lưu trữ trên ổ cứng, cập nhật firmware lên phiên bản mới.

+ Hiển thị chi tiết các thông số của ổ cứng.

Xem thêm: Địa Chỉ Kho Bạc Nhà Nước Hà Nội, Địa Chỉ, Số Điện Thoại Kho Bạc Nhà Nước Hà Nội

5.4. Phần mềm CheckDrive

CheckDrive là phần mềm giúp người dùng tìm kiếm và sửa lỗi trên ổ cứng SSD. Phần mềmkiểm tra sức khỏe ổ cứng có khả năng quét ổ cứng tốc độ cao, không chiếm nhiều tài nguyên máy tính và có thể thu nhỏ trên thanh taskbar giúp bạn dễ dàng sử dụng khi cần thiết.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Theo dõi ổ cứng hoạt động với thời gian thực.

+ Hiển thị thông tin chi tiết ổ cứng.

5.5. Phần mềm SeaTools

SeaTools là công cụ kiểm tra, chẩn đoán và sửa lỗi cho ổ cứng SSD.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Có nhiều bài kiểm tra dành cho ổ cứng.

+ Lưu lại nhật ký kiểm tra.

5.6. Phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính AS SSD Benchmark

Phần mềm AS SSD Benchmark tích hợp nhiều phương pháp, thuật toán tiên tiến giúp bạn kiểm tra và đo lường hiệu suất ổ đĩa SSD giúp kiểm tra sức khỏe ổ cứng nhanh gọn hơn.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Giao diện thân thiện, đơn giản.

+ Đo lường hiệu suất làm việc của ổ đĩa.

5.7. Phần mềm SSD Life

Khác với những phần mềm khác, SSD Life sử dụng thông tin trên các vi mạch lưu trữ dữ liệu để kiểm tra và phân tích tình trạng của ổ đĩa SSD.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Cung cấp báo cáo chi tiết về ổ đĩa sau khi kiểm tra.

+ Ghi lại các lần kiểm tra bằng nhật ký.

5.8. Phần mềm Crystal Disk Info

Crystal Disk Info là phần mềm theo dõi, đánh giá và kiểm tra sức khỏe ổ cứng(chỉ sử dụng được trên các ổ cứng SSD). Phần mềm được nhà phát hành nghiên cứu, nâng cấp và hoạt động hiệu quả trên hầu hết mọi ổ cứng SSD phổ biến hiện nay.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Báo cáo thống kê chi tiết kết quả.

+ Hiển thị thông tin chi tiết về ổ cứng.

5.9. Phần mềm kiểm tra phần cứng laptop HDD Regenerator

Từ tên gọi của phần mềm, bạn có thể thấy được rằng đây là một phần mềm dọn dẹp, sửa lỗi dành cho ổ cứng HDD trên máy tính.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Tìm và sửa lỗi nhanh cho ổ cứng.

+ Bảo vệ dữ liệu.

5.10. Phần mềm HDDScan –Kiểm tra sức khỏe ổ cứng

HDDScan là phần mềm miễn phí giúp chẩn đoán và kiểm tra ổ cứng HDD cho máy tính.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Kiểm tra nhiệt độ ổ cứng.

+ Sao lưu dữ liệu trước khi kiểm tra.

5.11. Phần mềm Victoria

Victoria là phần mềm giúp bạn đánh giá được hiệu suất làm việc, kiểm tra và sửa chữa các vấn đề liên quan đến ổ đĩa HDD.

*

– Tính năng nổi bật:

+ Hỗ trợ tính năng quét bề mặt ổ cứng.

+ Hiển thị chi tiết thông tin ổ cứng.

Xem thêm: Tải Mẫu Đơn Xin Thôi Việc Của Viên Chức Mới Năm 2022, Top 5 Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp Nhất

Với những cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những trải nghiệm hài lòng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *